Bộ phận cơ thể nào của người mắc Covid-19 bị virus Sars-CoV-2 gây tổn thương kinh khủng nhất?
Cho đến nay, dù đã có hơn 3 triệu người mắc nhưng hiểu biết của con người về bệnh Covid-19 vẫn còn rất hạn chế, cả về cơ chế gây bệnh, hướng điều trị cũng như vaccine phòng ngừa.
Virus Sars-CoV-2 chủ yếu thích phổi?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Sars-CoV-2 là một loại betacorona virus, lây truyền từ động vật qua người.
Đây không phải là một loại cúm thông thường. Tất cả các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể đều có thời gian ủ bệnh, sinh sôi cho đến đủ số lượng và tương tác với cơ thể gây ra các triệu chứng. Thường trong giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn virus tăng cao nên khả năng lây lan cao.
Bệnh nhân có thể có triệu chứng như sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn.
Bệnh nhân Covid-19 bị tổn thương phổi nặng nề
Sau dịch SARS, MersCoV, Tổ chức y tế thế giới (WHO) quan sát thấy căn bệnh này thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn: Đầu tiên là xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus; tiếp theo là gây rối loạn hệ miễn dịch (ví dụ hội chứng bão cytokine); và cuối cùng là gây tổn thương phổi và có thể tử vong do suy hô hấp.
TS Nguyễn Hồng Vũ – Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, Hoa Kỳcho biết, hiện nay hầu hết người nhiễm virus Sars-CoV-2 được cho là từ đường hô hấp. Virus này xâm nhập vào mũi và cổ họng vì các tế bào ở nơi đây có nhiều thụ thể trên bề mặt tế bào có tên gọi là ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2, enzyme chuyển đổi angiotensin 2).
Virus Sars-CoV-2 sử dụng protein bề mặt của nó để gắn kết với những thụ thể ACE2 này như cách mà chìa khóa tra vào ổ khóa để mở cửa vào nhà, xâm nhập vào bên trong tế bào vật chủ.
Video đang HOT
Khi vào bên trong, virus chiếm quyền điều khiển của tế bào, sử dụng các vật liệu sẵn có trong tế bào để tạo ra vô số các bản sao của chính nó và xâm chiếm các tế bào mới.
Sars-CoV-2 tấn công phổi như thế nào?
Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus thường nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp, như các hạt nước bắn ra từ việc ho, hắt xì hoặc thậm chí thở, nói chuyện bình thường (đây là lý do mà chúng ta phải sử dụng khẩu trang trong mùa dịch này để bảo vệ người khác và chính mình).
Các triệu chứng có thể có trong thời điểm này là sốt, ho khan, đau họng, mất mùi và vị, hoặc đau đầu và đau cơ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp cũng cho thấy người bệnh không có triệu chứng biểu hiện.
Các bác sĩ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về virus gây bệnh Covid-19
Nếu hệ thống miễn dịch không đánh bại được Sars-CoV-2 trong giai đoạn ban đầu này, thì virus sẽ di chuyển xuống khí quản, nơi có các nhánh mỏng hơn, sâu hơn của hệ hô hấp là phổi, kết thúc là các túi khí nhỏ gọi là phế nang, mỗi nhánh được lót bởi một lớp tế bào cũng rất giàu thụ thể ACE2.
Trong giai đoạn này virus có thể gây các thiệt hại nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến chết người.
Với chức năng thông thường của phổi, oxy đi qua phế nang vào các mao mạch, sau đó oxy được đưa đến phần còn lại của cơ thể. Nhưng khi hệ thống miễn dịch chiến đấu với virus Sars-CoV-2, chính trận chiến này đã làm hư hại hệ thống vận chuyển oxy này.
Các tế bào bạch cầu tiền tuyến nhận biết sự hiện diện của kẻ xâm lược đã giải phóng các phân tử gọi là chemokine, để triệu tập thêm các tế bào miễn dịch khác hỗ trợ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus.
Cuộc chiến của các tế bào miễn dịch tiết ra rất nhiều phân tử cytokine gây viêm (hay còn gọi là cơn bão cytokine) để lại một vô vàn các chất lỏng và tế bào chết, thứ dịch mà chúng ta hay gọi thông thường là “mủ”.
Sự tích tụ mủ trong phổi gây nên bệnh lý cơ bản của viêm phổi, với các triệu chứng tương ứng như ho, sốt, thở gấp, thở cạn. Do vậy, việc cung cấp oxy trong những trường hợp chuyển biến xấu như vậy là rất quan trọng và cho thấy nhiều bệnh nhân khỏi bệnh chỉ nhờ vào sự trợ thở (chứ không phải thuốc).
'Luôn cảnh giác trong dịp nghỉ lễ vì nguy cơ dịch vẫn còn'
Các chuyên gia cảnh báo việc chủ quan, không tuân thủ giãn cách xã hội trong thời gian nghỉ lễ có thể là nguy cơ bùng phát dịch bệnh lớn.
