Bố phản ánh về thu chi, con bị nhà trường ‘từ chối giáo dục’, ‘phải nghỉ học’
Vì phụ huynh phản ánh thu chi của trường trên nhóm zalo lớp nhưng khi nhà trường mời lên làm việc lại không hợp tác, một học sinh lớp 12 đã bị Trường THPT Lạc Long Quân, Sóc Sơn, Hà Nội từ chối giáo dục.
Dư luận đang xôn xao trước thông báo số 296/TB-LLQ ngày 25-9-2023 gây nhiều tranh cãi của Trường THPT Lạc Long Quân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Thông báo của Trường THPT Lạc Long Quân, Sóc Sơn
Theo đó, trong thông báo, anh H. – một phụ huynh lớp 12A3 của trường – có ý kiến trong nhóm zalo của lớp (nhóm kín) về chuyện thu chi đầu năm của nhà trường. Cho rằng phụ huynh đã có những lời lẽ làm ảnh hưởng uy tín của nhà trường, Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân đã mời phụ huynh này lên làm việc.
Tuy nhiên, nhà trường đã nhiều lần mời phụ huynh để nghe giải thích về nội dung tin nhắn nhưng không nhận được sự hợp tác. Ngày 7-9, trường tiếp tục cử giáo viên chủ nhiệm đến nhà để trao đổi và chuyển lời mời của ban giám hiệu nhưng phụ huynh H. vẫn không đến làm việc.
Ngày 25-9, Trường THPT Lạc Long Quân tiếp tục gửi thông báo tới phụ huynh và ra ‘tối hậu thư’ nếu phụ huynh này không đến trường làm việc, học sinh sẽ bị nghỉ học.
‘Sau thời gian trên, nếu ông không lên làm việc, nhà trường sẽ từ chối công tác giáo dục đối với học sinh…’ – thông báo có dấu đỏ và chữ ký của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân nêu rõ.
Video đang HOT
Tối 3-10, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3 gọi điện cho gia đình anh H. thông báo con anh chị phải nghỉ học từ 4-10.
Trao đổi với báo chí, anh H. cho hay những vấn đề anh và các phụ huynh trao đổi trong nhóm lớp là những nội dung nhà trường phải có trách nhiệm giải thích để phụ huynh hiểu. Đồng thời, những trao đổi này trong nhóm riêng tư, không có ý xúc phạm nhà trường.
Lý giải việc không đến trường làm việc theo lời mời của trường, anh H. nói rằng mình rất bận, phải đi công tác thường xuyên. Tuy nhiên, khi nhận được thông báo phải lên trường làm việc nếu không con anh sẽ bị cho nghỉ học thì anh vô cùng bức xúc, chính thức từ chối trao đổi với nhà trường.
Nhận định về thông báo gây tranh cãi này của Trường THPT Lạc Long Quân, một chuyên gia giáo dục bày tỏ trong những trường hợp này, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường rất quan trọng.
‘Nếu khi nhận được thông tin về phản hồi của anh H. về thu chi, nhà trường tổ chức gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh lớp 12A3 hay gặp riêng anh H. để giải đáp về các khoản thu chi đầu năm thì vấn đề sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Hiệu trưởng thậm chí có thể gọi điện trao đổi trực tiếp với phụ huynh, thuyết phục anh thu xếp thời gian đến trường trực tiếp trao đổi thay vì gửi thông báo như một ‘tối hậu thư’ dễ gây ức chế’ – chuyên gia giáo dục này bày tỏ quan điểm.
Vị chuyên gia cũng cho rằng trong trường hợp này, học sinh không có lỗi nên hành động ‘ăn miếng trả miếng’, bố không đến thì con nghỉ học là hành động phản giáo dục.
Về phía phụ huynh, chuyên gia giáo dục cũng cho rằng cần có ứng xử phù hợp. Nếu bận không đến làm việc được với trường, phụ huynh có thể nhắn tin, gọi điện thông báo cho giáo viên, nhà trường chứ không thể im lặng không phản hồi, đẩy sự việc rơi vào căng thẳng.
Lạm dụng đổi mới, học sinh quá tải: Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?
Đổi mới phương pháp dạy học là phải giảm tải, tạo hứng thú cho học sinh. Lạm dụng đổi mới phương pháp dạy học sẽ gây áp lực cho học sinh, gây ra phản cảm nặng nề trong việc dạy và học.
