Bỏ ngay 10 thói quen xấu này khi lái xe ô tô nếu các chị em không muốn “xế cưng” nhanh hỏng
Cứ ngỡ đi xe ô tô thì chỉ cần chăm sóc và bảo dưỡng xe hơi đều đặn nhưng chắc hẳn nhiều chị em sẽ không ngờ rằng, chính những thói quen trong việc vận hành xe cũng có thể là lý do gây ra hư hại nghiêm trọng không thể khắc phục cho “xế cưng” của bạn.
1. Cố lái xe khi bình xăng sắp cạn
Việc người sử dụng xe thường xuyên để xe trong tình trạng còn ít xăng có thể khiến bơm xăng bị nóng và mòn.
Việc thường xuyên lái xe khi gần cạn bình xăng cũng không tốt bởi nhiên liệu ở đáy bình xăng của ô tô thường chứa đầy tạp chất như cặn và mảnh vụn. Kéo dài tình trạng này trong nhiều ngày, những tạp chất này có thể làm tắc nghẽn bộ lọc nhiên liệu và các đường dẫn, việc này sẽ buộc bạn phải mất chi phí sửa chữa.
Để bơm xăng luôn trong tình trạng tốt thì bạn nên giữ cho xăng trong bình luôn còn ít nhất khoảng một phần tư.
2. Chở quá nặng
Trong khi nhiều người thường cho rằng việc này không gây ảnh hưởng quá nhiều tới xe ô tô nhưng không biết rằng, chính thói quen này lại khiến trọng lượng của xe tăng lên, ảnh hưởng xấu đến mức tiêu thụ nhiên liệu, hệ thống giảm xóc và phanh.
Không chỉ thế, việc để nhiều đồ ngổn ngang trong xe cũng khiến cho không gian nội thất trong xe bị bẩn, hoặc gây ra các mùi khó chịu.
3. Lái xe nhanh liên tục
Không chỉ đẩy mức tiêu thụ nhiên liệu của xe, nó còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác do phải “làm việc” trong 1 thời gian dài liên tục.
Đương nhiên, việc lái xe nhanh liên tục trong 1 thời gian dài sẽ khiến mức tiêu thụ nhiên liệu tăng lên rất nhiều. Nhưng đó không phải là tất cả.
Thói quen này còn khiến các bộ phận của hệ thống truyền lực, thiết lập hệ thống treo và hệ thống phanh bị ảnh hưởng bởi phải hoạt động rất căng so với bình thường.
4. Đột ngột dừng/khởi động xe
Việc đạp mạnh ga để xe vút đi có thể mang lại cảm giác hứng khởi trong não người điều khiển nhưng thực tế lại tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu. Còn việc đột ngột đạp phanh xe lại dễ gây mòn má phanh và đĩa phanh. Vì vậy, các chị em hãy nhớ chỉ nên sử dụng khi gặp những tình huống nguy hiểm thôi nhé!
Video đang HOT
5. Tì tay trên cần số
Thói quen tì tay lên cần số tiềm ẩn rất nhiều tác hại không tốt cho xe.
Đây là thói quen hoàn toàn không tốt vì khi gặp những tình huống bất ngờ, người lái sẽ không kịp đưa tay lên vô-lăng để đánh lái, chưa kể nhiều chị em còn thường bị cuống trong khi xử lý tình huống, dẫn tới việc có thể khua khoắng nhầm, vô tình lại chuyển sang số khác.
Ngoài ra, tì tay lên cần số còn khiến cho cần gắn chạc điều khiển bánh răng bị mòn nhanh, gây hư hại cho hộp số.
6. Không quan tâm đến những biểu tượng cảnh báo
Những hỏng hóc này có thể khiến xe của bạn đột ngột phải dừng lại khi đang di chuyển.
Các đèn cảnh báo trên bảng tablo không tự nhiên mà sáng, nó chỉ sáng khi xe của bạn đang gặp vấn đề. Do đó, việc bạn không quan tâm đến những cảnh báo này có thể không gây nguy hiểm cho xe ngay lập tức nhưng sau một thời gian liên tục thì rất có thể, bạn sẽ phải chi ra không ít tiền cho việc sửa xe đâu đó.
7. Rà phanh liên tục khi đổ đèo
Có một điều mà các chị em nhất định phải biết khi lái xe đó là, khi phanh phải làm việc liên tục ở tốc độ cao, quán tính và ma sát lớn sẽ khiến đĩa phanh và má phanh nóng lên có thể cháy dẫn đến mất phanh. Ngoài ra, do làm việc dưới áp lực cao nên hệ thống thủy lực có thể bị vô hiệu hóa.
Bởi vậy, hãy hạn chế thói quen này nhất có thể nhé.
8. Không giảm tốc khi vượt ổ gà
Đi vào ổ gà hoặc gờ giảm tốc với vận tốc nhanh có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và liên kết của các bánh xe, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Bất ngờ đi vào ổ gà hoặc lái xe qua gờ giảm tốc với tốc độ cao mà không giảm tốc độ có thể khiến bánh xe của bạn bị vênh, bị nổ lốp hoặc bị hỏng nặng.
9. Không đợi nóng máy
Đây là một trong những thói quen lái xe xấu phổ biến nhất sẽ làm hỏng chiếc xe của bạn. Thói quen khởi động nhanh đặc biệt gây hại cho xe chạy bằng động cơ diesel. Do vậy, trước khi chạy, bạn nên chờ cho xe đủ ấm sau khi bật máy, đặc biệt là trong thời tiết lạnh hoặc xe đã lâu không sử dụng.
