Bỏ ngô, trồng 2ha na trên đất dốc, mỗi mùa hái trái lãi 150 triệu đồng
Anh Nguyễn Bá Long, bản Mé Nếch ( xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) chuyển đổi 2ha diện tích trồng ngô sang trồng na. Sau mỗi mùa thu hoạch na, anh Long thu lãi hơn 150 triệu đồng, cuộc sống của gia đình anh ngày càng dư giả và xây được nhà cửa khang trang.
Na là loại trái cây được rất nhiều người ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon. Ngoài ra, na còn có tác dụng bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa mệt mỏi, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy trong nhiều năm trở lại đây, nhiều hộ sinh sống ở bản Mé Nếch, trong đó có gia đình anh Nguyễn Bá Long đã trồng na trên đất dốc mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình mỗi năm.
Anh Nguyễn Bá Long, bản Mé Nếch đang kiểm tra quá trình phát triển của vườn na.
Chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN, anh Nguyễn Bá Long cho biết: Tôi trồng na nhiều năm nay, tôi thấy đặc điểm của cây na không quá kén đất. Tuy nhiên muốn cây phát triển tốt nhất, thì phải trồng ở đất tơi xốp, dễ thoát nước. Trước khi tiến hành trồng na, tôi thường trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Hố trồng cây na, tôi đào rộng và sâu khoảng 50cm, khoảng cách trồng cây na là 3 x 3m hay 3 x 4m. Vì vậy mà vườn cây của gia đình tôi luôn xanh tốt và ít bị sâu bệnh.
Hiện nay anh Long có 1.600 cây na, trong đó có 460 cây đã cho thu hoạch quả.
Để đảm bảo cho vườn cây phát triển, anh Long đầu tư vốn liếng khoan giếng, lắp đặt ống dẫn nước khắp vườn tưới tiêu cho cây na. Nhờ cách chăm sóc tốt và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, năm 2018 vườn na của gia đình anh Long cho thu hoạch hơn 6 tấn, tăng đột biến so với mọi năm trước. Nhằm đảm bảo tính bền vững, mang giá trị cao, sản phẩm anh Long làm ra luôn hướng tới chất lượng hàng đầu: Sạch, hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, dùng nhiều phân hữu cơ.
Anh Long khoan giếng, mua máy bơm và téc nước để bảo đảm nước tưới cho vườn cây.
Theo anh Long: Hàng năm cứ đến mùa thu hoạch na, các thương lái thường gọi điện trước rồi đánh xe tải vào tận vườn thu mua. Từ lúc tôi chuyển đổi cây trồng trên đất dốc đến giờ, cuộc sống của gia đình đã dư giả lên hẳn, đầu ra cho sản phẩm lúc nào cũng ổn định, có lúc gia đình còn thiếu hàng để cung cấp cho các thương lái. Năm nay tôi thấy vườn na cho quả rất sai và đều, hiện 1 kg na tôi bán tại vườn với giá 40.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm tôi lãi hơn 150 triệu đồng.
Video đang HOT
Nhờ cách chăm sóc tốt,vườn na của gia đình anh Long luôn cho sai quả và chất lượng quả ngon.
“Tới đây tôi sẽ mở rộng quy quy mô hơn, hy vọng sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn hơn nữa cho gia đình. Điều tôi lo lắng nhất không phải là đầu ra ổn định, mà là bảo quản quả sau thu hoạch. Bởi loại cây này khá đặc thù, chỉ cần để kho 2 – 3 ngày không bán được là coi như vứt bỏ”, anh Long chia sẻ.
Anh Long đang trao đổi cách chăm sóc vườn nà với cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Mai Sơn.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Trần Đắc Thắng, Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, cho biết: Nhiều năm trước đây, trên địa bàn huyện cây ngô, cây sắn được coi là cây chủ lực, giúp người dân thoát nghèo. Nhưng vào thời điểm này những đồi ngô, sắn đã được thay bằng những vườn cây ăn quả, nguyên nhân của sự thay đổi là do cây ngô, sắn mất giá, người nông dân bắt đầu bỏ hoang đất đồi. Trước thực trạng ấy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã có chủ trương chuyển đổi diện tích đất dốc sản xuất lương thực ngắn ngày sang trồng cây ăn quả lâu năm như na, xoài, nhãn, bưởi, cam… để người dân phát triển kinh tế.
