Bỏ Pascal, học sinh lớp 11 sẽ được dạy Python
Sau nhiều năm đưa vào giảng dạy, Pascal sẽ bị loại bỏ khỏi chương trình Tin học phổ thông vì lạc hậu, không còn phổ biến.
Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Tin học đối với bậc THCS và THPT từ năm học 2020-2021. Đáng chú ý là chương trình lớp 11 với nội dung giảng dạy chủ yếu liên quan đến ngôn ngữ lập trình Pascal bị lược bỏ khá nhiều.
Theo Bộ GD&ĐT, sách giáo khoa (SGK) Tin học 11 trình bày những yếu tố đặc trưng riêng về Pascal quá sâu, không cần thiết, gây quá tải cho dạy và học. Ngoài ra, một số nội dung về Pascal mang nặng tính lý thuyết và vượt chuẩn kiến thức kĩ năng (KTKN).
Việc điều chỉnh nội dung giảng dạy môn Tin học 11 tập trung thay đổi những nội dung vượt quá chuẩn KTKN, không ảnh hưởng nhiều đến mục đích chính của môn học là Lập trình và Ngôn ngữ lập trình bậc cao, như xác định trong chương trình Tin học 11 năm 2006.
Hướng dẫn cũng loại bỏ những nội dung đi sâu vào chi tiết của Pascal do một số nội dung không phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lý của học sinh. Ngoài ra, ngôn ngữ Pascal hiện đã lạc hậu, không còn thông dụng.
Trên tinh thần loại bỏ Pascal khỏi chương trình Tin học 11, Bộ GD&ĐT cho biết cơ sở giáo dục có thể lựa chọn giảng dạy các ngôn ngữ lập trình có tính cập nhật, hiện đại, được dạy trong trường phổ thông nhiều nước như Python, C, C …
Video đang HOT
Theo hướng dẫn, các phần lý thuyết, thực hành của môn Tin học 11 sau khi điều chỉnh sẽ dựa trên ngôn ngữ lập trình do trường lựa chọn giảng dạy.
Bộ GD&ĐT cho rằng ngôn ngữ lập trình Pascal đã lỗi thời, không còn thông dụng. Ảnh: Wikipedia.
Đối với bậc THCS, chương trình Tin học lớp 8 cũng giới thiệu về cấu trúc lập trình cơ bản, được SGK minh họa bằng ngôn ngữ Pascal. Theo hướng dẫn mới, các trường sẽ lựa chọn ngôn ngữ lập trình khác để minh họa cho bài học.
Học sinh lớp 11 sẽ được học Python, C thay cho Pascal.
Xuất hiện từ năm 1990, Python đang là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng rộng rãi. Theo GitHub, Python là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ 2 trong năm 2019. Không chỉ dễ làm quen, Python còn được sử dụng trên nhiều hệ thống hiện đại tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và phân tích dữ liệu.
Trong khi đó, C và C là một trong những ngôn ngữ lập trình lâu đời nhất khi được tạo ra từ những năm 1970. Nhiều ngôn ngữ lập trình như PHP, Java hay JavaScript có nhiều điểm tương đồng với C. Theo Business Insider, C cũng được phát triển dựa trên C, là ngôn ngữ lập trình cốt lõi trong nhiều hệ điều hành, trình duyệt và trò chơi phổ biến.
Học sinh lớp 11 phát hiện lỗi cho điện thoại VSmart
Cao Bảo Nguyên, học sinh lớp 11 trường Bắc Duyên Hà, Thái Bình, đã phát hiện được 40 lỗi trên hệ điều hành VOS 3.0 Beta và được VinSmart trao thưởng.
Bảo Nguyên là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam trải nghiệm phiên bản Beta của hệ điều hành VOS 3.0 trong chương trình đăng ký trải nghiệm của VinSmart hồi tháng 4. Điện thoại cậu dùng là Vsmart Live, được bố tặng dịp sinh nhật.
Trong 3 tháng dùng thử VOS 3.0, Nguyên đã phát hiện gần 40 lỗi. Với mỗi lỗi, cậu cẩn thận chụp ảnh hoặc quay phim màn hình, viết mô tả và gửi cho hãng. Nguyên cho biết có những vấn đề cậu nêu ra được hãng sửa luôn, như ứng dụng camera hoạt động chập chờn. Nhưng có một số lỗi nhỏ, chẳng hạn thanh điều hướng lẹm vào video khi xem thì chưa được khắc phục.
