Bố mẹ vừa mất, chị gái liền cho em trai 3 tuổi làm con nuôi, quyết định gây tranh cãi lại nhận được nhiều sự đồng tình vì lý do này
Đau lòng hơn cả là khi mồ mả bố mẹ còn chưa yên ổn, cô gái đã lập tức gửi em trai cho gia đình khác làm con nuôi.
Với mức sống ngày càng được nâng cao, nhiều người đã nghĩ đến chuyện sinh con thứ hai, thậm chí các đôi vợ chồng trung niên cũng không ngại ngần sinh thêm đứa nữa cho trọn vẹn.
Sự ra đời của đứa con thứ hai có thể làm một điều đáng mừng nhưng cũng có khả năng mang đến nhiều vấn đề khó giải quyết trong gia đình khi có khoảng cách tuổi tác quá lớn với người con đầu tiên.
Trong mắt những đứa con lớn, ngoài việc phải chia sẻ tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ, đứa em nhỏ cũng là người được chia phần thừa kế tài sản sau này. Ngoài ra điều bức xúc nhất chính là nếu bố mẹ không may xảy ra chuyện gì thì gánh nặng nuôi dưỡng đứa em sẽ đặt lên vai anh/chị khó có thể tránh khỏi, ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống của họ.
Mới đây, một cô gái người Trung Quốc 21 tuổi đã cho đăng tải một bài viết gây xôn xao dư luận. Cô cho biết sau khi bố mẹ qua đời, cô đã đem em trai 3 tuổi cho một gia đình khá giả nhận nuôi và đó được xem là một động thái giúp đỡ cuối cùng của cô dành cho em trai.
Theo lời kể của cô gái, lý do cô gửi em trai cho người khác nuôi là muốn bản thân thoát khỏi gánh nặng. Vốn dĩ cô luôn không đồng tình với việc bố mẹ sinh thêm em trai, dù gì bố mẹ cô cũng đã ngoài 50 tuổi, và cô cũng không muốn mình phải chăm sóc đứa em như một lẽ dĩ nhiên.
Sau đó, bố mẹ đã chuyển nhượng 2 căn nhà cho cô đứng tên, nghĩ rằng sẽ có thể giải quyết được phần nào sự bức xúc của con gái lớn. Nào ngờ mọi chuyện lại tồi tệ bất ngờ.
Video đang HOT
Trong một lần không may, cả bố và mẹ cô gái đều gặp tai nạn qua đời. Đau lòng hơn cả là khi mồ mả bố mẹ còn chưa yên ổn, cô gái đã lập tức làm hồ sơ cho em trai làm con nuôi.
Cô gái cho biết bản thân sống khá thoải mái và còn nắm trong tay 2 căn nhà của bố mẹ cho. Cô cảm thấy việc mình cho đi đứa em là rất hợp lý, không hề vi phạm pháp luật và không đáng bị người khác đánh giá, chửi bới.
Cô gái giải thích rằng đưa em trai cho gia đình khác nuôi là chỉ mong em có cuộc sống tốt và ấm no hơn. Ngoài ra cô nhấn mạnh rằng tài sản là do bố mẹ cô chuyển nhượng cho trước khi họ mất, không liên quan đến việc thừa kế, cô không cần phải chia cho em trai.
Câu chuyện khiến dư luận bàng hoàng vì sự lạnh lùng, nhẫn tâm của người chị gái nhưng cũng gây ra cuộc tranh luận trên mạng xã hội.
Nuôi một đứa trẻ không hề dễ dàng. Có người cho rằng nếu cô gái nuôi đứa em trai đồng nghĩa với việc cô sẽ khó có được một cuộc hôn nhân và gia đình hạnh phúc của riêng mình.
Một ý kiến khác đồng tình cho rằng việc một cô gái chưa chồng, vừa đi làm, vừa phải chăm em nhỏ, đưa đón đi học, lo toan cho cuộc sống… chẳng khác gì một người mẹ đơn thân. Cuộc sống như vậy thử hỏi một cô gái trẻ làm sao đủ can đảm để dấn thân vào?
Có bình luận cho rằng đối mặt với tiền bạc và lợi ích thì chẳng thể có tình nghĩa anh chị em hay máu mủ ruột thịt gì ở đây cả.
Có người nói, suy cho cùng sai lầm lớn nhất vẫn xuất phát từ quyết định sinh thêm con của hai vợ chồng lớn tuổi. Họ đã không giải quyết được mâu thuẫn với con gái lớn và còn nghĩ sẽ dùng tiền để bù đắp cho con gái. Đó là suy nghĩ vô cùng lệch lạc.