Na là loại trái cây có tác dụng bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa mệt mỏi… nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hiện 1 kg na được anh Long bán tại vườn với giá 40.000 đồng/1kg.
“Hiện, trên địa bàn huyện Mai Sơn có trên 6.000 ha diện tích cây ăn quả. Tính hết tháng 7/2019, huyện đã tiêu thụ gần 7.000 tấn quả (xoài, nhãn, thanh long, chanh leo), trong đó đã có gần 3.000 tấn quả được đưa đi xuất khẩu, kim ngạch đạt 2,053 triệu USD. Trong những tháng tiếp theo, bà con nông dân bắt đầu thu hoạch na để bán ra thị trường…”, ông Trần Đắc Thắng, Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn cho biết.
Theo ông Trần Đắc Thắng, nắm bắt được tình hình đó, huyện đã làm việc và liên kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm na, để mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con, giúp người dân yên tâm gắn bó với nông nghiệp. Việc trồng cây ăn quả đóng vai trò rất quan trọng, ngoài mục đích phát triển kinh tế còn làm tăng độ che phủ, chống xói mòn đất và bảo vệ rừng…
Theo Danviet
Cám cảnh: Dân Sơn La thấp thỏm bởi cứ đến hẹn lại...lụt mất trắng
Những ngày qua, nhiều hộ dân sinh sống ở tiểu khu 19/5 (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) luôn trong tâm trạng thấp thỏm như ngồi trên đống lửa vì nhiều diện tích hoa màu và cây ăn quả đang bị ngập trong biển nước, coi như mất trắng.
Tiểu khu 19/5 (Cò Nòi) nằm dọc Quốc lộ 6, do nơi đây là vùng trũng thấp, thiếu rãnh thoát nước. Hàng năm vào mùa mưa, gặp những trận mưa lớn kéo dài khiến nước lũ từ trên các đỉnh đồi, khe suối đổ dồn về gây ngập úng. Do ảnh hưởng cơn bão số 3 vừa qua, gần chục hecta khu vực sản xuất và vườn cây ăn quả của người dân biến thành biển nước. Thậm trí nước lũ dâng cao còn ngập cả vào nhà ở, làm cho đời sống của nhiều hộ gia đình bị xáo trộn.
Nhiều diện tích đất sản xuất của người dân tiểu khu 19/5 bị ngập mênh mông nước.
Theo ghi nhận thực tế của phóng viên tại khu vực bị ngập: Mưa lớn do ảnh ảnh của cơn bão số 3 vừa qua, đến nay đã qua gần một tuần nhưng nhiều diện tích cây ăn quả, nhãn xoài, bưởi và ngô, bí... của nhiều hộ dân ở tiểu khu 19/5 (Cò Nòi) vẫn đang ngập trong nước. Trong đó, một số loại cây đang trong thời kỳ thu hoạch như nhãn, ngô, người dân đành bỏ mặc do mực nước ngập quá sâu không thể thu hoạch được.
Nước ngập kéo dài nên nhiều diện tích cây trồng có nguy cơ chết úng.
Ông Nguyễn Quang Nhân, tiểu khu 19/5, cho biết: Khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, cứ vào mùa mưa là khu vực này lại bị ngập. Nước lũ đổ về không chỉ làm ngập đất sản xuất mà còn tràn vào bên trong nhà ở của nhiều hộ. Nước lũ từ các khu dân cư phía đầu nguồn chảy về kéo theo chai, lọ thuốc trừ sâu cùng rác, thậm chí có cả xác động vật chết...sặc mùi hôi thối rất khó chịu, mất vệ sinh. Vào mùa mưa cuộc sống của chúng tôi ở đây rất vất vả.
Ông Nguyên Quang Nhân, không khỏi xót lòng khi chứng kiến gần 1 ha cây ăn quả và ngô của gia đình đang bị ngập sâu trong nước cả tuần qua.
