Bổ nhiệm nhân sự 6 tỉnh thành
Các tỉnh: Thái Bình, Quảng Ninh, Bến Tre; thành phố Hải Phòng, TPHCM,… vừa tổ chức công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ.
Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Huy Tiến trao quyết định và chúc mừng đồng chí Nguyễn Xuân Hòa
Ngày 13/9, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến đã trao quyết định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Xuân Hòa giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk kể từ ngày 15/9/2019.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường và lãnh đạo tỉnh Thái Bình trao quyết định và chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Nghiên
Chiều 12/9, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình; đồng thời trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thái Hùng, nguyên Phó Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh (nay là Cục Quản lý thị trường tỉnh) giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình trao quyết định và chúc mừng các đồng chí được bổ nhiệm.
Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng đã trao các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình và UBND tỉnh Thái Bình về công tác cán bộ.
Theo đó, điều động đồng chí Lê Văn Thế, Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh đến nhận công tác tại Thanh tra tỉnh để bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh Thái Bình;
Video đang HOT
Điều động đồng chí Đặng Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh đến nhận công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo để bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình;
Bổ nhiệm đồng chí Phạm Công Dịch giữ chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh Thái Bình;
Bổ nhiệm đồng chí Hà Tiến Thăng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh Thái Bình;
Điều động đồng chí Hoàng Văn Duyệt, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đến nhận công tác tại cơ quan Báo Thái Bình, bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng biên tập Báo Thái Bình.
Phó Chủ tịch Quảng Ninh Đặng Huy Hậu trao quyết định cho đồng chí Nguyễn Văn Thành
Ngày 12/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu đã trao quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thành giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng trao quyết định và chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Dũng.
Ngày 12/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng đã trao Quyết định số 923 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre luân chuyển đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh đến nhận công tác tại Đảng bộ huyện Bình Đại, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy, nhiệm kỳ 2015 – 2020, kể từ ngày 16/9/2019; đồng thời giới thiệu để HĐND huyện bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Bình Đại, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Tại kỳ họp thứ 13 (bất thường) HĐND thành phố Bến Tre đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND thành phố Bến Tre đối với đồng chí Nguyễn Văn Đức, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Bến Tre; đồng thời bầu đồng chí Võ Thanh Hồng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy giữ chức Chủ tịch HĐND thành phố Bến Tre, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình trao quyết định và chúc mừng đồng chí Nguyễn Minh Tuấn.
Chiều 10/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình đã trao quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng tiếp nhận, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hải Phòng giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng, thời hạn bổ nhiệm 5 năm.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm trao quyết định cho đồng chí Nguyễn Hoài Nam.
Ngày 9/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm đã trao quyết định của UBND thành phố điều động và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Bệnh viện Phục hội chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm./.
Theo Chinhphu
Nuôi lợn, gia cầm bền vững: Lập "hàng rào" an toàn sinh học
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), tổng đàn lợn cả nước đã giảm khoảng 18,5%, trong đó riêng đàn nái giảm khoảng 20% (tương đương 3,2 triệu con).
Để bù đắp sản lượng thịt lợn thiếu hụt, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất chăn nuôi, chú trọng đẩy mạnh đàn gia cầm, đại gia súc...
Đó là nội dung được chia sẻ tại hội nghị phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học (ATSH) và nuôi gia cầm bảo đảm tính bền vững các tỉnh phía Nam, do Bộ NNPTNT phối hợp tỉnh Bến Tre tổ chức cuối tuần qua.
Chăn nuôi thiệt hại lớn
Theo ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), từ tháng 2/2019, DTLCP xảy ra tại Việt Nam và đến nay vẫn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và ngành nông nghiệp. Cụ thể, tính đến ngày 3/9/2019, bệnh DTLCP đã xảy ra ở hơn 7.000 xã thuộc hơn 600 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn chết và phải tiêu hủy gần 4,7 triệu con, tổng trọng lượng là 270.000 tấn (chiếm 7% tổng trọng lượng thịt lợn của cả nước).
Thường xuyên phun tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi lợn và khu vực xung quanh. Ảnh: khuyennongvn
Theo nhận định của Cục Thú y, hiện số xã và số lợn buộc phải tiêu hủy theo ngày hoặc theo tháng có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, do chưa có thuốc điều trị và vaccine phòng bệnh; virus DTLCP tồn tại lâu ngoài môi trường, có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền đa dạng, khó kiểm soát, trong khi chăn nuôi ở nước ta vẫn chủ yếu quy mô hộ gia đình, mật độ cao, khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học..., khiến nguy cơ DTLCP tiếp tục phát sinh và lây lan theo 3 hướng: Lây lan nhanh đến các địa bàn chưa có dịch, tái phát tại các ổ dịch cũ đã qua 30 ngày, xâm nhiễm vào các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.
Theo ông Phạm Văn Đông, giải pháp hạn chế dịch bệnh trên lợn nói chung và bệnh DTLCP nói riêng là áp dụng biện pháp chăn nuôi ATSH. "Đây là "vũ khí" số một để phòng chống dịch bệnh, đồng thời người chăn nuôi có thể kết hợp sử dụng các chế phẩm ATSH nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi" - ông Đông nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, thời gian tới Cục sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm bền vững, như xác định rõ đặc trưng, lợi thế của từng vùng đối với chăn nuôi lợn để điều chỉnh, tập trung nguồn lực cho sản xuất; từng bước xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thịt lợn.
"Vũ khí" phòng chống dịch bệnh
Chia sẻ tại hội nghị, ông Cao Văn Trọng - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, trên địa bàn tỉnh, bệnh lở mồm long móng vừa được khống chế thì lại bị DTLCP tấn công. Đến nay đã có 43 xã thuộc 8 huyện, thành phố (trừ huyện Bình Đại) có dịch, thiệt hại khoảng 10.500 con lợn. Mới đây, lại xuất hiện 1 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 trên đàn gà, phải tiêu hủy hơn 1.000 con.
"Nếu thực hiện triệt để chăn nuôi ATSH thì bà con có thể khống chế, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh. Chúng tôi mong muốn từ hội nghị này, sẽ tìm ra những giải pháp áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi ATSH, giúp người chăn nuôi yên tâm bám nghề và có thể làm giàu" - ông Trọng nói.
TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết thêm, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi ATSH trên khắp cả nước, qua đó giúp nâng cao nhận thức người chăn nuôi trong việc sử dụng các chế phẩm sinh học phòng chống dịch bệnh. Tới đây trung tâm sẽ tập trung truyền truyền, xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh, tập huấn về ATSH trong chăn nuôi lợn, gia cầm cho nông dân.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, chăn nuôi ATSH đã được chú trọng nhiều năm qua. Trong bối cảnh DTLCP như hiện nay, càng cho thấy ATSH là giải pháp vô cùng quan trọng, góp phần giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, bảo đảm sản phẩm chăn nuôi an toàn. Thực tế đã có nhiều mô hình, cơ sở chăn nuôi, trang trại áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi ATSH và hiệu quả đã được khẳng định.
Do vậy, theo ông Tiến, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất theo hướng đẩy mạnh chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp, chăn nuôi ATSH, ưu tiên theo hướng hữu cơ, gắn với sản xuất theo chuỗi sản phẩm; đặc biệt chú trọng đến khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền các địa phương tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường; trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã, ngành hàng...
Theo Danviet
Gần 1 triệu người học chống tham nhũng Trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã có hơn 993.000 cán bộ, nhân dân tham gia các lớp học phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Năm học 2019 - 2020, học sinh sẽ học nội dung phòng chống tham nhũng trong chương trình chính khóa . Ảnh Huỳnh Phú Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm,...