Mẹ vừa quay lưng đi, chị gái liền có hành động đáng sợ với em trai, cảnh tượng khiến mẹ day dứt hối hận
Nhân lúc mẹ không chú ý, cô bé 2 tuổi đã đánh và đạp vào đứa em nhỏ. Một lúc sau thấy em trai không có phản ứng, cô bé đã leo một chân lên ghế sofa, chân còn lại đạp vào bụng rồi đứng hẳn lên người em.
Nhiều gia đình có quan niệm đẻ thêm con để chúng có anh chị em cùng chơi. Tuy vậy, nếu khoảng cách tuổi tác giữa các con không quá lớn thì việc xảy ra mâu thuẫn, tị nạnh, tranh cãi nhau là điều khó tránh được. Đây là vấn đề khiến cho các phụ huynh khá đau đầu.
Cách đây không lâu, một đoạn video "gây bão" ghi lại cảnh cô bé 2 tuổi đối xử tàn nhẫn với em trai đã được chia sẻ chóng mặt và khiến cho bất cứ ai xem xong cũng rùng mình sợ hãi.
Mẹ của hai đứa trẻ cho biết hôm xảy ra sự việc, chị đang ở nhà chăm sóc cả hai con. Đứa con gái đầu của chị 2 tuổi và đứa con trai út mới được 5 tháng tuổi. Thời điểm đó, cậu con út được mẹ đặt ngồi trong ghế rung, con gái lớn thì chơi xếp hình trên ghế sofa ngay bên cạnh. Cả 3 mẹ con nói chuyện, cười đùa hết sức vui vẻ.
Lúc này người mẹ nhận được cuộc điện thoại nên chạy ra ngoài cửa nghe cho rõ. Không ngờ mẹ vừa quay lưng đi chưa đầy 5 phút, ở bên trong nhà liền xảy ra chuyện.
Nhân lúc mẹ không chú ý, cô bé 2 tuổi đã đánh và đạp vào đứa em nhỏ. Một lúc sau thấy em trai không có phản ứng, cô bé đã leo một chân lên ghế sofa, chân còn lại đạp vào bụng rồi đứng hẳn lên người em.
Trên tay đang cầm hộp nhựa đựng đồ chơi, cô chị liền úp lên mặt đứa em một cách vô tư. Cậu em nhỏ thì vẫn cứ ngỡ chị gái đang chơi với mình nên chỉ tròn xoe mắt nhìn một cách tò mò. Một lúc sau, cô chị còn ngồi đè lên người em. Cậu bé lúc này bị đau và sợ nên mới khóc ré lên.
Người mẹ đang đứng bên ngoài nghe tiếng khóc thất thanh của con trai thì chạy vào kiểm tra. Nhìn thấy cảnh tượng trước mắt, người mẹ không khỏi xót xa lẫn hối hận vô kể.
Nhiều người xem xong những hình ảnh này đã tỏ ra vô cùng sợ hãi. Nếu như người mẹ không xuất hiện kịp thời, không biết cô bé 2 tuổi sẽ tiếp tục có hành động bạo lực gì với em trai. Hậu quá có thể sẽ đáng sợ hơn thế nữa.
Có ý kiến cho rằng việc làm của đứa trẻ này hoàn toàn không có chủ đích muốn hại em mình mà chỉ xuất phát từ sự tò mò muốn nghịch phá. Tuy nhiên chính vì suy nghĩ chưa thấu đáo của trẻ, người mẹ cần phải có biện pháp giáo dục nghiêm khắc, giúp cho con nhận biết được những gì nên hoặc không nên làm, những hành động gây nguy hiểm và khiến cho người khác đau đớn.
Một số bình luận khác nhận định có thể trong tiềm thức cô bé này không thích em trai mình bởi sự xuất hiện của em đã khiến đứa trẻ phải chia sẻ tình yêu thương của bố mẹ, không còn được chiều chuộng giống ngày xưa. Vì không thích em trai nên cô bé mới ra tay làm đau em nhưng không nhận thức được mình đang gây tổn thương đến em.
Dù thế nào đi nữa, đây cũng là một bài học nhớ đời, nhắc nhở người mẹ cần phải cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc các con. Chỉ cần một chút lơ là thì các con có thể xảy ra nguy hiểm. Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần xem xét lại cách đối xử với con cho công bằng và hợp lý, phân chia thời gian chăm sóc đồng đều để đứa con lớn không cảm thấy tủi thân vì bị buộc phải chia sẻ tình yêu của bố mẹ.
Hai con tự chơi quá ngoan nhưng không động tĩnh, mẹ kiểm tra thì tá hỏa với cảnh trước mắt Nuôi một em bé trong gia đình không thôi đã là một điều chẳng hề dễ dàng, nếu có tới hai anh em cách nhau không xa (về độ tuổi) thì chắc hẳn mẹ sẽ rất đau đầu. Có rất nhiều cha mẹ chọn việc sinh hai em bé cách nhau không quá nhiều tuổi để "nuôi luôn một thể". Chắc hẳn đây...