Bộ Ngoại giao phản hồi về vụ kiện tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa có công văn phản hồi đến Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp (Đà Nẵng) về việc khởi kiện vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa ngày 26/5/2014 trên vùng biển Hoàng Sa.
Công văn 3399/BNG-LPQT được ông Nguyễn Minh Vũ, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế (Bộ Ngoại giao Việt Nam) ký ngày 1/10 gửi đến luật sư Đỗ Pháp (Trưởng Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng).
Luật sư Đỗ Pháp tiếp nhận vụ kiện của vợ chồng chủ tàu cá ĐNa 90152
Trước đó, ngày 18/8/2014, Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp đã có Công văn số 63/2014/CV-VPLS “đề nghị Bộ Ngoại giao gửi Thông báo đối ngoại cho phía Trung Quốc yêu cầu phối hợp, hỗ trợ thông tin”.
Trong đó đề nghị phía Trung Quốc hỗ trợ cung cấp các thông tin về: Chủ sở hữu hợp pháp của tàu vỏ sắt mang số hiệu 11202, họ tên, địa chỉ, số lượng thành viên trên tàu 11202 tại thời điểm xảy ra vụ đâm chìm tàu ĐNa 90152 TS của ngư dân Việt Nam vào ngày 26/5/2014. Sau khi xảy ra va chạm, tàu 11202 có bị thiệt hại về người và tài sản hay không. Số liệu về thiệt hại nếu có.
Công văn 3399 của Bộ Ngoại giao cho hay, ngày 16/9/2014, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam – đã gửi Công hàm số 0781/CH-LS-BHCD tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đề nghị Đại sứ quán chuyển các yêu cầu của Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp tới Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Trung Quốc để giải quyết.
Video đang HOT
Công văn 3399 của Bộ Ngoại giao gửi đến luật sư Đỗ Pháp
Đồng thời tại Công hàm này, Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam – cũng nhắc lại việc Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp đã gửi Công văn số 30/2014/CV-VPLS tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam về cùng một vấn đề nêu trên và đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam sớm có thông tin trả lời gửi tới Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam.
“Tuy nhiên đến nay Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao chưa nhận được thông tin trả lời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam về những nội dung được nêu trong Công hàm số 0781/CH-LS-BHCD ngày 16/9/2014″, Công văn 3399 của Bộ Ngoại giao nêu rõ.
Theo luật sư Đỗ Pháp, việc Trung Quốc không trả lời Công hàm số 0781/CH-LS-BHCD của Bộ Ngoại giao Việt Nam hoàn toàn không nằm ngoài suy đoán của ông. Vì thế Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các bước tiếp theo thích hợp để đi đến cùng vụ kiện này.
Luật sư Đỗ Pháp cũng cho rằng, việc Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và có văn bản trả lời chính thức cho luật sư cho thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam đồng tình và ủng hộ quan điểm của Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp về vụ kiện này. Đây cũng là cơ sở để luật sư tiến hành các bước tiếp theo.
Công Bính
Theo dantri
Chánh án bị tố "làm tiền" ngay tại tòa: 10 triệu chưa đủ đi tỉnh!
Ngay tại trụ sở TAND huyện Triệu Sơn, từ Chánh án đến thẩm phán và thư ký đều hùa nhau "ngã giá" với bị cáo. Khi bị can đưa 10 triệu đồng, vị Chánh án nói luôn: "Ngần đó chưa đủ đi tỉnh".
Trong đơn tố cáo cùng đoạn ghi âm gửi các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Bá Quý (SN 1956, nguyên Chủ tịch UBND xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn) cho biết, ông bị truy tố về tội "cưỡng đoạt tài sản" và sẽ được TAND huyện Triệu Sơn đưa ra xét xử vào tháng 9/2014. Cho rằng mình bị oan nên ông Quý đã tìm đến Văn phòng luật sư Lê Quốc Hiền (trụ sở tại TP Thanh Hóa), nhờ bào chữa.
Trước khi phiên tòa diễn ra, ông Quý đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Niên, cán bộ bộ phận kiểm sát giải quyết án dân sự - VKSND huyện Triệu Sơn, nhờ bà Niên giúp ông chạy tội.
Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn- Nơi diễn ra vụ "làm tiền" chạy án
Ông Quý được giới thiệu đến gặp ông Lê Ngọc Hiệp, Chánh án TAND huyện Triệu Sơn. Tại phòng làm việc của ông Hiệp, cảnh "làm tiền" đã diễn ra.
Theo nội dung ghi âm mà ông Quý cung cấp, ông Hiệp hỏi: "Đây được mấy triệu?", ông Quý nói 10 triệu đồng. Ông Hiệp nói "Cứ cầm sang chỗ con Thu đi, tao sẽ điện cho nó, tao điện luôn này, con Thu (ý nói Thẩm phán Lê Thị Thu- PV) ở phòng số 2". Ông Quý hỏi 10 triệu là được chưa, hay phải thêm. Ông Hiệp nói "Chỗ đó chưa đủ đi tỉnh".
