Bố mẹ vợ lên chơi chồng chỉ đưa 50k đi chợ, nhìn mâm cơm thịnh soạn anh sốc nặng nghe bố vợ nói
Mâm cơm rất thịnh soạn, nào thịt bò xào thập cẩm, cá chép om dưa, sườn kho, rau và hoa quả đầy đủ.
Hóa ra vợ tôi cố tình giấu tiền riêng! Vợ tôi mang bầu bị động thai lúc 3 tháng nên nghỉ làm từ ấy tới khi sinh con. Sinh xong không nhờ được ông bà nội ngoại trông hộ, cô ấy ở nhà. Con cứng cáp cai sữa xong khoảng 2 tuổi thì mới mang gửi trẻ được.
Mấy năm trời tôi phải oằn lưng gánh vác kinh tế cả gia đình. Nhà vợ dưới quê chẳng có điều kiện, ông bà không chu cấp thêm gì. Mà vợ con khỏe mạnh thì chẳng nói làm gì, đằng này vợ chỉ ở nhà trông con mà để thằng bé ốm quặt quẹo suốt ngày đi viện. Bản thân cô ấy cũng không biết sức giữ sức khỏe cho bản thân, để ốm liên miên.
Tiền chi tiêu sinh hoạt đã đủ khiến tôi hết hơi, lại tiền thuốc thang viện phí cho vợ con, nhiều lúc tôi không thở nổi. Nhìn vợ con người ta lại về nhìn vợ con mình chẳng khác gì gánh nặng, tôi chán không để đâu cho hết.
Vợ tôi im lặng cầm lấy 50 nghìn, không nói lại câu nào. (Ảnh minh họa)
Nếu biết trước kết hôn sẽ thế này, tôi thà ở vậy một mình cho xong. Mà không thì cũng tìm người vợ khỏe mạnh, gia đình nhà vợ khá giả để còn được nhờ. Đúng là tôi không biết tính toán lo xa khi chọn lựa đối tượng kết hôn, bây giờ mới vất vả khổ sở thế này!
Tuần trước bố mẹ vợ tôi lên chơi thăm con gái và cháu ngoại. Ông bà chẳng có gì chỉ mang cho con cháu ít quà quê không đáng mấy tiền. Đang bất mãn sẵn lại nghĩ đến bố mẹ vợ ở mấy ngày chi tiêu tốn kém đủ thứ, tôi càng không vui vẻ. Đến bữa cơm, vợ gọi tôi vào phòng nói cô ấy hết sạch tiền rồi, muốn chồng đưa thêm tiền đi chợ.
Tôi mở ví vứt ra 50 nghìn, khẽ quát: “Bình thường cô tiêu cái gì mà hết sạch tiền? Cô đúng là ăn tàn phá hại, đã không làm ra tiền còn tiêu hoang, không biết tiết kiệm. Tôi vô phúc mới lấy phải cô. Không có tiền thì ăn rau ăn đậu thôi!”.
Video đang HOT
Vợ tôi im lặng cầm lấy 50 nghìn, không nói lại câu nào. Cho đến khi mâm cơm được dọn lên, tôi phải tá hỏa. Mâm cơm rất thịnh soạn, nào thịt bò xào thập cẩm, cá chép om dưa, sườn kho, rau và hoa quả đầy đủ. Tôi ăn cơm trưa trên công ty 50 nghìn cũng chỉ được một suất bình thường cho 1 người. Hóa ra vợ tôi cố tình giấu tiền riêng!
Suy nghĩ đó khiến cả bữa cơm tôi hậm hực không vui. Cho đến khi ăn uống xong xuôi, bố vợ mới đột nhiên lên tiếng làm tôi sốc nặng:
“Vợ chồng sướng khổ hoạn nạn có nhau. Con ốm đau là điều không ai mong muốn, vợ anh cũng vì chăm con thức đêm hôm mà ốm theo. Anh đàn ông khỏe mạnh không đỡ đần vợ thì thôi lại trách móc, chì chiết nó. Hai người đều lo cho gia đình theo mỗi cách khác nhau, hà cớ gì con gái tôi bị coi thường?