Sáng 30/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận thêm người nhiễm SARS-CoV-2 và tròn 14 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Điều này có thể khiến người dân chủ quan, nhất là trong dịp nghỉ lễ.
Nhiều mối nguy cơ
Thạc sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho rằng nếu nói nước ta không có nguy cơ dịch trong cộng đồng thì không đúng, nhưng khẳng định có nguy cơ lại chưa có bằng chứng rõ ràng. Ở thời điểm này, chúng ta vẫn đối mặt với nhiều mối nguy có thể làm bùng phát dịch bệnh.
Theo bác sĩ Nam, nguy cơ đầu tiên là chúng ta đang chuẩn bị đón nhiều người từ nước ngoài trở về. Đây cũng là đối tượng mắc bệnh chủ yếu tại Việt Nam từ dầu mùa dịch. Trong khi đó, một số ổ dịch tại các nước láng giềng, gần biên giới hiện tại chưa được báo cáo.
Sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, người dân có tâm lý chủ quan, nhiều nơi tụ tập đông người. Ảnh: Phương Lâm.
Nguy cơ thứ hai là virus SARS-CoV-2 đang có nhiều biểu hiện bất thường. Đây là loại virus mới, chúng ta vẫn chưa có những kiến thức rõ ràng về chúng nên việc phòng ngừa, ngăn chặn là khó khăn lớn.
"Trước đây, khi thực hiện giãn cách xã hội, chúng ta làm tốt việc không tụ tập đông người. Tuy nhiên, sau thời gian nới lỏng, tình trạng tụ tập đông người đang bắt đầu trở lại, nhất là các quán nhậu, thậm chí, chưa đến ngày nghỉ chính thức mà các địa điểm du lịch đã rất đông du khách", bác sĩ Nam nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết những ca bệnh ngoài cộng đồng hiện nay có thể là mối nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Việt Nam chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc mới là tín hiệu đáng mừng và có thể tạm yên tâm, nhưng nguy cơ dịch vẫn còn tồn tại.
Về các trường hợp tái dương tính trong thời gian gần đây, bác sĩ Khanh cho biết đa phần virus từ những người này yếu. Toàn bộ người tiếp xúc gần với trường hợp tái dương tính đều âm tính với SARS-CoV-2. Thông báo của Bộ Y tế cũng cho biết virus được nuôi cấy không hoạt động. Người dân không nên chủ quan bởi điều này chứng tỏ virus đang có những diễn biến bất thường.
Cảnh giác cao trong kỳ nghỉ
Bác sĩ Khanh phân tích thêm với kỳ nghỉ lễ dài dịp 30/4 và 1/5 năm nay, trong điều kiện dịch của nước ta đã "cơ bản đẩy lùi", nhiều người dân quyết định đi du lịch, nghỉ ngơi sau thời gian làm việc và giãn cách xã hội.
"Chúng ta cần cảnh giác và xác định có thể vẫn còn người dương tính ngoài cộng đồng và luôn trong tâm thế sẵn sàng, chủ động phòng bệnh. Đặc biệt, chúng ta phải luôn cảnh giác trong dịp nghỉ lễ vì nguy cơ dịch vẫn còn", bác sĩ Khanh nói.
Các chuyên gia cảnh báo người dân nên có biện pháp tự bảo vệ bản thân, đi chơi từng nhóm nhỏ. Ảnh: Việt Linh.
Việc đi chơi, du lịch trong thời điểm này là có thể song bác sĩ Khanh cho rằng người dân không nên tụ tập quá đông, nên du lịch theo nhóm nhỏ, đi cùng những người quen biết, đã hiểu rõ tiền sử dịch tễ và sức khỏe của nhau.
Theo bác sĩ Khanh, trong những chuyến du lịch, chúng ta sẽ không biết được mình có thể tiếp xúc với những ai, tiền sử dịch tễ và y tế của họ như thế nào. Do đó, người dân phải luôn trong tâm thế cảnh giác, tự phòng ngừa cho bản thân và gia đình.
Người dân cũng không nên phân biệt địa phương có nguy cơ và không có nguy cơ. Dù đi đến đâu, người dân cũng phải phòng hộ cá nhân, đồng thời hạn chế đến nơi tập trung đông người, đeo khẩu trang, mũ che giọt bắn và rửa tay thường xuyên.
"Mỗi cá nhân phải tự ý thức phòng chống dịch. Nếu không quyết liệt, dịch bệnh có thể bùng phát trở lại, như thế, công sức suốt thời gian qua của chúng ta có thể đổ sông đổ biển", bác sĩ Khanh nói.
Vắc xin lao mở ra 1 tia hy vọng, BS Việt nhắc không được quên cách phòng Covid-19 quan trọng nhất Theo chuyên gia việc ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 quan trọng nhất vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay... Thử nghiệm vắc xin lao để chống lại virus SARS-CoV-2 Mới đây, theo Bloomberg, Australia đã tiến hành thử nghiệm khả năng BCG (vắc xin lao) giúp tăng sức...