Bộ Ngoại giao Mỹ truy tìm chai rượu 5.800 USD mất tích bí ẩn
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo đang tiến hành cuộc điều tra nhằm tìm kiếm một chai rượu trị giá 5.800 USD mất tích một cách bí ẩn.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, chai rượu Bộ Ngoại giao Mỹ đang tìm kiếm là món quà mà chính phủ Nhật Bản tặng cho cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/7 đã công bố một bản danh sách liệt kê các món quà mà các quan chức liên bang Mỹ được các chính phủ nước ngoài tặng vào năm 2019. Chai rượu trị giá 5.800 USD do phía Tokyo tặng ông Pompeo vào ngày 24/6/2019. Tuy nhiên, trong bản danh sách, chai rượu này đã được liệt kê là “không rõ đang ở đâu”.
“Bộ Ngoại giao đang xem xét vấn đề này và mở cuộc điều tra”, thông báo viết.
Video đang HOT
Theo New York Times , Mỹ có quy định rằng, các quan chức nước này được phép giữ các món quà được định giá thấp hơn 390 USD. Với bất cứ món quà nào có giá cao hơn mốc này, nếu họ muốn giữ lại, họ sẽ phải bỏ tiền túi ra mua.
Luật sư của ông Pompeo, William Burck, khẳng định thân chủ của ông không nhớ gì về việc nhận chai rượu và cũng không biết chuyện gì đã xảy ra với nó. Ông Pompeo cũng không biết về cuộc điều tra liên quan tới chai rượu.
New York Times dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, chai rượu này chưa được mua lại và chính phủ Mỹ đã yêu cầu phía thanh tra tìm hiểu về số phận của chai rượu.
Tờ báo trên cũng nói rằng, không rõ ông Pompeo có nhận món hay không vì vào ngày 24/6/2019 – khi các quan chức Nhật Bản giao chai rượu cho Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Pompeo đang đi công tác tại Ả rập Xê út.
Ông Pompeo giữ chức ngoại trưởng Mỹ tới ngày 20/1, khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ. Ông Pompeo được xem là một trong những nhân vật của đảng Cộng hòa dường như đang có kế hoạch ra tranh cử ghế tổng thống vào năm 2024, dù ông chưa xác nhận tin này.
Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược hàng đầu
Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken đã thực hiện chuyến thăm New Delhi, Ấn Độ, với sứ mệnh tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc tăng cường quan hệ đối tác và nhấn mạnh hợp tác trên các ưu tiên chung.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar trong cuộc họp báo chung tại New Delhi ngày 28/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyến thăm của ông Blinken đến Ấn Độ rất được dư luận quốc tế chú ý khi Washington coi New Delhi là một đối tác hàng đầu của khu vực châu Á, quốc gia đóng vai trò trụ cột trong liên minh "Bộ Tứ" cùng với Nhật Bản, Australia mà chính quyền Tổng thống Joe Biden thúc đẩy trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thịnh vượng và rộng mở. Chuyến thăm cũng diễn ra vào thời điểm đại dịch COVID-19 vẫn là bối cảnh chính chi phối toàn bộ đời sống chính trị - ngoại giao, kinh tế - xã hội không chỉ tại Mỹ mà còn đối với Ấn Độ.
Vị thế của Ấn Độ trong bản đồ chính sách của Mỹ ngày càng được nâng cao. Chuyến thăm của ông Blinken tới New Delhi ngày 28/7 là chuyến thăm thứ hai của một quan chức cấp cao nhất chính quyền Tổng thống Biden trong 6 tháng đầu tiên tại nhiệm, kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin công du Ấn Độ vào tháng 3 vừa qua.
Tại New Delhi, Ngoại trưởng Blinken đã hội kiến Thủ tướng Narendra Modi và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Subrahmanyam Jaishankar, thảo luận về nhiều vấn đề như tiếp tục hợp tác trong các nỗ lực ứng phó COVID-19, sự can dự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, việc chia sẻ lợi ích an ninh khu vực, các giá trị dân chủ chung và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã gọi mối quan hệ giữa hai nước là "quan trọng", đồng thời nhấn mạnh rằng: "Có rất ít mối quan hệ trên thế giới quan trọng hơn mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ". Ông nêu rõ Mỹ và Ấn Độ có quan hệ đối tác chiến lược bền chặt dựa trên các giá trị chung và cam kết hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Mỹ ủng hộ Ấn Độ vươn lên như một cường quốc toàn cầu hàng đầu.
Mỹ và Ấn Độ hợp tác trong một loạt các vấn đề ngoại giao, kinh tế và an ninh, bao gồm quốc phòng, không phổ biến vũ khí hạt nhân, hợp tác khu vực ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chống khủng bố, biến đổi khí hậu, y tế, năng lượng, thương mại và đầu tư, gìn giữ hòa bình, môi trường, giáo dục, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, vũ trụ và đại dương...
