Bộ Nội vụ yêu cầu Vĩnh Phúc báo cáo việc tuyển dụng giáo viên
Trao đổi nhanh với báo Dân trí sáng 6/1 về câu chuyện tuyển dụng viên chức giáo viên ở Vĩnh Phúc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết: “Bộ sẽ yêu cầu Vĩnh Phúc báo cáo vụ việc để làm rõ và sớm thông tin lại để dư luận được biết”.
Để tìm hiểu thêm về việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc lo ngại “ tiêu cực” trong kì thi tuyển viên chức giáo dục nên đã đứng ra tổ chức thi tuyển thay cho huyện, thị, phóng viên Dân trí đã làm việc trực tiếp với các bên liên quan và Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh không đứng ra tổ chức sẽ… vỡ trận
Trao đổi với Dân trí chiều 5/1, Ông Bùi Minh Hồng – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho hay, kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục ở các huyện, thị ở năm trước đã có phản ánh chuyện tiêu cực như hiện tượng đánh dấu bài thi, điểm bài thi và nội dung không hợp lý… nhưng tỉnh vẫn chủ trương để cho UBND huyện, thị làm, ai sai thì xử lí. Sau đó thấy có nhiều vấn đề tỉnh phải giải quyết, rất nhức đầu.
Ở kì thi năm nay, đã có rất nhiều tin nhắn, thư phản ánh tới lãnh đạo UBND tỉnh những vấn đề tiêu cực trước kì thi. Có nhiều ý kiến lo đợt thi lần này không rõ ràng, có người lo sợ làm được bài mà không được tuyển, kết quả không ổn nên kiến nghị tỉnh chủ trì kì thi để làm nghiêm ngặt. Chúng tôi cũng sợ vỡ trận nếu địa phương không làm nghiêm nên sau khi họp bàn, UBND tỉnh đã quyết định tổ chức kì thi ở tỉnh.
Nói thêm về quyết định “bất ngờ” này, ông Phạm Quang Tuệ – Giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Vĩnh Phúc giải thích: Đầu tiên chúng tôi vẫn để các huyện làm và có hướng dẫn của Sở Nội vụ và Sở GD-ĐT. Tuy nhiên, trong thời gian nộp hồ sơ có phát sinh, mật độ các ý kiến phản ánh của dư luận ngày càng tăng, gần như ngày nào Chủ tịch tỉnh và phó Chủ tịch tỉnh cũng có tin nhắn về lo lắng các hiện tượng tiêu cực trong thi cử. Trong các đơn thư phản ánh về Sở cũng có yêu cầu tỉnh đứng ra tổ chức kì thi này.
“Từ ngày thành lập tỉnh, sở Nội vụ đã nhiều lần đứng ra tổ chức thi tập trung ở tỉnh và chưa lần nào để người dân kiện. Có lẽ do cách làm chặt chẽ như vậy nên lần này người dân tin tưởng, mong muốn tỉnh làm” – ông Tuệ bộc bạch.
Nói là vậy nhưng theo xác minh của chúng tôi, phần lớn đơn thư phản ánh đều không có đủ cơ sở để khẳng định có tiêu cực trước kì thi, không có địa chỉ người gửi rõ ràng…Vậy lý do gì để có sự thay đổi bất ngờ này?
Giải đáp thắc mắc này, ông Tuệ nhấn mạnh: Cần phải phòng ngừa trước, nếu để sự việc xảy ra rồi thì việc giải quyết sẽ rất là phức tạp. Việc thẩm tra cần có thời gian. Việc thi thì gấp, đạn đã lên nòng, không thể kéo dài thêm được. Tổ chức như vậy để ngăn chặn nguy cơ tiêu cực có thể xảy ra.
Sự thay đổi đột ngột của UBND tỉnh Vĩnh Phúc khiến nhiều thí sinh bức xúc.
Liên quan đến việc thí sinh dự thi xong rồi thì UBND tỉnh mới ra công văn thông báo nguyên tắc xác định người trúng tuyển theo cách thức mới, giám đốc Sở Nội vụ Vĩnh Phúc cho biết: Trước khi công bố điểm 15 ngày chúng tôi đã có thông báo. Sau đó 15 ngày chúng tôi không nhận được ý kiến, thắc mắc nào phản hồi về nội dung này. Hết thời hạn trên tỉnh mới có biên bản bàn giao điểm và lên điểm cho thí sinh. Nếu công bố điểm xong rồi mới đưa ra cách xét tuyển thì sai.
Video đang HOT
Ông Tuệ cũng thừa nhận, nếu có thông báo các xác định trúng tuyển trước kì thi sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên do công việc gấp gáp nên văn bản được ban hành sau kì thi nhưng lúc đó chưa có kết quả thi nên vẫn đảm bảo được tính nghiêm túc và công bằng.
