Bố mẹ vợ vay 50 triệu chồng tuyên bố lấy lãi theo ngân hàng, thấy tôi mở két sắt, anh hoảng hồn sợ
Buồn hơn cả, khi gia đình vợ gặp biến cố, chồng tôi liền thay đổi thái độ. Trước đây khi ông bà có tiền thì anh quan tâm săn sóc.
Lúc họ không còn tài sản, anh liền lạnh nhạt hơn cả người dưng.
Sau khi kết hôn, nhờ được bố mẹ vợ tạo điều kiện giúp đỡ, cấp vốn cho làm ăn mà chồng tôi dần phát triển, có sự nghiệp riêng. Bởi thế, chỉ trong vòng 5 năm sau cưới, 2 đứa mua được nhà, sắm xe.
Tuy nhiên 2 năm trở lại đây công việc làm ăn của bố tôi gặp khó khăn. Kế toán công ty lại ôm tiền bỏ trốn khiến ông rơi vào tình cảnh lao đao, vay mượn khắp nơi lo trả lãi ngân hàng. Thời gian đầu bố tôi còn giấu không cho các con biết, tới khi công ty không thể cầm cự được, buộc tuyên bố phá sản, lúc ấy chúng tôi mới rõ mọi chuyện.
Buồn hơn cả, khi gia đình vợ gặp biến cố, chồng tôi liền quay ra thái độ. Trước đây khi ông bà có tiền thì anh quan tâm săn sóc. Lúc họ không còn tài sản, anh liền lạnh nhạt hơn cả người dưng. Thậm chí sợ ông bà liên lụy tới mình, anh còn không cho vợ con về bên ngoại.
Lúc bố mẹ vợ không còn tài sản, chồng tôi liền lạnh nhạt hơn cả người dưng. (Ảnh minh họa)
Lúc đầu tôi bàn với chồng bán mảnh đất vợ chồng mới mua để đầu cơ, lấy tiền cho ông bà mượn trả nợ nhưng anh không đồng ý với lý do:
“Đất đó mới mua chưa được giá. Bán giờ lỗ, ai bù cho tôi”.
Không muốn làm phiền các con, bố mẹ tôi quyết định bán nhà trả nợ rồi thuê 1 phòng trọ sinh sống. Thương ông bà tuổi già phải sống cảnh thuê trọ chật chội, ẩm thấp, tôi lại bàn với chồng:
“Nhà mình rộng, em muốn đón bố mẹ về chăm sóc. Ông bà vừa xảy ra chuyện như thế, sống xa con nghĩ ngợi nhiều sẽ ốm mất”.
Video đang HOT
Nhưng chồng tôi vẫn dửng dưng đáp:
“Cô đã lấy chồng đừng lúc nào cũng chỉ nghĩ cách lo cho nhà đẻ. Bố mẹ cô làm ăn không biết tính toán, phải tự chịu thôi, không thể đặt gánh nặng lên vai tôi được”.
Cuối tháng trước trên đường đi chợ, mẹ tôi bị ngã xe gãy chân. Nghe tin bà nhập viện, tôi vội vàng rút trong tài khoản 50 triệu đưa bố lo thuốc thang viện phí cho bà. Chồng tôi tuy khó chịu, không đồng ý với vợ nhưng trong tình huống cấp bách, anh cũng không thể cấm cản. Song phần nào hiểu tính con rể nên khi mẹ ra viện, bố tôi nói rõ:
“50 triệu đó bố mẹ chỉ vay các con. Khi nào có điều kiện, bố mẹ sẽ trả lại”.
Tôi động viên:
“Bố mẹ không cần trả chúng con. Lúc bố mẹ ốm đau, chúng con phải có trách nhiệm chăm lo, phụng dưỡng. Chỉ cần bố mẹ khỏe mạnh là chúng con vui rồi”.
Chồng tôi đứng bên, mặt lập tức tối sầm. Về tới nhà, anh quát tháo ầm ĩ:
“Cô giỏi rồi, dám tự ý vượt quyền cho tiền bố mẹ đẻ khi chưa hỏi qua ý chồng. Tôi nói trước, tiền tôi không phải vỏ hến nên không có chuyện cho không bố mẹ vợ. Hơn nữa chính bố mẹ cô cũng nói chỉ vay, vậy thì cứ tính theo lãi ngân hàng. Nói thật, với hoàn cảnh của ông bà, được tôi cho vay ngần ấy là tốt quá rồi. Thành phần vỡ nợ, ai dám tin tưởng đưa tiền cho”.