Đặc biệt, hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn đang đạt đến tầm cao mới, thông qua chia sẻ thông tin, sĩ quan liên lạc, các cuộc tập trận ngày càng phức tạp như Malabar và các thỏa thuận hỗ trợ quốc phòng như Thỏa thuận về an ninh và tương thích liên lạc (COMCASA). Tính đến năm 2020, giá trị các hợp đồng bán hàng quốc phòng của Mỹ cho Ấn Độ lên tới 20 tỷ USD. Thông qua Sáng kiến thương mại và công nghệ quốc phòng Mỹ - Ấn Độ, hai nước cùng hợp tác sản xuất và đồng phát triển thiết bị quốc phòng.
Mỹ và Ấn Độ cũng đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khi đều là những nước có mức phát thải carbon lớn nhất thế giới, đồng thời đi tiên phong về phát triển nền kinh tế xanh mới. Chính quyền Tổng thống Biden đã khởi động Chương trình đối tác về khí hậu và năng lượng sạch Mỹ - Ấn Độ để thúc đẩy đạt được các mục tiêu năm 2030 đầy tham vọng, trong đó Mỹ cắt giảm một nửa lượng phát thải khí nhà kính, còn đối với Ấn Độ là mục tiêu hướng tới 450 gigawatt công suất năng lượng tái tạo.
Tháng 4 vừa qua, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry đã đến Ấn Độ, thảo luận với giới chức New Delhi về tầm quan trọng của việc hai trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới hợp tác cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Theo quan hệ đối tác mới trong chương trình nghị sự 2030, Mỹ và Ấn Độ mong muốn khởi động Đối thoại hành động khí hậu và khởi động lại quan hệ Đối tác năng lượng sạch. Mỹ muốn phối hợp với Ấn Độ để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và nâng cao tham vọng toàn cầu trước thềm Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Glasgow, Anh.
Bên cạnh những vấn đề chiến lược, việc đối phó với đại dịch COVID-19 hiện nay đang trở thành ưu tiên hàng đầu mà cả Mỹ và Ấn Độ thúc đẩy trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken. Sau khi hỗ trợ cho Ấn Độ hơn 200 triệu USD nhằm đối phó với đại dịch COVID-19, Mỹ đang tiếp tục hỗ trợ thêm 25 triệu USD cho công tác tiêm chủng vaccine trên khắp Ấn Độ, tăng cường hậu cần chuỗi cung ứng vaccine, giải quyết vấn nạn thông tin sai lệch dẫn tới tâm lý do dự với vaccine trong một số bộ phận người dân, đồng thời giúp đào tạo thêm nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Đáng chú ý, Mỹ muốn thúc đẩy hợp tác với Ấn Độ trong hệ thống đối tác vaccine của nhóm "Bộ Tứ" nhằm cung cấp vaccine an toàn và hiệu quả cho khu vực, thiết lập một hệ thống an ninh y tế toàn cầu mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Cả hai nước đều hướng tới việc phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, trong đó Ấn Độ và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn và xa hơn nữa là phải tiếp tục vượt qua những rào cản đối với đầu tư song phương.
Ngoài ra, hai bên đã thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm cả vấn đề tại Afghanistan hiện nay, nhấn mạnh việc có chung lợi ích đối với một Afghanistan hòa bình, an ninh và ổn định. Với tư cách là quốc gia hàng đầu và là đối tác quan trọng trong khu vực Nam Á, Ấn Độ đã và sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển của Afghanistan, trong khi Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác để duy trì lợi ích của người dân Afghanistan sau khi rút quân.
Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin sẽ tổ chức cuộc đối thoại theo cơ chế "2 2" với các đồng cấp bên phía Ấn Độ tại Washington vào cuối năm nay. Ngoại trưởng Blinken cho biết: "Đó là một diễn đàn quan trọng để hai nước làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược và an ninh".
Với nhiều lợi ích và tham vọng đan xen, có thể nói quan hệ Mỹ - Ấn đang ngày càng đóng vai trò đáng kể trong việc tạo ra một động lực phát triển của khu vực. Những hoạt động mà hai nước cùng phối hợp thực hiện cũng đang góp phần định hình thế kỷ 21 và đó là lý do vì sao tăng cường quan hệ đối tác với Ấn Độ là một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu của Mỹ, dù là chính quyền của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa. Điều này tiếp tục thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Biden củng cố sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác được xem là quan trọng hàng đầu đối với Washington.
Mạng xã hội của nhóm Trump bị hack ngay khi ra mắt GETTR, mạng xã hội ủng hộ cựu tổng thống Trump, bị tin tặc tấn công ngay ngày đầu ra mắt với hơn 500.000 người sử dụng. "Vấn đề đã được chúng tôi phát hiện và xử lý trong vài phút. Tất cả những gì tin tặc có thể làm là đổi tên một vài tài khoản người dùng", Jason Miller, cố vấn cấp...