Ngành tòa án Thanh Hóa từng "nhúng chàm" Tháng 7/2013, TAND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra xét xử một cán bộ thuộc ngành của mình, đó là ông Đỗ Chí Nguyện, nguyên thẩm phán, Chánh án TAND huyện Mường Lát về tội "nhận hối lộ". Ông Nguyện bị TAND tỉnh này tuyên phạt 3 năm tù giam do liên quan đến việc nhận 10 triệu đồng của ông Vi Văn Dây và Len Văn Lưn (đều ngụ huyện Mường Lát), bị bắt vì tội trộm cắp, đưa hối lộ để được ông Nguyện xử án treo.
Khi được hướng dẫn sang phòng bà Thu, Ông Quý đưa cho bà Thu 10 triệu đồng nhưng bà Thu không nhận mà nói sang phòng gặp ông Lê Sỹ Thuần, thư ký tòa án.
Cuộc "ngã giá" lại tiếp tục diễn ra tại đây. Ông Thuần nói: "Cái tiền thuê luật sư sao không để lên đây mà phải đi chỗ mô cho khổ ra". Khi ông Quý đưa tiền, ông Thuần hỏi: "Tổng đưa sang toà nhiều không?", ông Quý nói hôm nay mới có 10 triệu đồng, ông Thuần chỉ đạo: "Anh cứ cầm 10 triệu xuống dưới tỉnh lo việc đi, còn anh là người nhà chị Niên thì anh em trên đây được đồng mô quý đồng đó. Anh là khoản 2 trong tội cưỡng đoạt thì ai mà lo được. Chỉ cần ai đó ở dưới tỉnh điện về thì sẽ lo được".
Sau khi nhận 10 triệu đồng, ông Thuần hỏi ông Quý: "Tất cả bên đây chỉ có chỗ đây hay đưa nữa?". Ông Quý cho biết sẽ đưa thêm, ông Thuần chốt: "Anh vứt xuống tỉnh 20 "cái", lo đây 10 "cái", tổng bên đây 30 "cái", được lòng trước khỏi mất lòng sau, chính xác 100%. Còn nếu anh không tin tôi thì anh cứ đi hỏi nơi khác, nhưng khi anh quay lại phải nâng lên một ít nữa, tính tôi rất thật...".
Khi ông Quý xin xuống 20 triệu thì ông Thuần không đồng ý, nói: "Tội cưỡng đoạt khoản 2 đ... ai cứu được".
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Ngọc Hiệp xác nhận giọng nói trong đoạn ghi âm đúng là của ông. Ông Hiệp cũng cho biết chỉ vì nể tình cảm chỗ chị Niên nên ông mới giúp và cho rằng đây là tai nạn nghề nghiệp. "Số tiền ông Quý đưa tôi không nhận mà anh Thuần nhận sau đó 1 ngày thì anh Thuần mang sang Công an huyện Triệu Sơn báo cáo" - ông Hiệp nói.
Ông Lê Huy Thịnh, Phó Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Hành vi trên của cán bộ TAND huyện Triệu Sơn là không đúng pháp luật, còn nhận tiền hay không cần phải được làm rõ. Tuy nhiên có lời lẽ không chuẩn mực, có đề cập đến mặt tiền nong. Còn cái câu các ông ấy nói "Chỗ đó không đủ đi tỉnh", tôi cũng đã hỏi ông Hiệp ý tứ câu đó, ông ấy nói: "Ý em là từ trên huyện xuống tỉnh cũng phải thuê xe cộ, lo chỗ ăn, chỗ nghỉ. Ý em thế thôi".
Cũng theo ông Thịnh thì khi nào có kết luận cuối cùng, TAND tỉnh sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để xử lý. Quan điểm của TAND tỉnh là xử lý nghiêm, còn nếu có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định.
Liên quan đến vụ việc, ngày 17/9, ông Nguyễn Thành Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ra các quyết định đình chỉ công tác đối với ông Lê Ngọc Hiệp - Thẩm phán trung cấp, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn; ông Lê Sỹ Thuần - Thư ký Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn và bà Lê Thị Thu - Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Triệu Sơn; để điều tra, làm rõ.
Bình Minh
Theo Dantri
Thanh tra Bộ Công an chỉ đạo làm rõ vụ tai nạn oan khuất tại Nam Định Liên quan đến vụ tai nạn giao thông thảm khốc khiến 2 người chết có dấu hiệu oan khuất tại huyện Mỹ Lộc, Thanh tra Bộ Công an đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Nam Định xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Như thông tin báo Dân trí đã đưa,...