“Bố ơi, đừng hút thuốc lá nữa, con khó thở quá!”
Trước những lời nói của con, người cha nhiều lúc sẽ đi ra ngoài hút rồi mới trở vào, nhưng cũng có nhiều lúc, cha vẫn ngồi trong phòng “phì phò” thuốc.
Hút thuốc lá thụ động là một khái niệm không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Hút thuốc lá thụ động gây ra những hậu quả nguy hiểm và đáng sợ hơn rất nhiều so với người trực tiếp hút thuốc. Trẻ nhỏ với sức khỏe và đề kháng yếu ớt là một trong những nạn nhân gánh hậu quả nặng nề nhất trong câu chuyện này.
Liên quan đến vấn đề này, gần đây, câu chuyện về một bé gái Tiên Tiên (8 tuổi) đến từ Tế Ninh, Sơn Đông gây xôn xao. Cụ thể, mẹ cô bé cho biết một ngày nọ, cô bé bỗng nhiên ho liên tục, hay bị tức ngực và khó thở, đôi khi ho ra đờm có lẫn máu.
Tiên Tiên ho liên tục, ra đờm lẫn máu và bị khó thở. (Ảnh minh họa)
Lúc đầu, cả cha mẹ khá chủ quan, cho rằng đó chỉ là những triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, tình hình ngày một nặng hơn, cha mẹ Tiên Tiên mới bắt đầu cảm thấy lo lắng và đưa cô bé đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả khiến gia đình bất ngờ: Tiên Tiên bị ung thư phổi giai đoạn cuối, có nước trong khoang ngực, tế bào ung thư di căn.
Người mẹ lúc đó mới nhớ lại, trước giờ, cha cô bé có thói quen hút 2-3 điếu thuốc lá mỗi ngày. Mỗi lần người cha hút thuốc, Tiên Tiên đều rất khó chịu và bảo “Bố ơi, đừng hút thuốc lá nữa. Con khó thở quá!”. Trước những lời nói của con, người cha nhiều lúc sẽ đi ra ngoài hút rồi mới trở vào, nhưng cũng có nhiều lúc, cha vẫn ngồi trong phòng “phì phò” thuốc vì cứ nghĩ do cô bé còn nhỏ nên cơ thể còn nhạy cảm với khói thuốc lá thôi chứ không phải là một điều gì quá to tát.
Nhiều lúc, người cha vẫn ngồi trong phòng “phì phò” thuốc trước mặt con. (Ảnh minh họa)
Trước câu chuyện của gia đình cô bé Tiên Tiên, nhiều người không khỏi bức xúc và chỉ trích cha mẹ của em thật vô tâm khi bỏ qua những lời nói và cảm nhận của con. Giờ hậu quả đã đến nước này, tất cả đều do cha mẹ cô bé gây ra cho chính con mình.
Không còn nghi ngờ gì nữa về những hậu quả vô cùng nặng nề mà việc hút thuốc lá thụ động gây ra cho sức khỏe của trẻ. Nếu biết được những tác hại của khói thuốc lá đến trẻ em, cha mẹ nào thương con chắc chắn sẽ dừng việc hút thuốc lá lại ngay lập tức.
Viêm phế quản
Khói thuốc lá khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi… Trong 2 năm đầu đời, nếu tiếp xúc quá nhiều với khói thuốc, phổi của trẻ có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra nhiều chứng bệnh.
Video đang HOT
Hen suyễn là một trong những căn bệnh rất khó chữa bệnh, cần phải uống thuốc và điều trị trong thời gian dài và có thể gây ra nhiều biến chứng trong tương lai.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ nhỏ rất dễ bị hen suyễn nếu chúng tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Vì vậy, để tránh khỏi căn bệnh mãn tính này, cha mẹ nên cố gắng hạn chế cho con hít phải khói thuốc.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và gây sâu răng
Tạp chí Nhi khoa Châu Âu đã tiến hành một cuộc quan sát so sánh giữa trẻ em 5 tuổi tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài với trẻ sống trong môi trường không khói thuốc. Răng của trẻ tiếp xúc với khói thuốc có tốc độ phát triển chậm hơn.
Nguyên nhân chính là do nicotin trong khói thuốc làm co mạch máu và cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng nên dẫn đến thiếu răng, mất răng.
Ngoài ra, khói thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến nước bọt, làm giảm sản xuất và hiệu quả của nước bọt, do đó làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ em.
