Bộ Ngoại giao Nga: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt đang đến gần
Tình hình ổn định chiến lược giữa Nga và phương Tây đang xấu đi, mâu thuẫn đỉnh điểm sẽ gây ra chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường thế giới.
Hiện nay, các nền tảng pháp lý quốc tế về chế độ không phổ biến và kiểm soát vũ khí đang bị lung lay. Điều này dẫn đến sự mất ổn định chiến lược đã được hình thành trước đây giữa Nga và phương Tây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố mới đây tại trung tâm báo chí TASS.
Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Ảnh: TASS)
“ Các mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đã và đang gia tăng trong những năm gần đây. Nguy cơ về một cuộc đụng độ giữa các cường quốc hạt nhân đang dần hiện hữu. Nguyên nhân chính là các hành động nguy hiểm và vô trách nhiệm của phương Tây“, ông Sergei Ryabkov nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh đối thoại về ổn định chiến lược Nga – Mỹ đang bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, các chuyên gia Nga cho rằng, cơ chế kiểm soát vũ khí truyền thống không còn hiệu quả và kêu gọi Mátxcơva ngừng giải giáp, thay vào đó Nga “cần mở ra một mặt trận mới vì hòa bình”.
Nga và Mỹ hiện đang có nhiều bất đồng về vấn đề gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START 3), sẽ hết hiệu lực đầu năm 2021. Trước đó, vào tháng 2/2019, Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước giải trừ hạt nhân tầm trung ( INF), kí kết năm 1987. Ngay sau đó, Mátxcơva cũng tuyên bố ngừng thực thi INF.
Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết thêm, Nga sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán chính thức với Mỹ về ổn định chiến lược và an ninh quốc tế. Mátxcơva sẽ tiếp tục thuyết phục Washington gia hạn START 3 và cam kết tuân thủ thỏa thuận ổn định chiến lược này.
(Nguồn:TASS, Kommersant.ru)
PHONG VŨ
Theo VTC
Phản ứng của Nga sau khi Mỹ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất
Nga tuyên bố sẽ không để bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang, đồng thời nhận định vụ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Mỹ là "đáng tiếc".
Chính phủ Nga hôm nay (20/8) tuyên bố, vụ thử tên lửa hành trình phóng từ mặt đất của Mỹ là đáng tiếc và cho thấy, nước này từ lâu đã chuẩn bị cho sự đổ vỡ của Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Reuters
Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó hôm 19/8 cho biết, Mỹ đã thử nghiệm một tên lửa hành trình thông thường, có khả năng đánh trúng mục tiêu cách đó hơn 500 km. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên kể từ khi nước này quyết định rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung.
Bình luận về vụ thử, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Nga sẽ không bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang và vẫn không có ý định triển khai tên lửa trừ khi Mỹ khơi mào./.
Theo Thu Hoài/VOV1 (biên dịch)
Reuters
Trật tự thế giới bắt đầu thay đổi Ngày 2-8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước về Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga sau khi tố cáo Moscow vi phạm Hiệp ước, điều mà Nga đã nhiều lần phủ nhận. Ngay sau khi Hiệp ước chính thức bị hủy, cả Washington và Moscow đều tuyên bố được tự do phát triển và triển khai các tên lửa...