Tôi sẽ đưa mẹ con nó về quê. Bữa cơm hôm nay coi như chúng tôi mời anh làm bữa cơm chia tay. Nghĩ lại nếu biết trước con gái tôi lấy anh sẽ thế này, khi xưa tôi sẽ không đồng ý. Chuyện ly hôn có thể chưa nói tới nhưng tôi muốn anh và cả con gái tôi cần phải suy nghĩ kỹ lại. Hết sạch tình cảm thì ly hôn đỡ làm khổ nhau. Nếu tiếp tục sống cùng thì phải cư xử sao cho tử tế, đừng coi thường và vô tâm với người bên cạnh mình”.
Nghĩ về những lời của bố vợ mà tôi thấy hoảng hốt vô cùng. (Ảnh minh họa)
Lúc đó tôi mới biết bữa cơm là bố mẹ vợ bỏ tiền ra mua đồ ăn. Ông đã vô tình bắt gặp cảnh tôi vứt 50 nghìn cho vợ, cũng nghe hết những lời nói kia. Bố mẹ vợ rất tức giận và thương con gái, liền đưa ra quyết định như vậy.
Ông bà đưa vợ con tôi về quê rồi, chỉ còn lại tôi trong căn phòng trọ trống. Nghĩ về những lời của bố vợ mà tôi thấy hoảng hốt vô cùng. Có phải tôi đã sai quá rồi không?
Ngoại tình tuổi xế chiều: Mất 'cả chì lẫn chài' vì lời mật ngọt
Đàn bà mong manh, dễ bị mật ngọt dụ dỗ. Tuy nhiên, điều ấy dường như đúng với tuổi trẻ nhưng vẫn có đàn bà nhẹ dạ ngay cả khi tuổi đã xế chiều.
Đáng tiếc thay!
Ở cái độ tuổi 52, dẫu trông bề ngoài trẻ trung nhưng thực chất bà đã có cháu nội, cháu ngoại. Độ tuổi này, hầu hết người ta an yên với cuộc sống tuổi xế chiều cùng chồng con, cháu chắt thế nhưng bà lại không như thế.
Được nhiều người khen trẻ trung nên bà cứ ngỡ rằng mình còn rất sung sức và muốn tận hưởng phần đời còn lại theo cách của bà. Bà ăn diện, đi thẩm mỹ và làm đủ mọi cách để chứng tỏ bà chưa hề già.
Vào một buổi chiều nắng đẹp, bà gặp anh - một nghệ sỹ đương đại, bà thấy đời miên man đẹp bởi sự tâng bốc của người đàn ông lạ.
Bà đến với người đàn ông này rất nhanh chóng. Bà cho rằng "thời gian mình chẳng còn nhiều, phải tận dụng sống trong cảm xúc này. Nó thật tuyệt diệu".
Bà cũng có chồng nhưng không hạnh phúc. Chồng bà bước vào tuổi xế chiều với ngoại hình hom hem, già nua, thiếu sức sống mà theo lời bà lại còn thuộc loại "đàn bà" nói nhiều khi ở nhà. Cuộc sống của bà giờ thì rảnh rang, chỗ nào vui thì bà tới.
Người đàn ông nghệ sỹ hồi đầu săn đón bà lắm. Đưa bà lên mây xanh với những lời ngon ngọt, cùng với sự mới lạ, làm cho bà ngất ngây như sống trên tầng cao thiên sứ.
Được một thời gian như thế, rồi khi bà có tình cảm sâu nặng với họ, cũng là lúc người đàn ông nghệ sỹ bộc lộ bản chất đa tình của mình. Ông ta có nhiều cô bồ trẻ trung, sẵn sàng bên mình chỉ để lấy chút tiếng "bên người nổi tiếng". Ông ấy phóng khoáng trong tình cảm nên người đến, người đi như cơm bữa, chẳng mảy may làm cho buồn phiền. Ông ta xác định, cuộc đời nghệ sỹ không muốn ràng buộc bất cứ ai, ông chỉ muốn vui vẻ để có năng lượng cho sáng tác của mình.
Bà thì lại khác. Bà yêu và chăm chút ông ấy như con trẻ. Mỗi khi ông ấy trở trời đau lưng là bà là lo lắng, đôn đáo chạy hết ông lang này đến bác sỹ khác. Bà hân hoan vì sức khỏe của ông ấy ngày một tốt hơn. Tinh thần bà cũng theo đó mà phấn chấn. Biết tình sử của ông nghệ sỹ này nhưng bà hy vọng "nếu mình chăm sóc ổng như thế, ổng sẽ yêu thương và ổng sẽ là của bà".