10. Không sử dụng phanh tay
Hãy nhớ, luôn sử dụng phanh tay để hạn chế áp lực lên hộp số.
Đối với xe số tự động, ngay cả khi đỗ xe trên đường phẳng và để chế độ P, lái xe vẫn nên sử dụng phanh tay. Theo các chuyên gia về xe cộ, khi đỗ xe, toàn bộ trọng lượng của chiếc xe đổ dồn về một bộ phận rất nhỏ chỉ bằng ngón tay là chốt đỗ (parking pawl). Đây là bộ phận rất dễ mòn hoặc gãy, do đó kéo phanh tay là biện pháp giúp trợ lực và tăng tuổi thọ cho chốt đỗ.
Theo đó, lái xe số tự động nên thực hiện theo các bước khi đỗ xe như sau:
- Đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay rồi sau đó chuyển vị trí cần số từ D về P. Lúc này mới tắt máy.
Lái xe đường dài ban đêm tài xế cần lưu ý những gì?
Tầm nhìn hạn chế, mức độ nguy hiểm và rủi ro sẽ tăng lên khi điều khiển xe trong đêm tối. Do đó, để lái xe an toàn vào ban đêm cũng cần có những kinh nghiệm và bí quyết nhất định.
Sử dụng chế độ đèn pha hợp lý
Chế độ chiếu xa (pha) sử dụng khi đường hầu như không có đèn, thông thoáng, ít xe di chuyển. Nếu đi theo sát xe khác hoặc giao thông đông đúc, đường có nhiều đèn, tài xế nên để chế độ chiếu gần (cos)
Khi đi trong thành phố, nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù 2 bên đường có lắp đèn cao áp vì đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe gặp sự cố. Nếu cần thiết, có thể bật đèn sương mù bởi nó không làm tài xế các xe chạy ngược chiều bị chói mắt, và có thể quan sát hai bên đường rõ hơn.
Đi ra ngoài thành phố có thể bật pha xa nhưng lưu ý chỉ bật khi thấy phía trước không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Cách tốt nhất khi muốn vượt là nháy đèn từ xa để báo cho tài xế xe chạy phía trước.
Bảo trì cửa sổ xe
Đừng làm giảm tầm nhìn vì kính bẩn. Giữ sạch kính chắn gió cũng quan trọng như việc quan sát cẩn thận khi lái xe ban đêm. Ánh sáng chiếu vào các vệt bẩn trên kính chắn gió, cửa số và gương chiếu hậu sẽ làm giảm tầm nhìn. Vì vậy, cần thường xuyên làm sạch kính xe bằng vải mềm.
Giảm nguồn sáng bên trong xe
Lái xe với hộp điều khiển quá sáng sẽ làm ảnh hưởng tầm nhìn khi lái xe vào ban đêm. Vì vậy, bạn hãy giữ cho ánh sáng ở mức thấp, và chắc chắn rằng đèn đọc sách đã tắt khi đang lái xe.
Điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ cho phù hợp để dễ đọc các chỉ số, nhưng cũng không nên để quá sáng gây chói mắt.
Nên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm, nếu không, bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha của các xe chạy phía sau.
Không nhìn vào những khu vực quá sáng
Nhìn thẳng vào đèn xe ngược chiều có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn vào ban đêm, và ảnh hưởng sẽ kéo dài cả khi xe đã đi qua. Hãy cố quan sát lề phải để giữ đúng làn đường trong khi chờ chiếc xe ở chiều ngược lại chạy qua.
Đi chậm
Đi chậm là nguyên tắc đầu tiên cần nhớ về tốc độ khi di chuyển ban đêm, bởi lẽ tầm nhìn hạn chế sẽ khiến tài xế mất nhiều thời gian hơn ban ngày để xử lý các tình huống trên đường. Nên nhớ, tốc độ hạn chế trên đường chưa hẳn là tốc độ hạn chế an toàn. Đừng sợ đi dưới tốc độ hạn chế, làm chậm luồng giao thông. Hãy cho xe khác vượt nếu thực sự cần đi chậm để đảm bảo an toàn.
Tập trung khi lái xe
Luôn luôn tập trung, kiểm tra để phát hiện phương tiện khác đang lưu thông khi muốn sang đường hoặc đỗ xe, ngay cả khi bạn đang đi đúng làn đường; quan sát khi đèn đỏ chuyển sang xanh và giữ khoảng cách với những phương tiện khác trên đường.
Nếu chùm đèn pha bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối có nghĩa là xe đang tiến gần đến vật cản hấp thụ ánh sáng. Hãy giảm tốc độ và cẩn thận quan sát.
Nghỉ giữa đường nhiều hơn
Lái xe buổi tối buộc tài xế phải tập trung nhiều hơn ban ngày, do đó hệ thần kinh dễ mệt mỏi hơn. Hãy tăng số lần nghỉ giữa đường so với ban ngày, bất cứ khi nào thấy cơ thể có dấu hiệu mất tập trung, dừng xe nghỉ ngơi chứ không nên chạy cố.
Uống một tách trà, cafe, ăn nhẹ hoặc nếu quá buồn ngủ thì tranh thủ chợp mắt một vài phút.
Audi phóng như điên và cú tông lạnh gáy Khoảnh khắc kinh hoàng khi chiếc Audi đang phóng tốc độ cao lao thẳng vào phía sau chiếc ô tô đang chờ rẽ. Tài xế Audi bỏ trốn ngay sau khi gây tai nạn. Nhân chứng cho biết, chiếc Audi đã bay qua cầu ở Stourbridge, West Midlands, nước Anh vào đêm ngày 15/3, trước khi tốc vào chiếc VW màu đỏ đang...