Hành xử của chồng khiến tôi thất vọng tột độ. (Ảnh minh họa)
Hành xử của chồng khiến tôi vừa sốc vừa tổn thương. Nghĩ lại khi xưa bố mẹ mình đầu tư bao nhiêu tiền của cho con rể không tiếc, vậy mà giờ anh lại tệ bạc với họ như vậy mà tôi ức. Không nghĩ ngợi thêm, tôi vào mở két sắt, lấy hết vàng cưới, sổ tiết kiệm, sổ đỏ ra đặt mặt bàn, tuyên bố:
“Chúng ta ly hôn. Vàng cưới bố mẹ tôi cho, giờ tôi lấy lại. Sổ đỏ, sổ tiết kiệm chia đôi, tôi với anh mỗi người 1 nửa. Tôi sẽ trừ 50 triệu bố mẹ tôi vay vào phần của tôi.
Anh nên nhớ, anh có được ngày hôm nay là nhờ bố mẹ tôi phần lớn. Thật buồn, chỉ bởi tôi chọn nhầm chồng khiến bố mẹ mất công mất của, dành sự lo lắng cho anh, đổi lại họ chỉ nhận được sự vô ơn, bạc bẽo. Nhưng không sao, tôi sai đâu sẽ sửa đấy, nhất quyết không nhắm mắt sai tiếp”.
Tới đây, chồng tôi mới vội xuống giọng nhận mình sai, suy nghĩ chưa thấu đáo. Tuy nhiên tôi vẫn dọn đồ sang ở với bố mẹ, nói rằng cần thời gian suy nghĩ xem có nên tiếp tục duy trì hôn nhân với anh. Nếu anh không thực sự thay đổi, tôi sẽ ly hôn.
Bố mẹ đến ở mấy ngày, vợ chỉ nấu lạc rang với đậu phụ, ông bà rời đi tôi mới vỡ lẽ
Khi bố mẹ vợ đến chơi và ở lại mấy hôm, ngày nào vợ tôi cũng than nghèo kể khổ, nấu cơm canh đạm bạc khó mà nuốt nổi.
Vợ tôi không quá xinh đẹp, điều kiện gia đình bình thường nhưng được cái hiền lành, dịu dàng và rất hiếu thảo với bố mẹ. Chính vì những điểm đó mà tôi quyết định lấy cô ấy làm vợ, nghĩ rằng cô ấy hiếu thuận với bố mẹ như vậy thì sau này ắt sẽ hiếu thuận với bố mẹ tôi.
Tuy nhiên, sự hiếu thuận của vợ đôi khi làm tôi phát bực. Sau khi cưới, vợ tôi vẫn chu cấp cho nhà ngoại đều đều. Tôi có góp ý, nói với vợ rằng bây giờ cần phải vun vén cho tổ ấm nhỏ của hai vợ chồng để ổn định cuộc sống trước đã, ông bà còn trẻ vẫn đi làm được sẽ thông cảm thôi.
Nhưng vợ lại nói: "Nhà em không có kiểu con gái đã lấy chồng như bát nước hắt đi. Trước khi cưới anh, em vẫn lo được cho bố mẹ, lấy chồng rồi không thêm được đồng nào cho bố mẹ thì thôi đi, chẳng nhẽ lại cắt bớt, vậy thì lấy chồng làm gì".
Nói mãi vợ vẫn vậy nên tôi đành mắt nhắm mắt mở cho qua. Lương của tôi để trang trải những khoản chi tiêu trong gia đình và trả khoản mua nhà trả góp, còn vợ sẽ dùng lương của cô ấy để hỗ trợ bố mẹ.
Kể cả khi có con, vợ tôi vẫn dùng tiền lương của cô ấy để chu cấp cho bố mẹ hàng tháng. Mỗi lần vợ chồng cãi nhau về việc này, cô ấy đều lấy chữ hiếu ra để áp chế tôi.
Vì chuyện gửi tiền cho nhà ngoại mà vợ chồng tôi cãi nhau nhiều lần. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, lòng hiếu thảo của vợ không chỉ dừng lại với bố mẹ mà còn dành cho cả em trai. Cô ấy nuôi em trai 4 năm học đại học, sau khi em ra trường còn mua xe, tìm việc làm cho em khiến tôi phát bực. Thà nhà tôi giàu có cho cam đi thì tôi cũng chẳng tiếc gì, nhưng đây con còn nhỏ, nhà trả góp chưa xong mà vợ cứ ôm tiền về cho nhà ngoại, một mình tôi gánh vác tất cả cũng mệt mỏi lắm chứ.
Chán nhất là em trai vợ, có lẽ vì có chị hỗ trợ đủ đầy, không thiếu thứ gì nên cậu đâm ra lười biếng và ỷ lại. Đi làm được 3 tháng là đổi việc một lần, rồi cuối cùng chán quá ở nhà chơi game, xem phim, không chịu đi làm nữa.
