Bộ Nội vụ tuyển 7 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công chức
Bộ Nội vụ tuyển dụng được 7 công chức theo chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào làm việc tại 5 đơn vị của bộ.
Chiều ngày 31/12, Bộ Nội vụ tổ chức lễ công bố và trao quyết định tuyển dụng công chức theo Nghị định số 140/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Tại buổi lễ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Hữu Tuấn công bố các Quyết định tuyển dụng công chức làm việc tại các cơ quan thuộc Bộ Nội vụ.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long trao quyết định tuyển dụng 7 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công chức của bộ
Theo đó, trong đợt tuyển dụng này, Bộ Nội vụ đã tuyển dụng được 7 công chức theo chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào làm việc tại các đơn vị: Vụ Tổ chức – Biên chế, Vụ Công chức – Viên chức, Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nhấn mạnh, chính sách quy định tại Nghị định số 140 là một trong những chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước trong vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài.
Video đang HOT
Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ đã luôn quan tâm, thường xuyên tổ chức các đợt thi tuyển công chức theo Nghị định số 140 nhằm bổ sung lực lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đây là kỳ vọng của lãnh đạo bộ cũng như lãnh đạo các đơn vị có công chức được tuyển dụng.
Thứ trưởng Trương Hải Long nhắn nhủ các công chức mới được tuyển dụng, trong thời gian tập sự cần ý thức được vinh dự và trách nhiệm đối với công việc; tiếp tục trau dồi kiến thức, nỗ lực phấn đấu, ham học hỏi, có những sáng kiến tốt phục vụ công việc; thể hiện năng lực tương xứng với chế độ được hưởng.
Thứ trưởng đề nghị các đơn vị tận tình hướng dẫn các công chức tập sự, bố trí công việc tương xứng, tạo điều kiện cho các công chức mới thực hiện nhiệm vụ được giao; tạo môi trường làm việc thuận lợi để các công chức mới phát huy tốt năng lực, sở trường trong công tác.
Trước đó, ngày 11/12/2021, Bộ Nội vụ tổ chức lễ khai mạc kỳ tuyển dụng công chức theo Nghị định số 140/2017 của Chính phủ.
Kỳ tuyển dụng công chức này được tiến hành theo 2 vòng: căn cứ kết quả vòng 1, Hội đồng tuyển dụng xét kết quả học tập và nghiên cứu của người dự tuyển đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định. Bộ Nội vụ đã thông báo danh sách 15 thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển vòng 2.
Tại vòng 2, Hội đồng tuyển dụng trực tiếp phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển theo yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng. Các thí sinh được bốc thăm câu hỏi, có thời gian chuẩn bị và trả lời trong vòng 30 phút.
Ngoài việc trả lời câu hỏi trên, các thành viên Hội đồng tuyển dụng phỏng vấn thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, về vị trí dự tuyển, về hiểu biết các chế độ, chính sách, quyền lợi sau khi được tuyển dụng… . Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100.
Hòa Bình: Nuôi 3 con đặc sản nào mà anh nông dân này bán con nào cũng đắt hàng, thu hàng trăm triệu/năm?
Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, bằng vốn kiến thức đã được học ở giảng đường đại học, năm 2018, anh Trần Văn Long mạnh dạn thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), trong đó, hướng đi chính là nuôi gà ri kết hợp nuôi hươu và đà điểu.
Anh Trần Văn Long chia sẻ: Khi mới thành lập, HTX gặp nhiều khó khăn về vốn và đất để mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, HTX đã tiếp cận được nguồn vốn, đồng thời được thuê 1 ha đất rừng sản xuất tại xóm Re, xã Ân Nghĩa (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình).
Trên diện tích đất này, HTX đã xây dựng chuồng trại nuôi 13.000 con gà/lứa; thuê 1.140 m2 đất 5% tại phố Lâm Hóa 2, xã Vũ Bình để nuôi 40 con đà điểu, 10 con hươu. Quy mô chăn nuôi con đặc sản này được duy trì từ năm 2018 đến nay.
Mỗi năm, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) xuất chuồng khoảng 4 tấn đà điểu, thu về gần 360 triệu đồng. Trong ảnh là mô hình nuôi con chim đà điểu của HTX.
Không dừng lại ở vốn kiến thức đã có, anh Long thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng internet, sách, báo, tạp chí chuyên ngành để trau dồi trình độ chuyên môn; tích cực thăm quan các HTX có mô hình phát triển tương tự để học hỏi kinh nghiệm; tìm tòi nâng cao chất lượng con giống...
Về chuồng trại, anh Long cho biết, cần được xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, xa khu dân cư. Nền chuồng luôn khô thoáng, có đủ hệ thống đèn chiếu sáng để gia súc, gia cầm ăn thêm về ban đêm hoặc sưởi ấm cho gia súc và gia cầm non, nhất là vào ban đêm hay khi trời mưa lạnh.
Cùng với việcchủ động khâu vệ sinh đến tiêm phòng dịch bệnh từ ban đầu đến khi xuất chuồng, đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt, hoạt động của HTX hiệu quả, doanh thu không ngừng nâng lên.
Từ năm 2018 đến nay, mỗi năm, HTX xuất chuồng khoảng 78 tấn gà lai ri (52.000 con), thu 4 tỷ đồng; khoảng 4 tấn đà điểu (40 con), thu gần 360 triệu đồng/năm; 1,1 tấn hươu, thu từ nhung và thịt hơi khoảng 360 triệu đồng/năm.
Sau khi trừ chi phí, tổng doanh thu bình quân của HTX ước khoảng 585 triệu đồng/người/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
Khi được hỏi về kinh nghiệm để thành công trong chăn nuôi con đặc sản anh Long chia sẻ: May mắn của tôi là đã tận dụng được nguồn lao động gia đình, lao động tại chỗ, chọn vật nuôi thích hợp, quy mô đàn hợp lý, con giống có chất lượng cao.
"Quá trình triển khai mô hình, tôi luôn chú trọng việc xây dựng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật; đầu tư thức ăn đủ số lượng, chất lượng cao và cho ăn, uống đúng định mức. Trong chăn nuôi, việc chăm sóc chu đáo; phòng trị bệnh đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí quyết định đến thành công hay thất bại...", anh Long cho hay.
Theo anh Long, quan trọng không kém là việc chủ động đầu ra, tiêu thụ sản phẩm kịp thời; theo dõi các khoản thu, chi và điều chỉnh những khoản chi mua vật tư khi thị trường biến động lớn theo hướng có lợi; quay vòng vốn nhanh và giảm các khoản vốn vay...
Từ thành công của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm, nhiều gia đình trên địa bàn đã tìm đến học tập mô hình.
Anh Trần Văn Long chia sẻ thêm: Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, tôi hiểu mình còn có trách nhiệm phổ biến kiến thức, kinh nghiệm đến người dân, đoàn viên, hội viên các tổ chức hội, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả phong trào xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
Hà Nội hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2021 Năm 2021, TP.Hà Nội đặt mục tiêu 14 xã còn lại của 2 huyện Ba Vì và Mỹ Đức - là những xã có hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn - hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Với sự nỗ lực rất cao của thành phố và các địa phương, đến nay 14 xã này đã về...