“Việc xác định trúng tuyển theo chỉ tiêu chung của tỉnh là nhằm nâng chất lượng giáo viên. Nguyên tắc bài thi chung, chấm chung, giám khảo chung thì không nên phân biệt mà phải công bằng cho thí sinh. Sau này để tránh chuyện giáo viên nông thôn chuyển về thành thị, nơi không tốt xin về nơi tốt. chúng tôi yêu cầu tất cả phải làm việc ít nhất 5 năm mới được xem xét chuyển công tác” – Giám đốc Phạm Quang Tuệ nói.
“Vượt mặt” nhiều quy định?
Trước câu hỏi, khi nghe có phản ánh tiêu cực thì UBND tỉnh, Sở Nội vụ có thể tăng cường, thanh tra giám sát…Vậy tại sao lại không thực hiện mà UBND tỉnh phải đứng tổ chức?
Giải đáp câu hỏi này, giám đốc Sở Nội vụ Phạm Quang Tuệ nói: Trước tình hình đơn thư, tin nhắn như vậy, Chủ tịch UBND tỉnh có gọi ngay tôi sang gấp. Các phương án được tôi đưa ra: Một vẫn để cho huyện tổ chức thi nhưng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; Thứ hai rút về, tập trung thi ở tỉnh.
Lúc đó Chủ tịch UBND tỉnh hỏi tại sao rút về và làm như vậy có vi phạm không. Tôi nói không vì trong phân cấp Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh có nói việc tuyển dụng viên chức giao cơ sở làm, nếu trong quá trình làm có vướng mắc phức tạp thì tùy trường hợp UBND sẽ xem xét quyết định không tổ chức thi cấp huyện. Cách làm này cũng phù hợp quy định tại khoản 2, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Chủ trương này đã được Chủ tịch tỉnh đồng tình
Tuy nhiên, trên thực tế khi kiểm tra Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi không thấy có dòng thông báo nào đề cập đến việc tỉnh đứng ra tổ chức thi tuyển thay cho huyện, thị.
Theo ông Tuệ, điều này được quy định ở khoản 2 điều 13 của Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND nhưng thực tế ở điểm này nêu rõ: UBND tỉnh chỉ cho ý kiến về thời gian, nội dung, hình thức, trình tự và thủ tục tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ; công chức cấp xã theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế tuyển dụng công chức cấp xã của UBND tỉnh trên cơ sở vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh và số lượng người làm việc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND không có một dòng nào quy định tỉnh được phép đứng ra tổ chức thi tuyển thay cho huyện, thị.
Trong khi đó, ở Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ cũng như ở Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND đã phân cấp rất rõ ràng cho UBND huyện, thị trong việc tuyển dụng viên chức.
Ngoài ra, UBND tỉnh Vĩnh Phúc không phải là đơn vị ra thông báo tuyển dụng nhưng lại thành lập Hội đồng thi tuyển viên chức ngành GD-ĐT năm 2014 của tỉnh. Điều này là không đúng với tinh thần của Nghị định 29/2012/NĐ-CP…
Nguồn tin cuối buổi sáng nay cho biết, Bộ Nội vụ đã yêu cầu Vĩnh Phúc lên báo cáo vụ việc. Trong ngày hôm nay Vĩnh Phúc phải lên làm việc trực tiếp với Bộ Nội vụ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin diễn biến tiếp theo của vụ việc này.
Nguyễn Hùng
Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Dantri
Nhiều ý kiến trái chiều quanh "ngọn hải đăng" trên sông Hàn
Mặc dù đã được chính quyền đồng ý về chủ trương xây dựng một tòa tháp mang dáng dấp của một ngọn hải đăng cao tương đương tòa nhà 25 tầng ở phía bờ đông sông Hàn, nhưng nhiều chuyên gia xây dựng vẫn còn băn khoăn về dự án này.
Việc xây dựng tòa tháp "hải đăng" này được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp về quy hoạch kiến trúc Đà Nẵng ngày 25/12/2014 do Chủ tịch TP Đà Nẵng - ông Văn Hữu Chiến - chủ trì. Tại cuộc họp này, chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư DHC đưa ra hai phương an: phương an 1 là xây dưng thap mô phong theo tháp cô Alexandria (Ai Câp) - môt trong 7 ky quan cua thê giơi; phương an 2 co chât liêu tư kinh trong suôt, vơi hình dáng ngon hai đăng vươn lên như hinh con song nơ bông hoa tư dươi sông lên.
Phối cảnh "ngọn tháp hải đăng" sẽ được xây dựng trên sông Hàn
Sau khi trình bày phương án, chủ đầu tư đề nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng cùng các ban ngành cho chủ trương quy hoạch sớm để tiến hành triển khai xây dựng. Hầu hết lãnh đạo các Sở như GTVT, Xây dựng, TN-MT... đều đồng ý chủ trương xây dựng tòa tháp này.
