Bố mẹ vợ gặp khó khăn nhưng con rể giàu có keo kiệt không chịu giúp, mẹ vợ nói 1 câu khiến con rể phải hối hận
Bà Thanh vừa dứt lời cũng là lúc Tuấn va phải ánh mắt thất vọng cùng sự xấu hổ của vợ. Khi ấy, chính bản thân anh ta cũng cảm thấy hối hận với câu nói dối của mình…
Sống với một người chồng keo kiệt, nhiều lúc Thủy cũng xấu hổ với bố mẹ và anh em h.ọ h.àng (Ảnh minh họa)
Tuấn là con rể út của ông Dưỡng, bà Thanh và cũng là người có kinh tế khá nhất trong số 3 chàng rể của gia đình.
Ngày con gái đưa Tuấn về ra mắt, bà Thanh khá ưng cậu con rể tương lai này từ ngoại hình, học vấn đến gia cảnh. Duy chỉ có một điều bà hơi lăn tăn là bạn trai của con gái có phần hơi hà tiện, chặt chẽ trong việc chi tiêu.
Nghĩ đó chỉ là con rể tương lai biết tính toán, tiết kiệm để lo cho cuộc sống sau này nên bà cũng không phản đối cuộc hôn nhân này. Bà tôn trọng quyết định của con gái và mong con tìm được bến đỗ hạnh phúc.
Thế nhưng, từ ngày về làm rể bà Thanh, Tuấn càng bộc lộ là một người chi li, thậm chí là ki bo quá mức. Ngay cả với bố mẹ vợ anh cũng hay tính toán thiệt hơn.
Nhiều lần phát hiện vợ hay biếu bố mẹ đẻ tiền, Tuấn tỏ rõ thái độ không hài lòng. Anh ta luôn miệng dặn vợ, tiền dư còn để đầu tư làm ăn, không thể phung phí được.
Video đang HOT
Mỗi lần nhà vợ có giỗ chạp, Tuấn cũng hay viện cớ bận việc để về sau nhưng thực chất là tránh về sớm để phải bỏ tiền mua cái nọ cái kia. Có lần, anh còn dựa vào mình là rể út nên “nhường” các anh chị lo liệu trước.
Dịp lễ, Tết cũng vậy, Tuấn cũng chỉ “khoán” cho vợ được chi tiêu trong khoản tiền đã quy định. Mang tiếng là chủ một doanh nghiệp, có nhà, có xe ở Thủ đô nhưng khi về Tết bố mẹ vợ, anh ta chỉ mừng tuổi mỗi ông bà 200 nghìn.
Nhiều lần bị vợ góp ý nhưng Tuấn vẫn giữ quan điểm cho rằng, mừng tuổi chỉ là hình thức và cho rằng, tháng nào vợ cũng gửi tiền về biếu bố mẹ hoặc mua thuốc bổ cho ông bà, thế là quá đủ rồi.
Sống với một người chồng keo kiệt, nhiều lúc Thủy – vợ Tuấn cũng xấu hổ với bố mẹ và anh em họ hàng nhưng vì anh ta là người biết lo cho gia đình, không để mẹ con cô phải thiếu thốn thứ gì nên Thủy cũng đành chấp nhận.
Đợt vừa rồi, vợ chồng bà Thanh có ý định sửa nhà nên gọi gia đình 3 cô con gái về để bàn bạc. Mọi người đều đồng ý với dự định này, thậm chí còn đưa ra ý kiến nên xây mới vì ngôi nhà xây mấy chục năm đã bị xuống cấp, nếu sửa chắp vá sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, mọi người đều đồng ý xây mới, chỉ có mình Tuấn là không có ý kiến gì. Dĩ nhiên, Thủy đoán được suy nghĩ của chồng. Có lẽ anh ta đang lo bố mẹ xây nhà tốn nhiều tiền và sẽ hỏi vay tiền của mình.
Đúng như Thủy nghĩ, khi mọi người bàn đến dự toán kinh phí cho việc xây lại ngôi nhà, Tuấn đã vội “rào” trước với bố mẹ vợ rằng đợt này công ty đang gặp khó khăn, cần nhiều tiền để lo việc. Anh ta cũng đang đau đầu phải đi vay mượn khắp nơi nên dù rất muốn nhưng không thể giúp bố mẹ được.
Lúc này, anh ta mới nói thêm: ” Con thấy căn nhà này vẫn tốt, sửa sang lại là được, đâu cần xây mới. Giờ đập đi xây lại tốn cả đống tiền. Mà bố mẹ cũng già rồi, làm làm gì cho khổ. Sau này thừa kế cho ai cái nhà ấy thì người đó xây”.
Sau câu nói của Tuấn, không khí gia đình như trầm xuống. Hơn ai hết, bà Thanh hiểu ý của con rể. Bà lên tiếng trấn an: “Con yên tâm, bố mẹ có ý định làm là đã tính cả rồi. Con không phải lo hay suy nghĩ quá nhiều đâu. Mà tiền hàng tháng vợ chồng con cho bố mẹ, bố mẹ cũng chưa tiêu đến. Mẹ vẫn để tiết kiệm để tích góp cho việc xây sửa nhà lần này. Thế cứ coi như vợ chồng con đã cho bố mẹ một khoản trước rồi. Thiếu đâu bố mẹ vay các cô, các bác mỗi người một ít là đủ. Còn việc thừa kế ngôi nhà này cho ai thì để sau này rồi tính”.