Đổi mới phương pháp cần chú ý đến năng lực học sinh P.H
Ứng dụng CNTT vào quản lý giao nhiệm vụ học tập cho học sinh để tránh quá tải
Ngày 4.10, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức họp giao ban với lãnh đạo phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện về chuyên môn bậc trung học. Trong đó có những lưu ý về việc lạm dụng công nghệ gây quá tải với học sinh.
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM, hướng dẫn, các trường học cần phát huy quyền tự chủ trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018. Căn cứ vào mục tiêu của chương trình giáo dục, các tổ chuyên môn xây dựng môn học, trình với hội đồng trường, lấy ý kiến người học để có một kế hoạch nhà trường khoa học và đảm bảo quy trình xây dựng này phải có sự đồng thuận trước khi thực hiện.
Bên cạnh đó, người phụ trách bậc trung học của Sở GD-ĐT cũng lưu ý các trường không nên nhầm lẫn giữa chuyển đổi số với lạm dụng công nghệ. TP.HCM đang trong quá trình xây dựng đô thị thông minh trong đó có giáo dục thông minh cho nên chuyển đổi số để đẩy mạnh khả năng tự học, học theo hướng dẫn từ đó tạo điều kiện cho việc học trực tiếp hiệu quả hơn, có nhiều thời gian trên lớp để phát huy năng lực...
Trước tình huống có một số ý kiến phản ánh việc giáo viên giao nhiệm vụ học tập như làm bài thuyết trình, dự án... cho học sinh mà không hướng dẫn khiến học sinh quá tải, ông Lê Duy Tân lưu ý việc làm này chưa đảm bảo nguyên tắc sư phạm, chưa đúng yêu cầu của nhiệm vụ dạy học. Vì vậy giáo viên không lạm dụng CNTT trong dạy học mà mỗi mỗi ứng dụng được áp dụng vào lớp học, tiết học phải có tính mục đích.
"Đặc biệt ban giám hiệu các trường học cần ứng dụng CNTT vào quản lý việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh tránh việc cô A cũng giao, thầy B cũng giao dồn vào cùng thời điểm. Từ đó mới giúp học sinh học hiệu quả, tránh quá tải vì bài tập, dự án...", ông Tân nói.
Ông Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại họp giao ban chuyên môn B.T
Đổi mới phương pháp dạy học là phải giảm tải
Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao ban, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận thời gian qua có tình trạng giáo viên lạm dụng hình thức thuyết trình trong dạy và học khi đổi mới phương pháp. Môn nào, tiết nào giáo viên cũng bắt học sinh chuẩn bị bài ở nhà để vào lớp thuyết trình. Theo ông Hiếu, đổi mới phương pháp dạy học là phải giảm tải, tạo hứng thú cho học sinh. Lạm dụng các phương pháp đổi mới dạy học sẽ gây áp lực cho học sinh, gây phản cảm nặng nề trong việc dạy và học.
Do vậy, theo ông Hiếu, giáo viên các bộ môn phải có sự phối hợp với nhau, thống nhất bao nhiêu tiết thuyết trình trong 1 tuần, 1 tháng thì vừa sức với học sinh, chứ không lạm dụng.
Bên cạnh đó, ông Hiếu nói thêm, việc chuyển đổi số, ứng dụng CNTT khác với giao bài tập về nhà. Khi nhà trường đổi mới phương pháp dạy học với phương pháp lớp học đảo ngược, sử dụng phần mềm LMS trong quản lý dạy học thì có nội dung giám sát, giao nhiệm vụ, chuẩn bị bài, nghiên cứu bài học khác với giao bài tập về nhà. Học sinh ở nhà cũng phải nghiên cứu, chuẩn bị bài cho tiết học mới và phương pháp mới song cần phải vừa sức.
Lương giáo viên tiểu học: 200 hay 25 nghìn đồng/giờ? Theo tính toán của độc giả gửi về VietNamNet, có giáo viên tiểu học lương chỉ 25 nghìn đồng/giờ nhưng cũng có giáo viên thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Bài viết Phép tính gây 'sốc': Lương giáo viên tiểu học gần 200 nghìn đồng/giờ đã nhập được hàng trăm bình luận của độc giả. Trong đó, nhiều ý kiến "chê"...