Ảnh hưởng đến thính giác và gây ra viêm tai giữa
Trẻ em “hút thuốc lá thụ động” có nguy cơ bị viêm tai giữa cao hơn 35%. Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng: nguy cơ mất thính lực của thanh thiếu niên hút thuốc thụ động cao gấp đôi so với trẻ ít tiếp xúc với khói thuốc.
Trên thực tế, khiếm thính nhẹ mặc dù rất khó phát hiện (người bệnh vẫn có thể nghe được) có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội của trẻ, thậm chí khiến trẻ khó hiểu lời thầy cô dạy và dần mất hứng thú học tập.
Nguy cơ mắc các bệnh ác tính cao
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khói thuốc có liên quan mật thiết đến các bệnh ác tính như ung thư ở trẻ em, bệnh bạch cầu và khối u gan. Ngoài ra, trẻ em lớn lên trong môi trường khói thuốc lâu ngày sẽ tăng 25% -30% nguy cơ mắc bệnh tim, nguy cơ đột quỵ và ung thư gan tăng 20% -30%.
ối phó với "tác dụng phụ" sau bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, gây ung thư phổi và các bệnh khác. Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá.
Tuy nhiên, ở một số người, sau khi bỏ thuốc có nhiều thay đổi khó chịu về thể chất, tinh thần khiến họ dễ hút thuốc trở lại.
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó hơn 40 loại có thể gây ung thư, các bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa..., đặc biệt phải kể đến hắc ín, nicotin, CO. Dù hút thuốc là trực tiếp hay thụ động đều có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý trên nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Vì vậy, từ bỏ thuốc lá chính là bảo vệ sức khỏe của bản thân và người xung quanh.
Tuy nhiên, những người hút thuốc lá lâu năm, có quá trình tiếp xúc lâu dài với nicotin làm cho hoạt động của não bộ bị lệ thuộc, khi cai thuốc, thiếu nicotin trong máu, cơ thể sẽ biểu hiện khó chịu thường được gọi là "hội chứng cai thuốc lá". Các triệu chứng phổ biến như thèm thuốc, mất ngủ, uể oải mệt mỏi, khó tập trung, tăng cân... Nhưng điều làm một số người lo lắng là họ cảm thấy bỏ thuốc khiến họ "bệnh" hơn như khó thở, tức ngực, ho, nghẹt mũi...
Nguyên nhân gây khó thở sau khi bỏ hút thuốc
Ngay khi ngừng hút thuốc lá, cơ thể sẽ bắt đầu tự sửa chữa các mô bị hư hại, tổn thương bằng cách loại bỏ các hóa chất và độc tố tích tụ trong thời gian hút thuốc. Trong giai đoạn này, bạn có thể gặp các triệu chứng tương tự cúm (đau họng, nghẹt mũi, ho khạc ra đờm), đó là nỗ lực của cơ thể để thanh lọc chất độc khỏi hệ hô hấp. Hút thuốc tích tụ độc chất trên lông mao trong phổi.
Môi trường không hút thuốc sẽ giúp làm sạch và kích hoạt lại lông mao, những cơn ho là một phần của quá trình làm sạch này. Tùy thuộc vào "khối lượng độc chất" trong phổi, các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày đến vài tháng. Bên cạnh biểu hiện ho, có thể bạn cũng bị cảm giác tức ngực và khó thở. Các nguyên nhân khác gây khó thở khi ngừng hút thuốc bao gồm:
Tăng cảm giác căng thẳng, lo âu. Điều này đặc biệt đúng với những người từng hút thuốc lá như một hình thức thư giãn. Căng thẳng, lo âu khiến người ta cảm thấy khó thở.
Hình ảnh phổi của người hút thuốc lá trên phim Xquang
Thở nông hơn. Khi hút thuốc lá buộc bạn thở chậm và sâu, sau khi bỏ hút thuốc, bạn ít khi có "cơ hội thở hít sâu" như thế nên bạn có "cảm giác" khó thở (hơi thở nông hơn) là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế thì chính quá trình hút thuốc lá khiến những người hút thuốc lá có thể tích thở ra gắng sức (FEV) giảm rất nhanh. Giảm FEV làm cho người hút thuốc lá lâu dài thở hơi ngắn và khó thở.
