Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng vụ Bob Kerry Chủ tịch ĐH Fulbright
“Tôi cho rằng phía Mỹ và ban lãnh đạo ĐH Fulbright sẽ có quyết định đúng đắn phù hợp với xu thế quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 2.6 cho biết.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 2.6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey làm chủ tịch quỹ tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 2.6 rằng, những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam trải qua trong chiến tranh là to lớn và không gì bù đắp được.
Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết. Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc và tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng hướng tới tương lai, Việt Nam luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt -Mỹ.
Ông Bob Kerry.
Ông Lê Hải Bình cho biết, một số cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã có những đóng góp tích cực ở Việt Nam trong các lĩnh vực như ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ và hàn gắn vết thương chiến tranh.
Video đang HOT
“Với tinh thần đó, tôi cho rằng phía Mỹ và ban lãnh đạo ĐH Fulbright sẽ có quyết định đúng đắn phù hợp với xu thế quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước”, ông Lê Hải Bình nói.
Quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) được trao trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barrack Obama tới Việt Nam được xem là một dấu mốc phát triển quan hệ hai nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn ông Bob Kerrey – người từng tham gia vụ thảm sát năm 1969 tại Bến Tre – làm Chủ tịch FUV đang gây tranh luận tại Việt Nam và Mỹ.
Theo Danviet
Việt Nam kêu gọi tòa phán quyết công bằng vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ mong muốn Tòa trọng tài thường trực ra phán quyết công bằng, đúng luật đối với vụ kiện "đường lưỡi bò".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: VA
Trao đổi về việc Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) sắp đưa ra phán quyết liên quan đến việc Philippines cho rằng Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao chiều nay cho biết là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển năm 1982 (UNCLOS).
"Chúng tôi mong muốn PCA đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, và yêu cầu các bên liên quan tôn trọng nghĩa vụ pháp lý quốc tế được quy định trong Công ước quan trọng này", ông Bình nói.
Philippines hồi đầu năm 2013 đã đệ đơn kiện lên PCA, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Philippines cũng khẳng định một số rạn san hô và bãi cát ngầm Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải.
Tháng 10/2015, PCA thông báo tòa có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines. Trung Quốc sau đó tuyên bố không chấp nhận phán quyết từ PCA, giữ quan điểm tranh chấp với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cần được giải quyết song phương và không tham gia vụ kiện.
Trung Quốc đơn phương đưa ra "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn", nhằm tuyên bố chủ quyền với khoảng 80% diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước. Nhằm tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý này, từ năm 2014 Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Hành động này đã bị các nước lên án mạnh mẽ.
Tòa PCA dự kiến ra phán quyết về vụ kiện vào tháng này và các chuyên gia nhận định phán quyết nhiều khả năng có lợi cho Philippines.
Việt Anh
Theo VNE
Việt Nam kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn chương trình giám sát cá da trơn Việt Nam kêu gọi Hạ viện và Chính quyền Mỹ sớm có các bước đi tiếp theo để dỡ bỏ hoàn toàn Chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết. Người Phát ngôn Lê Hải Bình. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình...