Bổ nhiệm lại Giám đốc lâm trường từng bị phát hiện lấn chiếm đất rừng
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký quyết định bổ nhiệm lại 1 giám đốc lâm trường dù trước đó ông này từng bị phát hiện có hành vi lấn chiếm rừng.
Ngày 18/3, thông tin PV VTC News có được, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 đối với ông Nguyễn Hồng Thái.
Trước khi có quyết định này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị có thông báo số 42 ngày 3/2 về việc bổ nhiệm lại chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp đường 9.
Bên cạnh đó, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị và Giám đốc Sở Nội vụ cũng thống nhất đề nghị việc bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hồng Thái ở tờ trình số 87 ngày 12/3.
Video đang HOT
Trang trại của ông Nguyễn Hồng Thái. (Ảnh: Hưng Thơ).
Đáng nói, trước đó vào giữa tháng 4/2019, ông Thái bị phát hiện lấn chiếm một phần đất của Công ty lâm nghiệp Đường 9 quản lý để làm trang trại cá nhân. Phần đất này ông Thái sử dụng trồng gần 1.000 cây cao su và làm ao cá.
Ở thời điểm đó, ông Thái giải thích phần đất làm trang trại này ông mua của người dân từ nhiều năm trước và thừa nhận đây là đất rừng do Lâm trường Đường 9 quản lý, ở thời điểm mua ông cũng biết rõ điều này.
Tuy nhiên, ông Thái lại nói việc ông làm trang trại là xây dựng mô hình thử nghiệm trồng cao su, trồng cây ăn quả, nuôi lợn… làm mẫu cho người dân cũng như cho cán bộ công nhân lâm trường, nếu thành công sẽ nhân rộng.
Đến ngày 31/5/2019, ông Nguyễn Đức Chính (khi ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) yêu cầu Thanh tra tỉnh Quảng Trị tìm hiểu. Tiếp đó, Công an tỉnh Quảng Trị, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị cũng vào cuộc. Từ đó, ông Thái mới trả lại diện tích đất rừng mượn và lấn chiếm.
Vào giữa năm 2020, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Trị có thông cáo báo chí, thông tin việc ông Thái mở rộng diện tích đất lâm nghiệp của Công ty Lâm nghiệp Đường 9 so với diện tích mượn ban đầu để làm kinh tế trang trại và trồng thử nghiệm cây cao su là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003 đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, cho rằng ông Thái khắc phục và trả lại đất cho công ty trước khi có chủ trương thu hồi đất, nên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị thống nhất không xử lý kỷ luật, song yêu cầu ông Nguyễn Hồng Thái phải kiểm điểm nghiêm túc để rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành với trách nhiệm là người đứng đầu công ty.
Lâm Đồng thu hồi gần 200 dự án liên quan đến đất rừng
Tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thu hồi 194 dự án với diện tích đất lâm nghiệp 29.676ha. Trong số đó, có 159 ha với diện tích 25.467ha phải thu hồi toàn bộ; 35 dự án với diện tích 4.209 ha thu hồi 1 phần.
Tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin về thực trạng quản lý rừng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 8822/BNN-TCLN ngày 16/12/2020. Kết quả kiểm tra cho thấy thực trạng các doanh nghiệp thuê đất rừng để triển khai dự án có để xảy ra sai phạm, khiến cơ quan quản lý nhà nước đã phải thu hồi hàng loạt dự án.
Cụ thể theo báo cáo số 508/BC-SNN ngày 31/12/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 329 dự án do 314 doanh nghiệp, hộ gia đình được giao, thuê đất lâm nghiệp để đầu tư triển khai dự án trên đất rừng.
Tổng diện tích đất được các tổ chức, cá nhân trên sử dụng là 52.956ha. Tuy nhiên, tại nhiều dự án đã xảy ra tình trạng các chủ đầu tư các dự án trên không triển khai; triển khai chậm tiến độ; không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ diện tích rừng được thuê; để rừng bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn. Một số đơn vị khác thì tự nguyện trả lại dự án.
Trước tình trạng trên, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thu hồi 194 dự án với diện tích đất lâm nghiệp 29.676ha. Trong số đó, có 159 ha với diện tích 25.467ha phải thu hồi toàn bộ; 35 dự án với diện tích 4.209 ha thu hồi 1 phần.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan Kiểm Lâm trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện các đơn vị chủ rừng có dấu hiệu che giấu hành vi vi phạm xảy ra trên diện tích được giao quản lý. Tuy nhiên vẫn còn 1 số đơn vị chủ rừng thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý để xảy ra các vụ vi phạm gây thiệt hại lớn đến diện tích rừng và số lượng lâm sản, gây bức xúc trong dư luận.
Cụ thể trong năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 47 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp có tính chất phức tạp, nổi cộm; gây thiệt hại 27,39 ha rừng và 629m3 gỗ các loại...
Năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện và lập biên bản 680 vụ vi phạm với diện tích rừng bị phá trên 45ha, 2.472m3 lâm sản bị thiệt hại. Đã có 83 vụ lấn chiếm mới đất lâm nghiệp với diện tích trên 15ha; 14 vụ tái lấn chiếm 6,8ha.
Đáng chú ý, số vụ vi phạm xảy ra trên diện tích do doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để triển khai dự án là 33 vụ với diện tích rừng bị thiệt hại 4,69ha, lâm sản thiệt hại 137m3. Trong số vụ vi phạm trên, có 25 vụ xác định được đối tượng, 8 vụ chưa xác định được đối tượng phá rừng...
Hơn 50 căn nhà xây trái phép trên đất rừng Ba căn nhà đầu tiên trong hơn 50 căn xây dựng trái phép trên đất rừng ở cửa ngõ Đà Lạt bị cưỡng chế sau nhiều tháng tồn tại. Lực lượng chức năng cưỡng chế căn nhà xây trái phép trên đất rừng, ngày 10/12. Ảnh: Khánh Hương Ngày 10/12, lực lượng liên ngành huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã cưỡng chế ba...