Ông luôn nói lời ngọt ngào nên bà thật thà, dễ xúc động và càng hết lòng vì người tình. Có đồng nào tiết kiệm lôi ra sắm sanh trang hoàng nhà cửa cho ông ta, bồi bổ sức khỏe, ông ấy khỏe đẹp lên trông thấy. Ông từng thủ thỉ "nếu sống với chồng quá bức xúc thì sang ở với anh. Anh sẽ không để em cô đơn và thiệt thòi...".
Rồi khi thấy bà săn sóc ông ấy quá, yêu quá, thì ông lại... sợ. Người nghệ sỹ này không muốn gắn bó với bà. Ông ta nói "chúng ta không nên ở bên nhau nhiều vì sợ rằng anh sẽ nói lời tổn thương em".
Bà buồn. Hay nói một cách chính xác ra là đau khổ khi nghe nói vậy. Thế nhưng, bà chẳng thể xa ông. Hôm đó, bà dỗi và bỏ về. Về nhà rồi bà cảm thấy rất tủi thân. Bà thấy mình như người "thừa" khi ở bên người tình. Khi họ có cô bạn này, cô bạn khác đến chơi thì ông ấy vui vẻ với họ, bất chấp có mặt bà. Ông ta dành cho họ sự ưu tiên. Dành cho họ sự trân trọng. Còn bà, thì ông chỉ dành lời nói ngọt khi không có ai, khi ông bế tắc, khi ông ấy không có sự lựa chọn.
Ông từng nói: "Tại sao chúng ta không thể làm bạn tình nhỉ? Em vẫn có chồng và cũng vẫn có anh?".
Bà không chấp nhận được điều ấy. Bà đã nói lời từ biệt ông chồng già nua và đến với người nghệ sỹ ấy, nên bà chỉ mong họ là của bà, một mình bà mà thôi, và bà không ngại làm "bảo mẫu" chăm chút cuộc sống của ông, dẫu có khó khăn đến đâu.
Vì không chấp nhận kiểu yêu của ông như thế nên bà đau khổ lắm. Bà giận dỗi, bà khóc, bà nói chia tay. Nhưng mà, rốt cuộc, chỉ được một hồi rồi bà lại lăn lóc vì nhớ thương.
Chu trình đau đớn ấy cứ lặp đi lặp lại. Vào một ngày mưa bão, bà thấy không khỏe. Đi khám, bà té ngửa là bị bệnh... lậu. Đương nhiên, người làm bà lây bệnh là ông nghệ sỹ rồi, bởi lâu nay chi có gần gũi ai đâu. Ông chồng già đã từ lâu rồi không đụng chạm.
Bà sợ lắm. Bằng mọi cách, bà mua thuốc và động viên ông cùng uống, chữa trị mất rất nhiều tiền. Thế mà, ông ta vẫn vậy. Cuộc sống của ông ấy vẫn không thể thiếu những cô gái trẻ trung. Bà như phát điên, cuồng nộ như hồi mới lớn biết yêu.
Bà thấy xấu hổ mỗi lần gặp bác sỹ. Cứ như thế, tháng ngày sống trong hoang hoải của bà trong cuộc tình tuổi xế chiều cứ phải đi gặp bác sỹ thường xuyên. Bà thấy e ngại cho chính mình.
Đang lúc bối rối và lo sợ không biết xử trí ra sao thì cũng là lúc chồng bà phát hiện vợ chạy theo người đàn ông khác. Chồng dẫu "già" nhưng cũng không thể tha thứ cho bà vợ cũng đã "già" nhưng lại cứ tưởng mình rất non trẻ, chạy theo thứ phù phiếm một cách điên rồ. Tức giận, thất vọng... chồng làm đơn ly dị ngay sau đó. Cái kết thật đau cho bà, "mất cả chì lẫn chài" lại còn ê chề bệnh tật.
Đưa cô gái bụng bầu không có chỗ ở về cưu mang Thương Ngọc có hoàn cảnh khó khăn nên gần một năm nay, tôi không lấy tiền phòng trọ. Ảnh minh họa 8 tháng trước, lúc đó tôi đi tập thể dục buổi tối, thấy một cô gái trẻ mang bầu nhìn vẻ mặt khắc khổ, trên người đeo chiếc ba lô to, ngồi ở vệ đường. Lấy làm lạ, tôi đã lại gần...