Ngoài ra, do là bản beta nên hệ điều hành VOS 3.0 hoạt động chưa ổn định. Có lần Nguyên cần truy cập vào ứng dụng Tệp để gửi file log lỗi thì không được. Nguyên phải tự khắc phục bằng cách cài một ứng dụng từ bên thứ ba để xem.
Ngày 21/7, Nguyên bất ngờ nhận được Chứng nhận đạt giải trong Hành trình Trải nghiệm Hệ điều hành VOS Beta 3.0 của công ty VinSmart và phần thưởng là một điện thoại Vsmart Star 3. Cậu chia sẻ niềm vui này với cộng đồng người dùng điện thoại Vsmart và nhận được gần 1.000 lượt thích và hơn 150 lời động viên.
Cao Bảo Nguyên (bên trái) nhận Giấy chứng nhận cho người đạt giải trong chương trình Trải nghiệm hệ điều hành của Vsmart, ngày 21/7, tại nhà cậu ở Thái Bình.
Anh Nguyễn Văn Vinh, quản trị viên Cộng đồng người dùng điện thoại Vsmart tại Việt Nam, cho biết chương trình Dùng thử hệ điều hành mới của Vsmart đã có từ lâu, nhưng đến phiên bản VOS 3.0 beta vừa qua, lượng người đăng ký dùng thử tăng đột biến. Phiên bản VOS 3.0 beta cho mẫu Live, ban đầu dự kiến cho khoảng 200 người trải nghiệm, nhưng hai tiếng sau khi mở đăng ký đã hết suất. Ban tổ chức quyết định mở thêm và số người trải nghiệm nhanh chóng đạt 1 nghìn người.
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ khách hàng Vsmart, chương trình diễn ra trong 3 tháng, ghi nhận 2.082 lượt người tham gia. Hãng cũng ghi nhận hơn 6 nghìn ý kiến đóng góp, báo lỗi từ chương trình này.
Ông Trần Minh Trung, Phó tổng Giám đốc công ty VinSmart, chia sẻ: "Nhiều VFans gửi ý kiến 'mắng' té tát, đọc rát hết cả mặt, nhưng đó lại là những ý kiến đóng góp rất giá trị, giúp VinSmart nhìn ra khiếm khuyết để hoàn thiện sản phẩm của mình".
Trên thế giới, Apple, Google liên tục có những chương trình cho người dùng sử dụng thử các phiên bản Beta của hệ điều hành mới, nhằm "nhờ" cộng đồng phát hiện ra lỗi hoặc góp ý tính năng, trước khi tung ra chính thức. Tại Việt Nam, Bkav cũng từng tổ chức chương trình "dạy tiếng Việt cho Bphone" hồi đầu năm nay và tặng tiền cho những người đóng góp giọng nói để "dạy" AI.
VOS 3.0 là phiên bản thứ 3 của hệ điều hành VOS do VinSmart phát triển cho các smartphone của mình và đã được phát hành chính thức từ đầu tháng 7. Hệ điều hành mới được phát triển trên nền tảng Android 10 với nhiều thay đổi trong giao diện, thao tác. Smartphone dùng VOS 3.0 sẽ có một số tính năng mới, như Không gian riêng tư, Đảo lộn mã PIN, khóa/ẩn ứng dụng bằng App Locker, ứng dụng Vsmart Info cung cấp thông tin thời tiết, chỉ số ô nhiễm không khí...
Nvidia thách thức AMD và Intel bằng GeForce MX450 Nvidia thông báo đã đưa thế hệ kế nhiệm dựa trên kiến trúc Turing thay thế cho GeForce MX300 cũ vốn dựa trên kiến trúc Pascal, nhằm cạnh tranh trực diện với AMD và Intel. Dòng card MX400 của 'đội xanh' hứa hẹn sẽ ra mắt vào dịp cuối năm Theo thông tin đánh giá 3DMark từ chuyên gia phần cứng @_rogame, thế...