Một số triệu chứng do phổi hay đường dẫn khí nhạy cảm có thể xuất hiện sau ngừng hút thuốc. Ví dụ, ở những người phổi nhạy cảm đã quen với tình trạng trong phổi phủ một lớp "hắc ín" từ khói thuốc lá. Khi mô phổi thanh lọc hết hắc ín và tiếp xúc với các hạt không khí bình thường, có bụi, có thể có cả phấn hoa và các yếu tố khác thì phản ứng ho và khó thở có thể xảy ra.
Các triệu chứng trên nếu có nhưng khó thở không kéo dài và không dẫn tới các triệu chứng khác như da nhợt nhạt, tái xanh (biểu hiện cơ thể không nhận đủ oxy) thì bạn vẫn ổn.
Đối phó với "tác dụng phụ" khác
Bên cạnh khó thở, cần đối phó với một số "tác dụng phụ" không mong muốn khác có thể gặp sau khi bỏ hút thuốc.
Tâm trạng chán nản: Trầm cảm là tác dụng phụ phổ biến của việc cai nicotine. Nếu trầm cảm trở nên quá nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì trầm cảm kéo dài có thể dễ dàng dẫn đến cám dỗ hút thuốc trở lại.
Mất ngủ: Đây là một triệu chứng cai nghiện phổ biến khác. Để ngủ ngon hơn, tránh dùng caffeine, hãy tập thể dục thường xuyên và thử các bài tập thở sâu trước khi đi ngủ.
Khó chịu, bực bội hoặc tức giận: Gần như ngay lập tức sau khi bạn ngừng hút thuốc, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn rất dễ bực mình hoặc khó chịu. Cảm giác khó chịu này sẽ sớm qua khi cơ thể tự điều chỉnh. Bài tập thư giãn có thể mang lại hiệu quả.
Lo lắng: Nhiều người hút thuốc để giảm căng thẳng. Khi thói quen đối phó này không còn nữa, căng thẳng và lo lắng có thể tích tụ. Tìm thói quen giảm căng thẳng thay thế như nghe nhạc thư giãn, thưởng thức những điều yêu thích hoặc trò chuyện với bạn bè.
Khó tập trung: Đây là một tác dụng phụ khác của việc cai thuốc, nhưng nó sẽ sớm qua đi. Hãy cho bản thân thêm một chút thời gian để hoàn thành công việc trong khi bạn làm quen với cuộc sống không có nicotine.
Tăng cân: Khi cai thuốc lá, nguồn cung nicotin giảm dẫn đến giảm tiêu thụ năng lượng, tăng tiết insuline, giảm hoạt hóa men lipoproteine lipase, do đó làm tăng tổng hợp và dự trữ mỡ. Ngoài ra, các đầu dây thần kinh vị giác và khứu giác sau khi cai thuốc nhạy cảm hơn, người cai thuốc sẽ cảm thấy thức ăn ngon hơn và ăn nhiều hơn.
Đối với người nghiện thuốc lá nặng, khi cai, năng lượng dư thừa mỗi ngày sẽ từ 400 - 500kcal và như thế chỉ sau vài tuần cai thuốc lá, cân nặng sẽ tăng nhanh từ 3 - 4kg. Vì vậy, ngoài những thay đổi trong thói quen ăn uống, một số người khi cai thuốc có thể bị rối loạn hành vi ăn uống, có những cơn thèm ăn mãnh liệt, đặc biệt thèm ngọt (do tăng tiết insuline gây hạ đường huyết, giảm serotonine ở não). Để chống lại điều này, hãy thử nhai kẹo cao su nicotine, tránh thực phẩm nhiều calo, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Táo bón: Nếu bạn bị táo bón sau khi ngừng hút thuốc, bạn cần chế độ ăn nhiều chất xơ và giữ cho cơ thể luôn đủ nước, tập thể dục.
Nhức đầu: Có thể thấy đau đầu sau khi bỏ hút thuốc. Để giúp giảm đau, có thể dùng thuốc. Nếu những cơn đau đầu không thể chịu đựng được, đừng ngần ngại xin tư vấn bác sĩ.
Thuốc lá điện tử 'tấn công' người trẻ Ngày 26/5 là ngày mở đầu của "Tuần lễ quốc gia không khói thuốc". Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, có 13 triệu người Việt hút thuốc lá và bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, có khoảng 20 triệu người nữa bị ảnh hưởng bởi hút thuốc lá thụ động. Tại Việt...