Bộ Ngoại giao khẳng định Đắk Đăm là của Việt Nam
Ngày 2-11, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết liên quan đến khu vực biên giới Đắk Đăm (tỉnh Đắk Nông, Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia).
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, lịch sử và quản lý thực tế để khẳng định khu vực này luôn thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của Việt Nam. Cũng theo ông Bình, Bộ Ngoại giao đang xác minh thông tin mà báo Campuchia đưa tin.
Trước đó, báo điện tử của Campuchia (vodhotnews.com) đưa tin ngày 25-10-2015, tại Paris (Pháp), Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói Việt Nam thông qua kênh chưa chính thức thỏa thuận chia đất tại khu vực giữa Đắk Đăm – Đắk Huýt (tỉnh Đắk Nông – Mondulkiri), theo đó Campuchia được 40%, Việt Nam được 60%.
VIẾT THỊNH
Theo_PLO
Video đang HOT
Tăng 1.800 giá dịch vụ y tế: Bộ trưởng Tiến hứa
Bô trương Tiên khăng đinh, khi điêu chinh gia dich vu y tê tăng theo hương tinh đung tinh đu, chăc chăn chât lương dịch vụ y tế se tôt hơn.
Ngày 1/11, trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời người dân về tăng giá dịch vụ y tế (DVYT) và chất lượng khám chữa bệnh.
Theo dự thảo thông tư về việc sẽ điều chỉnh tăng giá DVYT, viện phí vào cuối năm nay do liên Bộ Tài chính và BHXH đưa ra, tất cả bệnh viện cả nước cùng áp dụng một khung giá dịch vụ y tế, khoảng 1.800 dịch vụ kỹ thuật điều chỉnh tăng chi phí. Và chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh và tiền giường sẽ phân ở các hạng bệnh khác nhau.
Lý do được đưa ra là giá DVYT bao gồm 7 yếu tố chính như: các chi phí trực tiếp (thuốc, kim tiêm...); vật tư tiêu hao; điện, nước, rồi các yếu tố khác như lương và phụ cấp...
Hiện nay giá DVYT mới tính 3/7 yếu tố, do đó liên Bộ xây dựng điều chỉnh giá dịch vụ thống nhất các bệnh viện đồng hạng trong toàn quốc.
Theo Bộ trưởng Tiến, tăng viện phí sẽ tăng chất lượng khám chữa bệnh
Bộ trưởng Tiến cho biết theo lộ trình trước mắt, chỉ điều chỉnh giá dịch vụ đối với những bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, chưa phải là đối với người chưa có thẻ. Khi điều chỉnh giá dịch vụ, đối với người dân, đặc biệt đối với người nghèo được hưởng lợi nhiều từ việc tăng giá.
Hiện nay, đối với luật Bảo hiểm sửa đổi người nghèo được nhà nước mua 100% thẻ bảo hiểm và không phải đồng chi trả. Đối với những người thuộc diện chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số và người sống vùng biển đảo, vùng núi vùng sâu xa... thì cũng được hưởng như người nghèo.
Đối với người cận nghèo, nhà nước đã hỗ trợ mua 70% và nhiều địa phương đã mua nốt 30% cho người cận nghèo. Đồng thời chi trả hiện nay cũng chỉ còn 5%, nên cũng không tác động nhiều đến người cận nghèo.
Trước băn khoăn của người dân về việc điều chỉnh tăng giá DVYT liệu chất lượng dịch vụ có tăng theo, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, khi điều chỉnh giá DVYT tăng theo hướng tính đúng, tính đủ thì chắc chắn chất lượng DVYT sẽ tăng lên.
"Một giải pháp khá cơ bản và căn cơ đó là khi điêu chinh gia DVYT, trong đó co tinh phu câp đăc thu va tiên lương thi phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế vì thu nhâp cua họ được cải thiện tăng thêm để đảm bảo tái tạo sức lao động như vậy trách nhiệm cũng tăng thêm.
Mặt khác, khi BV tự chủ và gia dịch vụ tăng lên sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa cac đơn vị y tế công lâp với nhau, và giữa đơn vị y tế công lâp va ngoai công lâp nên băt buôc BV phai nâng cao chât lương thi mơi thu hut đươc bênh nhân. BV nao phuc vu tôt thi BHXH mơi ky hơp đông, nêu không sẽ giam nguôn thu cua BV. Khi cán bộ y tế được trả lương từ nguồn thu BHYT thì bắt buộc phải đổi mới toàn diện về phục vụ và đổi mới về tư duy từ chỗ ban ơn thành người phục vụ bệnh nhân, coi bệnh nhân là trung tâm của sự phục vụ", Bộ trưởng Tiến nói.
Cũng trao đổi với báo chí tại buổi họp báo hôm 26/10 về vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) khẳng định, việc tăng giá dịch vụ y tế mang lại tác động tích cực là chủ yếu.
Về mức giá chi trả của dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở KCB cùng hạng trên cả nước sẽ thống nhất. Người bệnh sẽ được cung cấp dịch vụ y tế công bằng, đồng đều ở tất cả cơ sở khám chữa bệnh, không phân biệt vùng miền.
Việc chi trả từ tiền túi người dân sẽ giảm đi và giảm rất mạnh. Toàn bộ chi phí thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là những chi phí trực tiếp như khấu hao, duy tu bảo dưỡng... từng bước được kết cấu vào giá dịch vụ y tế theo lộ trình và được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả.
"Người bệnh sẽ không bị thu thêm nhữngchi phí đã được tính vào giá dịch vụ y tế. Chúng ta đang hướng tới điều chỉnh giá dịch vụ y tế sao cho chi phí y tế từ tiền túi người dân giảm ở ngưỡng dưới 40% vào năm 2018, đây là cơ hội để thực hiện mục tiêu đó", ông Phạm Lương Sơn nói.
Bên cạnh đó, người dân sẽ được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo cơ chế chuyển dịch tài chính, khi đã tính cả tiền lương, tiền phụ cấp vào giá dịch vụ y tế rồi thì phần ngân sách Nhà nước trước vẫn cấp cho các cơ sở y tế để trả lương, trả chi phí thường xuyên...sẽ được chuyển sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, trong đó đặc biệt chú ý đến các nhóm người yếu thế trong xã hội.
Minh Thái
Theo_Báo Đất Việt
Kinh hoàng: Móc mắt con hàng xóm rồi tự sát vì tranh chấp đất đai Chỉ vì mâu thuẫn đất đai giữa hai gia đình mà một cậu bé vô tội ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy sắc màu cuộc sống. Wang Hsu là hàng xóm của gia đình cậu bé ở huyện Yushu, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Hai gia đình từ lâu đã có tranh chấp...