Dù vậy, cậu lại có cô bạn gái khá xinh xắn, hiền lành, nhưng rồi cô ấy lại có thai ngoài ý muốn nên nhà vợ đành đứng ra tổ chức đám cưới cho hai đứa.
Vợ chồng cậu lại muốn ra ở riêng chứ không muốn sống chung với bố mẹ, cũng chẳng muốn ở thuê. Tuy nhiên vì không có tiền mua nhà, cậu lại về vòi bố mẹ. Bố mẹ không có đủ tiền nên 5 lần 7 lượt đến làm phiền vợ chồng tôi. Hết cách, vợ chồng tôi đành góp cho cậu 150 triệu để mua nhà. Cuối cùng, bố mẹ vợ đành mượn thêm họ hàng để tổ chức đám cưới linh đình và mua nhà cho cậu.
Cứ nghĩ sau khi có vợ con, cậu sẽ thay tính đổi nết, sống có trách nhiệm hơn nhưng ngoan ngoãn, chăm chỉ được nửa năm, cậu lại như cũ. Khi bố mẹ vợ đã có tuổi, sức yếu, họ vẫn phải đi làm thuê, bán dưa cà để kiếm tiền hỗ trợ vợ chồng con trai. Thương bố mẹ vất vả, vợ tôi lại lấy tiền túi đưa cho bố mẹ hết lần này đến lần khác.
Vợ tôi hết lần này đến lần khác đưa tiền về cho nhà ngoại. (Ảnh minh họa)
Cách đây mấy hôm, bố mẹ vợ đến nhà tôi chơi, bảo sẽ ở lại đây vài ngày. Nhưng nào ngờ thái độ của vợ tôi lần này khác hẳn. Đầu tiên là vợ than nghèo kể khổ với bố mẹ, nói rằng dạo gần đây kinh tế khó khăn, bị cắt giảm lương nên chẳng kiếm được tiền. Những ngày sau, vợ toàn nấu cơm canh đạm bạc thết đãi bố mẹ, không lạc rang thì đậu phụ, cá khô, bữa nào tươi hơn thì có thêm quả trứng.
Bố mẹ than thở, trách móc vì chẳng mấy khi bố mẹ tới mà cho ăn cơm canh đạm bạc. Tôi cũng phát ngại khi nhìn mặt bố mẹ, tính nấu một bữa thịnh soạn để đãi bố mẹ vợ nhưng vợ lại ngăn cản. Tôi đứng ở giữa rất khó xử, nhưng vì đó là bố mẹ cô ấy nên tôi đành nghe vợ.
Được khoảng 5 ngày, bố mẹ vợ không chịu được nữa nên bỏ về nhà. Trước khi đi, mẹ vợ còn trách vợ chồng tôi bất hiếu.
- Bỏ ra 100 triệu, góp thêm tiền mua xe cho em trai kiếm kế sinh nhai mà cũng ki bo. Bố mẹ đến thì thết đãi lạc rang với cá khô, đúng là đồ bất hiếu. Em trai không đi làm, không kiếm ra tiền rồi vợ chồng nó bỏ nhau thì sao? Chị nỡ nhìn em mình như thế à?
Hóa ra trước đó bố mẹ đã hỏi tiền vợ tôi để mua xe cho cậu, nhưng cô ấy nhất quyết không cho nên ông bà mới đến tận đây ăn vạ, tính khi nào ôm được tiền mới chịu về. Biết mục đích của bố mẹ, vợ tôi mới phải nấu cơm canh đạm bạc như vậy để "đuổi khéo" ông bà về.
Vợ cũng tuyên bố thẳng từ nay sẽ không cho em trai tiền nữa, nếu bố mẹ sau này có nằm viện, ốm đau thì cô ấy mới hỗ trợ, chăm sóc. Hành động của vợ khiến tôi kinh ngạc, tôi thật không ngờ lần này vợ lại mạnh tay đến vậy. Tôi cứ tưởng cô ấy sẽ lại thỏa hiệp cho em trai tiền hết lần này đến lần khác, đến lúc đó tôi sợ cuộc hôn nhân của mình sẽ kết thúc mất, nhưng may mà vợ tỉnh ngộ sớm.
Mua nhà bố mẹ vợ cho 50 triệu, đêm hôm thấy ông bà thậm thụt ngoài sân tôi bật khóc Nghe con số này mà mặt tôi ngắn tũn lại, vì cho như thế tôi vay đâu chẳng được, cầm tiền của ông bà đến khi lại mang tiếng ra. Năm 27 tuổi tôi lập gia đình. Tôi vốn là trai phố, bố mẹ đều làm ăn buôn bán nên cũng có của ăn của để. Còn vợ tôi lại là người tỉnh...