Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ ‘kịch bản Đức’ về hòa bình ở Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga vừa chính thức bác bỏ đề xuất được gọi là “kịch bản Đức” nhằm giải quyết xung đột tại Ukraine.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga tại Moskva. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Đề xuất này gợi nhớ đến tình hình nước Đức sau Thế chiến II, khi Tây Đức gia nhập NATO còn Đông Đức trở thành thành viên Khối Hiệp ước Warsaw.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ Izvestia (Nga) ngày 31/10, ông Rodion Miroshnik, Đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Nga, đã khẳng định quan điểm phản đối áp dụng mô hình này vào tình hình Ukraine hiện nay.
Video đang HOT
Theo đề xuất này, các vùng lãnh thổ do Kiev kiểm soát sẽ được gia nhập NATO, trong khi Nga vẫn duy trì quyền kiểm soát tại những khu vực họ đang nắm giữ. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga đã chỉ ra nhiều rủi ro tiềm ẩn từ kịch bản này.
Ông Denis Denisov, chuyên gia đến từ Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga, nhận định việc thực hiện kịch bản này sẽ tạo điều kiện cho NATO triển khai cơ sở hạ tầng quân sự, trực tiếp đ.e dọ.a an ninh của Nga. “Phi quân sự hóa Ukraine là một trong những mục tiêu chính trong chiến dịch quân sự đặc biệt của chúng tôi. Việc Ukraine gia nhập NATO hoàn toàn mâu thuẫn với mục tiêu này”, ông Denisov nhấn mạnh.
Nhà khoa học chính trị Igor Pshenichny cho rằng Mỹ đang thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến “kịch bản Đức”. Theo ông, điều này xuất phát từ lo ngại rằng cuộc xung đột càng kéo dài, số vùng lãnh thổ Ukraine nằm dưới ảnh hưởng của Mỹ sẽ càng giảm đi.
Tại Đức, vấn đề Ukraine đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong giới chính trị. Gần đây, ông Matthias Miersch, Tổng thư ký đảng Dân chủ Xã hội, đã kêu gọi công nhận di sản chính trị của cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder – người từng vấp phải chỉ trích vì mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo nhận định của Artyom Sokolov, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Nhà nước Moskva, xã hội Đức đang có nhu cầu thay đổi cách tiếp cận chính trị. Quyết định từ bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Đức, buộc chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz phải xem xét lại các chính sách hiện tại.
Tuy nhiên, chuyên gia Sokolov cũng lưu ý rằng những đề xuất mang tính xây dựng về vấn đề Ukraine thường vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ các bên liên quan.
Nga cảnh báo Ukraine về 'con đường dẫn tới vực thẳm' nếu gia nhập NATO
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cam kết với Ukraine về "con đường không thể đảo ngược" dẫn tới vực thẳm, chứ không dẫn đến liên minh này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: TASS/TTXVN
"Chính quyền Kiev cuối cùng cũng được hứa hẹn về một 'con đường không thể đảo ngược' dẫn đến việc gia nhập liên minh tại hội nghị thượng đỉnh NATO. Thành thật mà nói, tôi không biết con đường không thể đảo ngược này dẫn đến việc gia nhập liên minh sẽ như thế nào, nhưng tôi đoán rằng đó là con đường dẫn đến vực thẳm", hãng thông tấn TASS dẫn lời Zakharova nói trong cuộc họp báo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết quyết định của hội nghị thượng đỉnh về tư cách thành viên của Ukraine nhằm thúc đẩy người Ukraine tiếp tục chiến đấu.
Vấn đề Ukraine đã trở thành một trong những điểm chính trong Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra từ ngày 9 - 11/7 tại Mỹ.
Hội nghị kết thúc với rất nhiều ngôn từ tuyên bố về việc khối đồng minh sẽ tăng mạnh hỗ trợ lâu dài cho Ukraine, cả quân sự và kinh tế, bất chấp những cảnh báo của Thủ tướng Hungary Viktor Orban rằng NATO đang ngày càng rời xa mục đích thành lập ban đầu và những bước leo thang căng thẳng của tổ chức này sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, gây ra những hậu quả thảm khốc.
Dù không có mốc thời gian cụ thể nào, nhưng NATO khẳng định con đường hướng tới tư cách thành viên của Ukraine là "không thể đảo ngược". Đây được xem là thông điệp mạnh mẽ của NATO nhằm ủng hộ Ukraine. Cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder nhận định đợt cung cấp vũ khí mới là "một bước tiến quan trọng" thúc đẩy liên minh hành động thường xuyên hơn trong việc hỗ trợ Ukraine, giúp đưa Ukraine và NATO xích lại gần nhau hơn, dù chưa giải quyết được vấn đề chiến lược là khi nào Kiev sẽ trở thành một thành viên.
Những cam kết về hỗ trợ của NATO cho Ukraine dường như có tính toán chiến lược, được đưa ra sau khi Nga có vẻ tạo được "những đòn bẩy" quan trọng từ những sự kiện gần đây, như chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Moskva. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ và phương Tây xác định tiếp tục hậu thuẫn Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Với các khoản viện trợ và "đầu tư chiến tranh" khổng lồ cho Kiev, song song với các biện pháp trừng phạt và gây áp lực đối với Moskva, cơ hội cuộc xung đột Nga-Ukraine sớm được giải quyết thông qua đàm phán càng mờ mịt.
Nga tuyên bố chặn Ukraine mở mũi đột kích mới xuyên biên giới Nga cho biết nước này đã chặn Ukraine mở mũi tấ.n côn.g mới vào vùng Bryansk. Binh sĩ Nga vận hành hệ thống phòng thủ (Ảnh: Sputnik). Quân đội Nga, cùng với lực lượng biên phòng và các đơn vị Vệ binh Quốc gia đã đẩy lùi một nỗ lực xâm nhập vào vùng Bryansk, Thống đốc Aleksandr Bogomaz cho biết hôm 27/10....