Bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của nhà băng đạt lợi nhuận 1 tỉ USD
Mới đây trên cổng thông tin của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Vietcombank chính thức công bố thông tin về việc tái bổ nhiệm lại chức vụ Tổng Giám đốc Vietcombank đối với ông Phạm Quang Dũng.
Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã công bố quyết định số 2668/QĐ-VCB-HĐQT do Hội đồng quản trị Vietcombank ban hành vào ngày 30-10 về việc bổ nhiệm lại chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đối với ông Phạm Quang Dũng kể từ ngày 01-11-2019, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
Ông Phạm Quang Dũng sinh năm 1973, là thạc sĩ Tài chính Ngân hàng. Ngay từ năm 2014 khi được bầu vào vị trí Tổng giám đốc Vietcombank, ông Dũng đã được đánh giá là một trong những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính với hơn 20 năm công tác trong chuyên môn tài chính ngân hàng.
Được biết, ông Dũng từng được bổ nhiệm qua nhiều chức vụ như: Phó chánh văn phòng; Phó giám đốc Công ty Tài chính Việt Nam ở Hong Kong, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm của Vietcombank.
Hiện nay ông Phạm Quang Dũng đang là người đại diện vốn Nhà nước tại Vietcombank.
Video đang HOT
T.Linh
Theo plo.vn
Dịch chuyển mới, Vietcombank nâng kỷ lục lợi nhuận kỳ 6 tháng
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục tạo kỷ lục mới về lợi nhuận trong kỳ 6 tháng đầu năm, với dịch chuyển mới.
Kỷ lục lợi nhuận Vietcombank đạt được trong 6 tháng đầu năm nay sau khi đã trích lập thêm dự phòng rủi ro khoảng 3.300 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị Vietcombank vừa có cuộc họp đánh giá lại kết quả kinh doanh cơ bản 6 tháng đầu năm 2019.
Một thành viên tham gia cuộc họp cho BizLIVE biết, qua 6 tháng đầu năm nay, Vietcombank đều đạt và vượt tiến độ các chỉ tiêu so với kế hoạch chung đại hội đồng cổ đông giao, cũng như kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu và các tỷ lệ, giới hạn an toàn trong hoạt động.
Cụ thể, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đã đạt hơn 11.100 tỷ đồng, hoàn thành 54% chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Đây là kỷ lục mới của ngân hàng kỳ hoạt động 6 tháng đầu năm từ trước tới nay; con số này cũng gần bằng mức đạt được của cả năm 2017.
Đây dự kiến cũng sẽ là con số kỷ lục về lợi nhuận của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trong kỳ báo cáo nửa đầu năm 2019, mà các thành viên đang chuẩn bị lần lượt công bố.
Như thể hiện rõ trong ba năm gần đây, kỷ lục lợi nhuận của Vietcombank liên tục được tạo mới trước hết ở ba hướng dịch chuyển so với giai đoạn trước đây: thứ nhất, dịch chuyển mạnh từ bán buôn sang bán lẻ; thứ hai, đẩy mạnh vốn cho hoạt động đầu tư; thứ ba, gia tăng tỷ trọng và nguồn thu dịch vụ qua mở rộng khách hàng và phát triển các sản phẩm, tiện ích.
Điểm được chú ý trong kỳ hoạt động 6 tháng vừa qua tại ngân hàng này nằm ở một hướng dịch chuyển mới. Và đây cũng là một đặc điểm nổi bật gắn với thực tế hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khoảng một năm trở lại đây.
Cụ thể, Vietcombank gia tăng dịch chuyển kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng sang các phân khúc khác có lãi biên hoặc tỷ suất sinh lời cao hơn, như tăng cho vay trên thị trường 1 (khách hàng cá nhân và doanh nghiệp), đầu tư các giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng...
Trên thị trường liên ngân hàng nửa đầu năm nay, gắn với việc Ngân hàng Nhà nước mua ròng lượng lớn ngoại tệ ứng với lượng vốn VND đưa ra lớn, trong khi tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, nguồn vốn ngân sách đọng lớn trong hệ thống ngân hàng do tiến độ giải ngân đầu tư công chậm..., lãi suất VND theo đó duy trì ở mức thấp.
Trước thực tế trên, những ngân hàng thương mại có cân đối vốn dồi dào đã và đang dịch chuyển vốn sang các kênh có mức độ sinh lời cao hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Vietcombank nằm trong số đó, góp phần giải thích thêm cho kỷ lục mới của lợi nhuận kỳ 6 tháng đầu năm nay.
Điểm được chú ý nữa, kỷ lục hơn 11.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt được nói trên được xác định sau khi ngân hàng này đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro thêm tới khoảng 3.300 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 6/2019 tiếp tục được kiểm soát ở mức khoảng 1% một cách thực chất, cùng với tỷ lệ số dư trích lập dự phòng bao nợ xấu cao nhất trong hệ thống (trên 170%).
Về tín dụng, 6 tháng đầu năm Vietcombank đẩy mạnh cho vay với tăng trưởng lên tới trên 9%, cao hơn nhiều so với mức khoảng 6,22% bình quân toàn hệ thống (so sánh tương đối do số bình quân hệ thống công bố tính đến ngày 18/6).
Đầu năm, đây là ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất hệ thống với 15%. Sau khi đã đạt chuẩn Basel II trước thời hạn một năm, cùng với việc xử lý nợ xấu triệt để và thực chất, lãnh đạo Vietcombank cho biết có thể đề nghị được nới giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối 2019 nếu cần.
Về huy động, cho đến thời điểm này Vietcombank là ngân hàng thương mại không tăng lãi suất và áp thấp nhất so với mặt bằng toàn hệ thống thời gian qua, nhưng huy động vốn nửa đầu năm nay vẫn tăng trưởng khá cao, với trên 8%.
Có một điểm đáng chú ý khác nữa trong kỷ lục lợi nhuận nửa đầu 2019 của Vietcombank là so sánh với quy mô tổng tài sản. So với cùng kỳ 2018, quy mô tổng tài sản chỉ tăng khoảng 8%, nhưng lợi nhuận tăng tới 31%. Điểm này cho thấy mức độ sinh lời và chất lượng tài sản tiếp tục được nâng lên trong kỳ.
Theo bizlive.vn
Lọc dầu Dung Quất: Loạt sếp đi tù, lợi nhuận, giá cổ phiếu kéo nhau lao dốc Lợi nhuận sau thuế đạt 300 tỷ đồng, giảm 86,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá cổ phiếu BSR hiện nay đã "bốc hơi" hơn 63% giá trị so với thời điểm mới niêm yết Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã: BSR) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2019 với lợi nhuận...