Sau khi các sở đồng ý chủ trương, Chủ tịch TP Đà Nẵng đồng ý địa điểm xây dựng và giao cho Sở Xây dựng lấy thêm ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này và đến ngày 15/1 phải xong.
Tuy nhiên, một số kiến trúc sư, chuyên gia trong lĩnh vực này đều chưa đồng ý với việc Công ty CP đầu tư DHC xây dựng một tòa tháp cao 25 tầng trên dòng sông Hàn. Trao đổi với PV Dân trí, kiến trúc sư Hoàng Quang Huy -Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Quy hoạch Đà Nẵng - cho rằng, quan điểm của tất cả anh em trong ngành đều không tán thành chủ trương đưa công trình này ra giữa sông.
Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy cũng cho rằng trước đây, TP Đà Nẵng chủ trương giải tỏa nhà chồ ven bờ Đông sông Hàn để cho dòng sông được thông thoáng, cảnh quan đẹp nhưng nay lại đưa một công trình với quy mô đồ sộ vào sẽ làm mất đi vẻ đẹp mà lãnh đạo TP Đà Nẵng và người dân đã gây dựng mấy chục năm nay.
"Thay nhà chồ bằng công trình hoành tráng là không công bằng với người dân đã giải tỏa để trả lại vẻ đẹp của sông Hàn. Bây giờ sông Hàn là là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Nếu xây dựng công trình như thế thì phải xin ý kiến của người dân và giao nhiệm vụ cho tư vấn cùng các chuyên gia phản biện", kiến trúc sư Hoàng Quang Huy cho biết.
Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy cũng cho biết ông vừa có một bức thư tâm huyết gửi lãnh đạo TP Đà Nẵng về việc xây dựng tòa tháp trên sông Hàn này. Ông cho rằng việc lãnh đạo TP cho xây dựng tòa tháp này là "vội vàng".
Nhiều ý kiến của các chuyên gia khi được PV trao đổi đều cho rằng việc xây dựng tòa tháp này sẽ ảnh hưởng đến môi trường, dòng chảy của sông Hàn, phá vỡ cảnh quan... Có quan điểm cho rằng đây là "khách sạn trá hình đội lốt ngọn hải đăng" của chủ đầu tư.
Khu vực xây dựng bến du thuyền của Công ty CP đầu tư DHC sẽ được xây dựng tòa tháp
PV Dân trí trao đổi với ông Lê Minh Đức - Chủ tịch Công ty CP đầu tư DHC - về những băn khoăn trên, ông Đức cho rằng, những người quan tâm đến dự án nhất định là người có trách nhiệm với thành phố và những gì họ đóng góp không ngoài mục đích xây dựng thành phố đẹp hơn.
Trả lời về phản ánh: "Đà Nẵng duyệt cho DHC xây dựng ngọn hải đăng trên sông sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và dòng chảy sông Hàn", ông Đức nói: "Tháp hải đăng là một công trình không chỉ đơn giản là cái đích định vị cho du thuyền như những ngọn hải đăng bình thường. Chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng tại đây một điểm nhấn kiến trúc đặc trưng nằm tại khu vực bến du thuyền có các công năng như ngắm cảnh, triển lãm, nhà hàng, lưu trú ngắn ngày, nhằm thu hút khách đến với bờ sông Trần Hưng Đạo. Vị trí chủ đầu tư đề xuất xây tháp nằm ven bờ giáp mặt nước để có thể đi, đến từ du thuyền. Tòa tháp nằm trên cọc đối với phần vươn ra mép sông để không cản dòng chảy.
Hiện lãnh đạo thành phố đồng ý chủ trương quy hoạch riêng phần kiến trúc và vị trí sẽ có sự tham gia của các kiến trúc sư đóng góp để xây dựng cho dự án vào cuộc họp tới đây. Thiết kế kiến trúc cảnh quan là quan trọng, còn các vấn đề về môi trường, dòng chảy... đương nhiên các nhà thiết kế và chủ đầu tư phải tuân thủ và đảm bảo đúng quy định".
Ông Đức cũng cho biết thêm sau khi xây dựng xong, nước dùng và nước thải sẽ có hệ thống cầu dẫn đưa vào bờ và xử lý vào hệ thống chung của thành phố.
Theo thông tin của PV Dân trí, đối với nhiều ý kiến trái chiều về dự án này, UBND TP Đà Nẵng sẽ tổ chức một buổi họp để lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia, kiến trúc sư cùng các sở ngành liên quan vào sáng ngày 9/1/2015 tại Sở Xây dựng Đà Nẵng.
Công Bính
Theo Dantri
Người dân gửi thư góp ý về Bộ luật Dân sự không phải dán tem Ông Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, người dân gửi thư qua đường bưu điện đóng góp ý kiến cho dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ không phải dán tem. Chiều 5/1, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức công bố kế hoạch của Chính phủ về việc tổ...