Bộ Nội vụ: Hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” gây bức xúc trong nhân dân
Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, TP tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh, xóa bỏ về phương diện tổ chức đối với “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, TP về một số công tác đối với “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”.
Bộ Nội vụ nêu rõ thời gian gần đây, hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” (hay còn gọi “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”) tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước, gây bức xúc và phẫn nộ trong quần chúng nhân dân, vi phạm các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, trái thuần phong mỹ tục.
Nhóm người đang có sinh hoạt “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” trái phép tại Nghệ An bị lực lượng chức năng phát hiện năm 2021. Ảnh: Công an cung cấp
Từ thực tế này, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, TP tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh, xóa bỏ về phương diện tổ chức đối với “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” tại Việt Nam.
Theo đó, giải tán, thu hồi giấy phép đối với các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung, không để tổ chức này tái nhóm, hình thành các tụ điểm hoạt động mới; không chấp thuận đăng ký hoạt động dưới mọi hình thức, bao gồm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, thành lập tổ chức phi chính phủ, công ty, văn phòng đại diện, cửa hàng, câu lạc bộ, chương trình ngoại khoá…
Bộ Nội vụ cũng đề nghị các địa phương xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tiêu cực cho người tin theo và xã hội của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, như hành vi xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; xúc phạm, chia rẽ tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; lợi dụng hoạt động tôn giáo để trục lợi…
Video đang HOT
Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, mức độ vi phạm để xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm hành vi trên không gian mạng.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các tổ chức tôn giáo về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là các hoạt động vi phạm pháp luật, tác hại do “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” gây ra để nâng cao nhận thức, cảnh giác, đồng thuận xã hội, đồng thuận tôn giáo trong nhìn nhận, phê phán, phát giác, ngăn chặn, xử lý hoạt động vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đạo đức tôn giáo của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”.
Bộ Nội vụ cũng lưu ý cần tăng cường công tác thông tin, quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và tuyên truyền cho học sinh, sinh viên nhận thức rõ bản chất, hành vi, thủ đoạn, phương thức hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” để cảnh giác, không bị lôi kéo. Đồng thời, xử lý theo quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với người tham gia đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Liên quan đến hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, trước đó Bộ Công an cho biết cũng đã nhiều lần cảnh báo về phương thức hoạt động cũng như hệ lụy mang lại. Theo Bộ Công an, đây là giáo phái chưa được công nhận tổ chức tại Việt Nam, giáo lý hoạt động mang tính tà đạo, mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi cá nhân, trái với văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Thời gian gần đây, tại một số địa phương, hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có dấu hiệu phục hồi trở lại; các đối tượng cầm đầu, cốt cán của hội thánh đã có sự điều chỉnh về phương thức, thủ đoạn để đối phó công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý của cơ quan chức năng.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 12 vụ, 85 đối tượng hoạt động, sinh hoạt theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, gây mất an ninh trật tự.
Cả nước có 395 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật
Theo báo cáo của 63 địa phương, trong 6 tháng đầu năm, có 395 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật.
Trong đó, Hà Tĩnh có số cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật nhiều nhất, với 138 người.
Ngày 18.7, Bộ Nội vụ đã có báo cáo về công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
TP.HCM là một trong những địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất. Ảnh SỸ ĐÔNG
Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, sở nội vụ các địa phương đã chủ động rà soát, tham mưu UBND tỉnh thực hiện sắp xếp đối với 115 tổ chức bộ máy hành chính bên trong của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và 226 đơn vị sự nghiệp công lập. Các địa phương đã tinh giản 127 người, trong đó có 12 người là công chức.
Về cải cách chế độ công vụ, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, có giải pháp cụ thể để thực hiện chủ trương của Đảng về kịp thời thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, trên cơ sở báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, có 395 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật. Trong đó, một số địa phương có nhiều cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật như: Hà Tĩnh (138 người), Quảng Bình (68 người), Đồng Nai (51 người), Đà Nẵng (25 người)...
Bình quân mỗi tháng có 1.899 công chức, viên chức nghỉ việc
Theo báo cáo của bộ, ngành, địa phương, từ ngày 1.7.2022 - 30.6.2023, tổng số công chức, viên chức thôi việc là 18.991 người (bình quân 1.899 người/tháng, cao hơn bình quân 1.318 người/tháng giai đoạn từ tháng 1.2020 - 6.2022).
Trong đó, 1.967 công chức, chiếm 10,36% (bộ, ngành là 772 người, địa phương là 1.195 người) và 17.024 viên chức, chiếm 89,64% (bộ, ngành là 2.793 người, địa phương là 14.231 người).
Về độ tuổi công chức, viên chức thôi việc, chiếm 86,25% là dưới 50 tuổi; trình độ đào tạo đại học chiếm 48,65% và thạc sĩ chiếm 15,7%.
Các địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Tiền Giang...
Để giải quyết tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp đối với tình hình thôi việc và tuyển dụng mới đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tuyển dụng mới 64.980 người. Trong đó, 7.344 công chức (bộ, ngành là 2.795 người, địa phương là 4.549 người); 57.636 viên chức (bộ, ngành là 4.365 người, địa phương là 53.271 người); chủ yếu là viên chức ở lĩnh vực sự nghiệp giáo dục (35.297 người) và y tế (12.380 người) để tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong 6 tháng cuối năm, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, cơ quan đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, các địa phương khẩn trương tổ chức triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030; Nghị định số 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế; Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM...
Cán bộ, công chức không được chửi thề, nói tiếng lóng, quát, dọa dân Trong giao tiếp với dân, cán bộ, công chức viên chức không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân. Bộ Nội vụ vừa đưa ra lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc...