Bộ Nội vụ lý giải đề xuất bỏ hình thức kỷ luật ‘giáng chức’
Thời gian qua, quá trình thực thi quy định vẫn có những lúc duy tình, đáng lẽ ra phải cách chức thì đâu đó có hiện tượng chỉ áp dụng hình thức giáng chức.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ ngày 9/5, liên quan đến đề xuất bỏ hình thức kỷ luật “giáng chức” đối với cán bộ trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, điều này không làm giảm tính nghiêm minh, nghiêm khắc của việc thực thi pháp luật.
Theo ông Long, hình thức kỷ luật giáng chức chỉ áp dụng đối với công chức lãnh đạo quản lý, ngoài hình thức này còn có những hình thức kỷ luật khác, trong đó có cách chức.
Ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức, Bộ Nội vụ.
“Hiện tại có 5 hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức gồm: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc. Thời gian qua, quá trình thực thi quy định vẫn có những lúc duy tình, đáng lẽ ra phải cách chức thì đâu đó có hiện tượng chỉ áp dụng hình thức giáng chức.
Bộ Nội vụ đã nêu quan điểm trình Chính phủ, Chính phủ cũng thống nhất trình bỏ hình thức kỷ luật giáng chức, nếu không phải là khiển trách, cảnh cáo thì cán bộ công chức là lãnh đạo quản lý sẽ bị xử lý nghiêm khắc bằng hình thức cách chức”, ông Long nói.
Video đang HOT
Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức, việc giữ hình thức kỷ luật giáng chức có xung đột với các yêu cầu về vị trí việc làm. Ví dụ, vị trí việc làm xác định rõ đơn vị có một trưởng 3 phó, nếu giáng chức cấp trưởng thì sẽ trở thành bổ nhiệm thêm 1 cấp phó, nhưng cũng không còn vị trí để bổ nhiệm vì đã đủ 3 cấp phó.
“Hay chẳng hạn giáng chức từ vụ phó xuống trưởng phòng, tức là từ cấp phó lại sang cấp trưởng, sẽ không tương đương”, ông Long nói thêm.
Ngoài ra, việc bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đáp ứng yêu cầu tương thích với 4 hình thức kỷ luật bên Đảng quy định, gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ khỏi Đảng. Điều này giúp bảo đảm sự thống nhất trong công tác cán bộ.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp khai mạc ngày 20/5.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Chính sách cán bộ trẻ của Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào
Bộ Nội vụ cho rằng việc bổ nhiệm cán bộ trẻ là rất cần thiết nhưng cần thắt chặt, làm nghiêm túc và kiểm soát tốt hơn đầu vào.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 9/5, trả lời câu hỏi liên quan công tác cán bộ trẻ qua việc đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh - Thành ủy viên, phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận TP Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết hiện nay các chính sách đối với cán bộ trẻ được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.
Theo ông Thừa, ít có nước nào quy định 15% cán bộ trẻ tham gia cấp ủy. "Chính sách về cán bộ trẻ của Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào, thậm chí có những chính sách vượt trội", ông Thừa nói.
Ông Nguyễn Tư Long - Pho vu trương Vụ Công chức viên chức, Bộ Nội vụ cho biết thêm việc xử lý kỷ luật cán bộ trẻ, việc thu hút cán bộ trẻ có năng lực luôn luôn là yêu cầu đặt ra rất cần thiết.
Theo ông Long giải pháp và cái cần làm nhất là phải thắt chặt và làm nghiêm túc hơn, kiểm soát tốt hơn đầu vào. Làm sao tuyển đúng cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ được đào tạo và mong muốn cống hiến trong công việc, trong bộ máy nhà nước.
"Tuyển dụng rồi, cần có giáo dục đào tạo làm sao cán bộ công chức luôn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, không dẫn đến vi phạm", ông Long nói.
Ông Nguyễn Trọng Thừa - Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Trước đó, tại kỳ họp 35, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có việc xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bá Cảnh, Thành ủy viên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng.
Theo kết luận của UBKT Trung ương, ông Nguyễn Bá Cảnh đã vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh.
Tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng lần thứ 6, Thành ủy Đà Nẵng đã đưa ra xem xét kỷ luật đối với ông Nguyễn Bá Cảnh vì vi phạm Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình và vi phạm Quy định 47 của Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Các thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng bỏ phiếu thống nhất mức kỷ luật cách hết chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Bá Cảnh.
Ông Nguyễn Bá Cảnh (1983, quê xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là con trai của cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh.
Trước khi được phân công giữ nhiệm vụ Phó ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng vào ngày 16/8/2017, ông Nguyễn Bá Cảnh giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn từ cuối năm 2011 và ngày 4/2/2013, Ban Chấp hành Thành đoàn Đà Nẵng đã bầu ông Cảnh làm Bí thư Thành đoàn với 100% số phiếu.
Ông Nguyễn Bá Cảnh tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng và đi du học ở Anh lấy bằng thạc sĩ công, sau đó về làm việc tại TP. Đà Nẵng cho đến bây giờ.
Theo VTC News
Công bố danh tính phụ huynh có con được nâng điểm: Ảnh hưởng quyền nhân thân? Chiều nay (9.5), liên quan đến việc có nhiều cán bộ, công chức viên chức có con được nâng điểm trong kỳ thi trung học quốc gia năm 2018, đại diện Bộ Nội vụ đã trả lời một số câu hỏi của báo chí. Theo đó, ông Nguyễn Tự Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức - cho rằng, quy...