Bộ não ngăn cản chúng ta trả thù như thế nào?
Thật may mắn vì mỗi lần chúng ta khao khát trả thù, bộ não đều sẽ bật ngay cơ chế ngăn chúng ta hành động.
May có não bộ, chúng ta nghĩ đến trả thù nhưng không biến những suy nghĩ ấy thành hành động – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thực tế, chuyện nghĩ đến việc trả đũa, trả thù luôn rất bình thường và dễ hiểu. Ai đó làm chúng ta khó chịu, chúng ta sẽ tức giận và muốn ăn miếng trả miếng. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng thể hiện ra bằng hành động.
Lý giải điều này, các nhà khoa học Thụy Sĩ lần đầu tiên chỉ rõ cách thức chúng ta dập tắt ý nghĩ trả thù qua sự biểu lộ ở mức độ sâu nhất trong bộ não, theo NZHerald.
Video đang HOT
Để làm được như vậy, nhóm nghiên cứu đã phát triển một trò chơi mà trong đó, người tham gia nghiên cứu phải đối mặt với hành vi công bằng của một người chơi và sự khiêu khích không công bằng của người chơi khác.
Trong suốt quá trình, nhóm khoa học gia quan sát hình ảnh não của người tham gia để thấy những khu vực não nào được kích hoạt khi họ trải nghiệm sự bất công và trở nên giận dữ.
Tiếp đến, các nhà nghiên cứu cho người tham gia cơ hội để trả thù. Bất ngờ là khi đó, một bộ phận trong não đã nhanh chóng “bật”, nhằm ngăn chặn hành động ấy.
Cụ thể, các nhà khoa học thấy rằng vỏ não trước trán vùng lưng bên (Dorsolateral prefrontal cortex) càng hoạt động tích cực trong thời gian bị khiêu khích, người tham gia sẽ càng ít trả thù, theo NZHerald.
Bước đột phá này mở ra câu hỏi và hướng nghiên cứu tương lai nhằm giải thích xem liệu nếu kích thích vùng não này thì có thể ngăn chặn con người đánh nhau, gây hấn khi bị kích thích hay không.
Theo thanhnien.vn
Giúp đỡ người khác giúp ích cho sức khỏe của bạn
Theo nghiên cứu của Đại học Pittsburgh, giúp đỡ người cụ thể có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của chúng ta.
Ảnh minh hoạ: Shutterstock
Nghiên cứu gần đây được xuất bản trên Tạp chí Y học Hành vi cho thấy hành vi thân thiện với xã hội dưới hình thức giúp đỡ người khác có thể có tác động tích cực đến người giúp đỡ, theo trang Medical Daily.
Mục đích của nghiên cứu là để hiểu mục tiêu của sự giúp đỡ của chúng ta cũng tạo ra sự khác biệt về cách mà bộ não của chúng ta phản ứng.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm Tristen K. Inagaki và Lauren P. Ross ghi nhận những người tham gia cảm thấy được kết nối xã hội nhiều hơn khi giúp đỡ người khác.
Chức năng quét MRI cho thấy giúp đỡ người khác liên quan đến hoạt động thấp hơn ở vùng amygdala - cấu trúc nhỏ trong não có liên quan đến phản ứng sợ hãi và căng thẳng.
"Con người phát triển mạnh các kết nối xã hội và hưởng lợi khi họ hành động mang lại hạnh phúc cho người khác", các tác giả cho biết.
Theo thanhnien.vn
Giả dược là gì? Tại sao có người sử dụng giả dược lại có thể giúp bệnh? Giả dược có khả năng tạo nên một mối liên kết đủ mạnh giữa bộ não và cơ thể của bệnh nhân, giúp họ đạt được những kết quả tốt hơn trong điều trị. Như chúng ta hay có câu đùa: "Bệnh này có mà chữa bằng niềm tin", thì đúng là với nhiều người sử dụng giả dược với niềm tin họ...