Bộ Ngoại giao tiếp nhận “ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã
Sau một thời gian dài “hứng chịu” nhiều lời đồn đoán, chiều qua (8.5), căn “nhà ma” số 300 Kim Mã (Hà Nội) đã được Đại sứ quán Bulgaria bàn giao lại cho Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp nhận số nhà 300 Kim Mã từ Đại sứ quán Bulgaria tại Việt Nam.
Theo Thế giới & Việt Nam, chiều qua (8.5), tại Hà Nội, ông Nguyễn Trắc Bá, Cục trưởng Cục Phục vụ Ngoại giao Đoàn, Bộ Ngoại giao và bà Marinela Milcheva Petkova, Đại diện lâm thời, Đại sứ quán Bulgaria tại Việt Nam đã ký Biên bản bàn giao, tiếp nhận nhà số 300 Kim Mã. Theo đó, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam và đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Bulgaria tại nước CHXHCN Việt Nam đã tiến hành lễ ký biên bản bàn giao, tiếp nhận bất động sản giữa hai bên. Như vậy, căn nhà số 300 Kim Mã đã được trao lại cho phía Việt Nam để sử dụng theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Khu đất số 300 Kim mã có diện tích 3.243m2 được Đại sứ quán Bulgaria xây dựng nhà để sử dụng vào năm 1991.
Trước đó, thực hiện Hiệp định ký ngày 14.12.1982 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Bulgaria về việc trao đổi đất, mua và xây dựng các ngôi nhà để sử dụng cho các cơ quan đại diện ngoại giao của hai nước, phía Việt Nam đã cấp khu đất tại số 300 phố Kim Mã để Đại sứ quán Bulgaria xây dựng trụ sở và nhà riêng Đại sứ. Sau đó, phía Bulgaria đã tiến hành xây dựng ngôi nhà có diện tích 1.307m2 trên khu đất có diện tích 3.243m2 và công việc xây dựng được hoàn thành vào năm 1991. Tuy nhiên sau khi xây dựng xong, do không còn nhu cầu sử dụng nên phía Bulgaria đã bỏ trống từ đó đến nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau đó do không có nhu cầu sử dụng nên phía Bulgaria đã bỏ trống từ đó đến nay.
Những năm gần đây, đã có nhiều lời đồn đoán về căn nhà này và gọi đây là “nhà ma”.
Những năm gần đây, đã có nhiều lời đồn đoán về căn nhà này và gọi đây là “nhà ma”. Thậm chí có nhiều thanh niên và cả phóng viên đã đột nhập vào căn nhà này vào ban đêm để mục sở thị và thỏa mãn tính tò mò.
Về hành vi đột nhập này, đại diện UBND phường Kim Mã khẳng định căn nhà này nằm trên địa bàn phường Kim Mã nhưng lại thuộc quyền quản lý của Đại sứ quán Bungari nên về nguyên tắc, người lạ hoặc người ngoài không được xâm phạm vào vùng quản lý của nước khác.
Được biết, trong suốt thời gian qua, căn nhà số 300 Kim Mã vẫn có người trông coi nhưng mọi hoạt động bên trong lại im ắng.
Theo Hoàng Nam (Infonet)
Ngân hàng nhà nước dẫn đầu, Bộ Y tế áp chót bảng xếp hạng cải cách hành chính
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư Pháp, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 7 đơn vị có chỉ số cải cách hành chính (CCHC) thấp trong tổng số 19 bộ, cơ quan ngang bộ được đánh giá về CCHC năm 2017.
Đây là kết quả được công bố tại Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2017 của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 sáng ngày 2.5, tại Bộ Nội vụ do Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì.
Quang cảnh Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 ngày 2.5
Theo thông tin từ Hội nghị, kết quả Chỉ số CCHC năm 2017 của các bộ, ngành được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, đạt kết quả từ 80% trở lên, bao gồm 12 bộ, trong đó, Ngân hàng Nhà nước đạt chỉ số cao nhất với 92,36%. Sau đó lần lượt là các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Nhóm thứ hai, đạt kết quả chỉ số CCHC từ 70% đến dưới 80% gồm 7 bộ: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải, Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Uỷ ban Dân tộc.
Giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 19 bộ, ngành đạt được là 79,92%. Không có bộ, ngành nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 70%.
Kết quả xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2017 của các tỉnh, thành phố có sự thay đổi đáng kể so với năm 2016 khi mà sự quan tâm của lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố cho công tác CCHC ngày càng nhiều.
Cụ thể, so với năm 2016, có 9 đơn vị tăng điểm số là: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có giá trị tăng cao nhất là 8.09%. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đứng vị trí thứ nhất tuy nhiên giảm 0.32% điểm số so với năm 2016. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Y tế giảm mạnh nhất, lần lượt là 7.89% và 7.29%.
Kết quả cải cách hành chính năm 2017 được công bố tại Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 ngày 2.5
Đối với kết của của các tỉnh, thành: Tỉnh Quảng Ninh vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng năm 2017 với kết quả đạt được là 89,45/100 điểm, xếp thứ 2 là TP.Hà Nội và tỉnh Đồng Nai xếp thứ 3, Đà Nẵng xếp thứ 4 và Hải Phòng xếp thứ 5. Trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng cuối cuối bảng, tỉnh Quảng Ngãi là địa phương có chỉ số thấp nhất với 59,69 điểm.
Theo Bộ Nội vụ, đối tượng của bộ chỉ số này là 19 bộ, ngành Trung ương và 63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp bộ, ngành được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí và 79 tiêu chí thành phần. Thang điểm đánh giá là 100, trong đó: Điểm tự đánh giá của các bộ (có sự thẩm định của Hội đồng) là 63,5/100 và điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 36,5/100 điểm.
Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí, 81 tiêu chí thành phần. Thang điểm đánh giá là 100 (có sự thẩm định của Hội đồng) là 65,5/100 và điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 34,5/100 điểm.
Mục tiêu của hoạt động này là theo dõi, đánh giá một cách toàn diện, thực chất, khách quan, công bằng kết quả việc triển khai CCHC hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.
Thông qua Chỉ số CCHC xác định rõ mặt mạnh, mặt yếu trong thực hiện CCHC của các bộ, ngành, địa phường. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các nội dung CCHC...
Cũng tại Hội nghị, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam có báo cáo Kết quả triển khai Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam với Bộ Nội vụ trong triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2017.Đối với Bộ chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 (SIPAS 2017). Theo đó, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính chung cả nước là 80,90%. Tỉnh có chỉ số hài lòng về sự phục vụ cao nhất là 95,97%, tỉnh thấp nhất là 67,70%.Cụ thể, 6 tỉnh có chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính chung của tỉnh ở mức trên 90%, 12 tỉnh trong khoảng 85-90%, 13 tỉnh trong khoảng 80-85%, 19 tỉnh trong khoảng 75-80% và 13 tỉnh dưới 75%.Về sự mong đợi của người dân, tổ chức về việc cung ứng dịch vụ hành chính công nói chung trong cả nước tập trung ở 3 nội dung (được sắp xếp theo thứ tự từ mong đợi nhiều nhất). Đó là, mong đợi tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính (74,72% số người được hỏi); mở rộng các hình thức thông tin (56,22% người được hỏi); rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (41,49% số người được hỏi).
Theo Danviet
Nhiều người Việt bị thương trong vụ cháy ở Thái Lan đã được xuất viện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, trong vụ cháy chung cư Ratchethewri tại Bangkok - Thái Lan không có người Việt Nam thiệt mạng, 13 người Việt bị thương đến nay đã có một số xuất viện, các trường hợp khác đang được tiếp tục theo dõi và điều trị. Hiện trường vụ cháy tại Bangkok - Thái Lan Trước đó, ngày...