Bà Thanh vừa dứt lời cũng là lúc Tuấn va phải ánh mắt thất vọng cùng sự xấu hổ của vợ. Khi ấy, chính bản thân anh ta cũng cảm thấy hối hận với câu nói của mình. Nhưng câu nói đã thốt ra thì không thể rút lại được nữa…
Bố mẹ vợ lên chơi mấy hôm, nhìn cách mà chồng đối đãi tôi chỉ muốn ly hôn ngay tức khắc
Bố mẹ vợ lên chơi, chồng tôi tiếp đón không khác gì người xa lạ.
Tôi năm nay 30 tuổi, kết hôn được 3 năm. Cuộc sống của vợ chồng tôi khá ổn, đầy đủ. Hiện tại tôi đã có một cô con gái đầu lòng tròn 1 tuổi, vợ chồng tôi dự định tầm 3 năm nữa sẽ có con thứ 2. Công việc của vợ chồng tôi ổn định, chồng tôi thu nhập tốt, chịu khó làm ăn, không rượu bia, tiêu sài tiền hoang phí.
Hồi mới yêu nhau, tôi nhận ra ở chồng ý chí vươn lên, tinh thần lao động luôn chịu khó, không nề hà bất kỳ công việc nào miễn là chính đáng và có thêm thu nhập. Nhờ vậy mà từ chỗ còn nhiều khó khăn khi vừa mới kết hôn, đến nay vợ chồng tôi cũng đã có cuộc sống đảm bảo. Tôi cũng cho rằng, một phần thành công của vợ chồng tôi là từ tiết kiệm, biết cách chi tiêu hợp lý của tôi và chồng.
Thế nhưng, bây giờ không còn phải lo nghĩ về điều gì nữa thì chồng tôi vẫn giữ nếp chi tiêu tiết kiệm, khiến tôi cảm thấy khó chịu. Tôi mua gì cũng phải hỏi ý kiến của chồng, anh ấy còn bắt tôi nộp lương cho anh ấy nữa. Nhiều khi lĩnh lương về, mua bộ quần áo, mấy món ngon về cả nhà cùng ăn, vậy mà lại nhận được thái độ khó chịu từ chồng. Hết cằn nhằn, chồng tôi lại giở bài giận dỗi cũng chỉ vì tôi mua đồ gì đó đắt tiền về nhà.
(Ảnh minh họa)
Tôi cũng nín nhịn, mong chồng thay đổi từ từ. Thế nhưng, sức chịu đựng của tôi rồi cũng có giới hạn, chồng đối xử với tôi thế nào tôi cũng cho qua, nhưng đối xử tệ bạc, coi thường nhà vợ thì tôi không thể nào để yên được. Nhất là với bố mẹ đẻ tôi.
Cách đây một tuần, bố mẹ đẻ tôi từ quê lên khám bệnh, tiện thể thăm cháu. Đúng lúc tôi phải đi công tác không trì hoãn được. Trước khi đi, tôi còn dặn đi dặn lại chồng là nhớ phải chu đáo với ông bà ngoại, cơm nước tử tế. Đồ ăn ngon tôi mua sẵn để tủ lạnh, chịu khó nấu nướng cho ngon mà đảm bảo.
Vậy mà tôi đi về, mở tủ lạnh ra vẫn còn nguyên nào là gà, tôm, cá... Hỏi chồng vì sao đồ ngon vẫn còn nguyên thì anh ấy nói là ngày nào cũng cơm canh cho ông bà đầy đủ, mấy thứ ngon phải để hôm nào đông người, có việc mới ăn. Chứ có vài người, ăn không hết, ông bà đi khám bệnh chứ có phải lên dự tiệc đâu mà phải bày vẽ.
Hóa ra, mấy hôm bố mẹ tôi lên, anh ấy chỉ cho ăn quanh quẩn rau luộc, vài bìa đậu với một ít thịt bữa luộc, bữa rang. Trời nóng, chồng tôi cũng không bật điều hòa cho bố mẹ vợ nằm mát. Chưa hết, để tiết kiệm tiền, con rể còn chở xe máy luân phiên đưa bố mẹ vợ đến bệnh viện cho đỡ tiền taxi, bất chấp trời nắng nóng gay gắt.
Thấy tôi không hài lòng, chồng tôi liền nổi đóa với tôi: " Em đừng tưởng có tí tiền mà hoang phí nhé, mai mốt không kiếm được ra tiền có nước cả nhà đi ăn xin. Mà ông bà ngoại lên chơi, đã biếu cho cháu đồng quà tấm bánh nào đâu mà cứ đòi hỏi ăn sang, xe hơi đưa đón?".
Bố mẹ tôi cũng buồn, ông bà không trách con rể, nhưng nói với tôi rằng lần sau có lên khám bệnh cũng kiếm chỗ thuê trọ gần bệnh viện cho tiện, không muốn phiền con cháu. Tôi cũng thất vọng với chồng mình, anh ấy quá keo kiệt. Nhìn cách anh ta đối xử tệ bạc với bố mẹ vợ, tôi chỉ muốn ly hôn ngay lập tức. Tôi có nên đưa ra điều kiện với chồng phải bỏ ngay tính keo kiệt đó đi, hoặc là ra tòa ly hôn?
(Maichinh@...)
Chồng biếu 4 triệu/tháng cho bố mẹ nhưng bỏ quên nhà vợ, tôi khóc nghẹn khi biết sự thật Tháng nào chồng tôi cũng gửi cho bố mẹ 4 triệu và dặn dò ông bà đừng chi tiêu tiết kiệm quá nhưng tuyệt nhiên tôi chưa từng thấy anh nhắc đến bố mẹ vợ. Công bằng mà nói thì chồng tôi là người đàn ông yêu vợ thương con, luôn tôn trọng mọi ý kiến và quyết định của vợ. Có lẽ...