Chỉ tay về phía khu vườn mênh mông nước, ông Nhân cho hay: Hiện gia đình tôi đang có 1 ha cây ăn quả, nhãn và ngô đang bị ngập sâu trong nước, chỗ sâu nhất khoảng 10 mét. Mặc dù biết trước nước lũ sẽ làm ngập khu vườn, nên cả nhà tranh thủ thu hoạch chạy được một ít ngô, còn lại bị ngập hết vì không kịp.
Vườn nhãn trồng được 2 năm tuổi chỉ còn thấy ngọn nhấp nhô trên mặt nước. Trong đó, có một số cây nhãn trồng lâu năm đang chuẩn bị thu hoạch cũng đang bị ngập không thu hái được, một phần bị úng thối trong nước. Nguy cơ một số diện tích bị thất thu nếu tình trạng ngập úng tiếp tục kéo dài.
Theo phản ánh của các hộ dân, trước kia khu vực này không xảy ra tình trạng ngập úng như thế này.
Cũng theo người dân nơi đây: Bắt đầu từ năm 2008 trở về đây, do một số công trình xây xựng đã ngăn dòng chảy tự nhiên và các hang đá thoát nước bị lấp, không có rãnh thoát nước nên nước lũ đổ về cứ dồn ứ lại tại khu vực này, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân.
Nhiều diện tích ngô ngập trong nước đang bị thối hỏng.
Bà Trần Thị Thể, lên khai hoang và ở tại tiểu khu 19/5, từ năm 1973. Theo bà, trước đây không có tình trạng ngậm úng như thế này, khoảng 7 năm trở lại đây năm nào cũng bị ngập úng, ngập nặng nhất là 2 năm trở lại đây, hễ trời mưa to là nước ngập mênh mông.
Vừa rồi nhà tôi bị ngập, nước tràn cả vào trong nhà, ướt hết đồ đạc, một số đồ dùng sinh hoạt bị hư hỏng. "Vì không biết tính thế nào nên chúng tôi đành học cách sống chung với nước ngập, lần nào nước lũ dâng cao quá thì khuôn đồ đạc sang gửi nhà hàng xóm hoặc ở nhờ nhà hàng xóm, đến khi nước rút mới trở về. Năm ngoái nhà tôi bị ngập 4 - 5 lần, chết mấy con lợn.
Nhãn đang đến kỳ thu hoạch đang bị ngập sâu trong nước.
Hay như trường hợp của gia đình bà Đặng Thị Loan, vì nhà ở khu vực thấp hơn nên năm nào nước cũng ngập lên tận nhà khoảng 1 mét. Nước thấm vào tường nhà làm nứt vách.
"Nước kéo theo bùn đất rác rưởi chảy vào nhà, rất mất vệ sinh. Khi nước rút xuất hiện rất nhiều ruồi nhặng, mùi khó chịu. Sống ở đây rất vất vả, không biết bao giờ đời sống của bà con mới ổn định. Tại các cuộc họp tiểu khu bà con đã kiến nghị, mong muốn được giúp đỡ nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì", bà Loan chia sẻ.
Nhà bà Đặng Thị Loan bị nước lũ ngập cả vào trong nhà làm nứt vách.
Ông Dương Minh Quê, Tiểu khu trưởng tiểu khu 19/5, cho biết: Khu vực này cứ lần nào mưa kéo dài là bị ngập, diện tích thường xuyên bị ngập khoảng 7 - 8 ha, số hộ bị ảnh hưởng khoảng 10 hộ. Thời điểm ngập nhiều nhất là năm ngoái và năm kia. Nước rất mất vệ sinh, vì một số hộ phía đầu nguồn chăn nuôi lợn, làm bã mía, thậm chí vứt cả xác động vật ra suối... nên khi mưa to, nước lũ đẩy toàn bộ rác rưởi và các phế thải dồn về khu vực tiểu khu 19/5.
Theo Danviet
Trồng bạt ngàn hoa hồng trong thung lũng, kiếm vài trăm triệu Khu vườn hoa hồng của bà Lê Thị Minh, bản Tân Thảo (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ai đi qua cũng thích thú bởi khu vườn đẹp, hoa hồng nở đỏ rực. Chỉ trồng và chăm hoa hồng trên diện tích đất 6.000 m2 trong thung lũng mà mỗi năm bà Minh thu cả trăm triệu đồng. Trao đổi...