Bò nướng lụi chấm muối kiến vàng
Thịt bò với bạn không lạ. Muối kiến vàng có thể bạn đã nếm qua.
Nhưng để thưởng thức món thịt đùi bò vàng nướng lụi chấm muối kiến vàng theo đúng phong cách người Ê Đê, Ba Na hay Chăm H’Roi ở Phú Yên có thể hiếm khi bạn có dịp.
Thịt đùi bò vàng nướng lụi chấm muối kiến vàng
Bạn sẽ được thưởng thức món dân dã nhưng ngất ngây ấy khi buôn làng có lễ hội như Tết lúa mới, Tết bến nước… Trước ngày tổ chức tết chung, trai làng thường kéo nhau lên rừng đốt tổ kiến vàng. Kiến được lấy cả kiến chúa, kiến thợ, kiến lính, trứng, rồi được rang qua lửa cho cháy hết chân, càng, sau đó giã chung với muối hạt và ớt. Tỉ lệ thường theo nhu cầu của thực khách, nhưng ăn theo kiểu người bản địa tỉ lệ sẽ là 3 kiến, 1 muối, 1 ớt. Nếu kiến nhiều sẽ bị chua nhưng ít sẽ bị mặn.
Bò vàng sau khi thui, thực khách sẽ tự xẻo từng miếng để nướng và thưởng thức
Bò được chọn phải là bò vàng, nuôi theo hình thức thả rông. Bò không lớn con, nhưng thịt chắc và thơm. Bốn đùi bò sẽ được trui qua lửa rơm cho vàng rộm, thơm lừng rồi mới được treo ngược quanh đống lửa lớn.
Bò gác bếp cũng là món ăn của người dân vùng cao
Video đang HOT
Trên mỗi đùi bò có găm sẵn vài con dao con. Tùy khách thích ăn tái hay chín mà sẽ tự tay xẻo 1 miếng thịt và tự ghim thịt để nướng. Cây ghim cũng được chọn từ trước, thường là cây dủ dẻ để vỏ, thịt cây khi đốt nóng sẽ tỏa ra hương thơm, bám vào thịt bò cho thêm ngon. Cây ghim phải là cây dài đến hơn mét để tránh nóng cho thực khách khi được nướng trên đống lửa lớn. Có điều khách lạ nên nhớ chỉ được ghim từng miếng thịt để nướng và chỉ được nướng khi đã ăn xong miếng trước. Người vùng cao không câu nệ chuyện ăn ít hay nhiều nhưng nếu bạn ghim nhiều miếng thịt cùng lúc để nướng thì trong cái nhìn của người bản địa, có thể bạn là người tham ăn.
Muối kiến vàng không được dâng trên chén, bát mà được bày trên các tàu lá chuối quanh đống lửa. Thịt bò vàng tươi vừa được nướng lên, nóng hổi, vừa thơm vừa ngọt chấm vào muối kiến vàng vừa chua, vừa cay, vừa mặn, được đưa đẩy bởi men rượu cần thơm nồng. Đơn sơ vậy thôi mà lại cho người ta cái cảm giác vừa dân dã, nguyên sơ như núi rừng nhưng lại vừa như đi đến cái tận cùng của ẩm thực Việt.
Muối kiến vàng làm từ gì? Cách làm muối kiến vàng chuẩn Gia Lai
Muối kiến vàng có lẽ là món còn khá mới lạ với nhiều người. Giờ bạn hãy cùng tìm hiểu xem muối kiến vàng làm từ gì cũng như cách làm muối kiến vàng chuẩn Gia Lai ngay nhé.
Kiến vàng hẳn không còn xa lạ với nhiều người, nhất là người dân ở vùng miền núi. Các bạn biết không, kiến vàng vẫn chỉ mãi là kiến vàng nếu không biết cách chế biến. Song ngược lại, với một chút biến tấu khéo léo, kiến vàng lại "hóa thành" đặc sản khiến bao người say mê.
Trong đó, không thể không nhắc đến muối kiến vàng. Đây có thể là món ăn còn khá mới mẻ với không ít người, nhất là người vùng đồng bằng. Để hiểu rõ hơn về loại muối đặc sản này cũng như cách chế biến chúng, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé.
1 Muối kiến vàng làm từ gì?
Muối kiến vàng là một trong những đặc sản trứ danh của Phú Yên và vùng đất cao nguyên nhất là Gia Lai. Đúng như tên gọi, đây là loại muối được chế biến từ kiến vàng (loại kiến thân màu vàng, chân cao và thường làm tổ trên cây) cùng một vài gia vị khác như: Muối, ớt, lá then len,...
Muối kiến vàng đã có từ khá lâu rồi. Bên cạnh vị mặn thông thường, loại muối này còn có vị chua chua pha lẫn chút beo béo, nồng nồng do dịch chua tiết ra nơi bụng kiến. Nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng ấy nên hiện nay, chúng đã được nhiều người biết đến và ưa chuộng.
2 Cách làm muối kiến vàng chuẩn Gia Lai
Nguyên liệu làm muối kiến vàng chuẩn Gia Lai
Kiến vàng (số lượng tùy thích)
Ớt tươi (tùy khẩu vị)
Một vài lá then len (nếu có)
Gia vị: Muối, bột ngọt.
Dụng cụ: Một thau nước nóng, cối giã/chày.
Lưu ý: Bạn hãy thử tìm mua lá then len ở các cửa hàng chuyên bán đồ vùng cao nguyên nhé. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Nam thì khả năng mua được không cao. Do đó, bạn có thể không dùng loại lá này cũng được nha.
Cách làm muối kiến vàng chuẩn Gia Lai
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn hãy ra vườn và tìm tổ kiến vàng (nên chọn tổ có kiến vừa to, vừa vàng và bụng căng mọng thì muối sẽ ngon hơn nhé).
Sau đó, bạn cắt nhánh cây có tổ kiến, rồi lập tức cho ngay vào thau. Rung nhẹ cây cho kiến và trứng kiến rớt vào nước nóng để kiến chết. Xong thì bạn bỏ nhánh cây đi và vớt kiến ra, để cho ráo bớt nước.
Bước 2: Rang kiến vàng
Bạn đun nóng chảo, rồi cho kiến và trứng kiến vào đảo đều đến khi chúng khô lại, có mùi thơm là được.
Bước 3: Hoàn thành muối kiến vàng
Bạn cho kiến, trứng kiến vừa rang cùng một ít muối, một chút bột ngọt, vài lá then len (nếu có) và vài trái ớt tươi vào cối. Sau đó, bạn giã thật đều tay đến khi hỗn hợp nhuyễn là được. Vậy là xong rồi nè.
Thành phẩm
Muối kiến vàng sở hữu phong vị vô cùng đặc trưng và độc đáo. Muối có vị chua chua, beo béo mới lạ của kiến và trứng kiến hòa quyện trong vị mằn mặn của muối, chút cay nồng từ ớt. Ngoài ra, bạn có thể dùng muối này để ăn kèm với trái cây, cơm nóng, thịt luộc, bò một nắng nướng,... Phải nói là rất kích thích vị giác đấy.
Muối kiến vàng Gia Lai. Muối kiến vàng có vị chua chua, nồng nồng, béo béo, ngọt ngọt, cay cay rất hấp dẫn. Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Gia Lai. Muối kiến vàng là muối được làm từ con kiến vàng. Kiến, một con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao: đạm từ 42-67%, có 28 loại...