Bộ Nông nghiệp đề nghị xử lý nghiêm việc đăng thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi
Bộ NN&PTNT vừa có công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin chính sách về diễn biến dịch tả lợn châu Phi và xử lý nghiêm những trường hợp thông tin sai sự thật.
Theo Cục Thú y, tính đến 17h ngày 7/3, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên và Thái Nguyên).
Lợi dụng thông tin trên, những ngày gần đây, nhiều tài khoản Facebook đã đưa thông tin và hình ảnh sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi như kêu gọi mọi người “tẩy chay” thịt lợn về có thể lây sang người.
Ngày 8/3, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã ký văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề đề nghị xử lý những thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi.
Bộ Nông nghiệp đề nghị xử lý nghiêm việc đăng thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi.
Nội dung công văng nêu rõ, fanpae có tên “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đưa thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi “tẩy chay” thịt lợn vì có thể lây sang người.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua xác minh, kiểm tra, những hình ảnh trên fanpage này là “lấy lại từ nhiều báo điện tử; cụ thể đây là hình ảnh về bệnh sán dây ở lợn xảy ra tại Bình Phước vào tháng 11/2018″; đồng thời theo các nhà khoa học “Dịch tả lợn châu Phi cũng không lây sang người”…Đây là fanpage chính thức của cửa hàng thời trang Mami và được chia sẻ với hàng trăm tài khoản Facebook khác.
Để công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đạt hiệu quả, đúng yêu cầu, vừa bảo vệ sản xuất, vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thịt lợn an toàn, Bộ NN&PTNT kính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông: Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội.
Nguyễn Dương
Theo Dân trí
Về tin đồn không ăn thịt lợn: Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người
Ngay khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở nhiều tỉnh, thành, trên các diễn đàn, mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin, hình ảnh gây hoang mang: Ăn thịt lợn bị dịch tả lợn châu Phi có thể bị lây sang người. Theo các chuyên gia, điều này hoàn toàn không đúng sự thật, có thể ảnh hưởng đến người chăn nuôi.
Cụ thể, trên trang FB có tên Trang Thao Mandy xuất hiện hình ảnh hai bệnh nhân bị xuất huyết dưới da kèm theo status kêu gọi mọi người không nên ăn thịt lợn ở thời điểm này do dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người.
Thực tế, đây là những biểu hiện của bệnh liên cầu khuẩn do người bệnh đã sử dụng thịt lợn sống, tiết canh chưa qua nấu chín.
Việc chia sẻ, tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật. Trong ảnh: Hình ảnh một chia sẻ trên mạng xã hội không chính xác về dịch tả lợn châu Phi, gây hoang mang dư luận.
Điều đáng lo ngại là, sau đó, tốc độ chia sẻ, lan truyền status này nhanh đến chóng mặt với hơn 40.000 lượt chia sẻ cùng hàng nghìn lượt comment, trong khi một số người khẳng định đây là chiêu "câu" like, tung tin thất thiệt thì cũng có nhiều người tỏ ra sợ hãi, kêu gọi mọi người tạm ngừng sử dụng thịt heo.
Tại các chợ dân sinh, rất nhiều bà nội trợ cũng tỏ ra lo ngại khi dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát và hoang mang không biết dịch này có lây sang người hay không, sức mua tại các chợ cũng chững lại, đẩy giá lợn hơi đang có chiều hướng giảm. Hiện, giá lợn hơi ở nhiều địa phương phía Bắc chỉ còn khoảng 41.000 - 42.000 đồng/kg.
Trước những thông tin thất thiệt này, ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y, Bộ NNPTNT) cho biết, Bộ NNPTNT đã ngay lập tức báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông vào cuộc để xử lý những thông tin thất thiệt này.
Tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại Thái Bình. Ảnh: Trần Quang.
Cũng theo ông Long, tuy bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng; không gây bệnh cho các loài động vật khác, lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%; bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn nhưng bệnh Dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người.
Virus có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn. Bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,..), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người.
Trước sự hoang mang của người tiêu dùng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng phát đi thông điệp: Dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.
PGS.TS.Phan Thanh Tâm (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng khẳng định, người dân không nên quá hoang mang, vì bệnh tả Châu Phi không lây sang người.
"Người dân không nên tẩy chay thịt lợn bởi đây là thực phẩm đóng vai trò cung cấp protein cực kỳ quan trọng đối với con người. Nguồn protein có trong thịt có chất lượng rất cao, có đầy đủ các axit amin thiết yếu cho sức khỏe cho người lớn và trẻ nhỏ" - bà Tâm nói.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Danviet
Ngăn dịch tả lợn châu Phi: Tăng kiểm soát tại chỗ Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Cục Thú y đã có buổi kiểm tra và làm việc về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại Hải Phòng. Dịch diễn biến phức tạp Hiện DTLCP đã xuất hiện ở 7 tỉnh, thành phố, mới nhất là tỉnh Hải Dương phát hiện...