Bố mẹ vợ chưa đồng ý gả, chàng rể có màn cầu hôn “sốc hơn cả phim hành động” khiến dân mạng cười bò
Câu chuyện tình vừa đáng yêu, vừa khôi hài của bố mẹ thành viên này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng.
Nhiều chàng rể tâm niệm rằng để lấy được vợ thì phải lấy lòng cả bố mẹ vợ và làm cho họ tin tưởng để trao gửi con gái cho mình. Chính vì vậy, họ đã dùng vô số cách từ đơn giản đến phức tạp để lấy lòng bố mẹ vợ.
Mới đây, trong một hội nhóm khá đông người dùng, một thành viên tên T.M đã chia sẻ câu chuyện tình vừa đáng yêu, vừa khôi hài của bố mẹ mình. Theo thành viên này, bố cô không theo trường phái “ngôn tình” mà vẫn chiếm được cảm tình của bố mẹ vợ và vợ bằng những cách hết sức sốc và độc lạ.
Đầu tiên, để gây ấn tưởng với mẹ cô, bố cô đã trấn lột hết bút chì, sách vở của bà lúc đi học về. Chưa hết, một đêm khi nhạc phụ đang ngồi hóng mát thì ông cũng giả vờ đang đi bắt cướp bằng cách hô to: “”Cướp cướp, đợi tao thằng cướp kia!”
Xin nhạc phụ, nhạc mẫu đồng ý tổ chức đám cưới nhưng không nhận được sự chấp thuận, bác này “chơi lớn’ nhảy luôn xuống cái giếng cạn để “bày tỏ tình cảm”. Cuối cùng thì ông bà ngoại đành phải đồng ý rồi để bố mẹ cô lấy nhau.
Trích câu chuyện tình của bố mẹ được người dùng T.M kể lại:
“Bố mẹ tớ yêu nhau từ năm bà 19 tuổi. Theo lời bà kể thì đó là một “cú lừa có đầu tư chuyên sâu.” Chả biết lừa gạt nhau thế nào, 7 năm sau ngày cưới cắp nách xách tay 3 con vịt giời. Và 30 năm sau vẫn thấy kể suốt một câu chuyện “That’s cú lừa”. Chuyện ông tán bà thì 30 năm kể hoài không hết. Vẫn 1 cốt truyện nhưng mỗi lần kể một giọng điệu, cảm xúc riêng, thế mới tài. 3 cô con gái nghe đến 100 nghìn lần vẫn phải gật gù “công nhận ngày xưa ba oách xì quách thiệt nha”.
Ông bảo ngày xưa bà đi học qua nhà, xinh xắn hiền dịu. Ông đã rất mê nhưng phải ủ mưu bày trò cái đã. Thế là ông “trấn lột” hết bút chì, sách vở lúc bà đi học về. Bà về khóc ròng mách bố, được phen nhạc phụ đại nhân xách ba toong lên tận nhà quát cho toé khói.
Ấn tượng thế chưa đủ, ông giả vờ đuổi bắt cướp để lấy lòng cả nhà vợ tương lai. Một đêm trăng thanh gió mát, nhạc phụ đang ngồi xem chiếu bóng thì ông chạy rào rào qua hô rõ to “cướp cướp, đợi tao thằng cướp kia”. Nhạc phụ là biết tỏng nhưng cũng dần ưng ông con rê có tâm lại lanh lợi hết phần thiên hạ.
Video đang HOT
Tán tỉnh cưa cẩm được 1 năm ông muốn lên phường. Nhưng bà mới 19 tuổi. Bố mẹ bên ông bảo: “Từ từ con, đợi em nó nhớn thêm chút nữa”. Ông dỗi, ông nhảy xuống cái giếng cạn nhất định không thèm lên. Cuối cùng phụ mẫu phải thả dây xuống kéo và đồng ý cho ông lên phường lấy vợ theo đúng ý ông mới thôi.”
Câu chuyện của người dùng T.M đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Ai cũng khen độ lanh lợi, lươn lẹo “hết phần thiên hạ” của bố cô.
Trong khi đó một số người dùng còn nói đùa rằng không biết bố mẹ cô đã tuyển được con rể chưa. Và nếu tuyển con rể thì chàng rể cũng phải lanh lợi, “lươn lẹo” thượng thừa thì mới có thể chinh phục được bố vợ “lão luyện” như thế này.
“Ơ thế cho tớ hỏi bố mẹ cậu đã tuyển được con rể chưa”, một người dùng bình luận.
Câu chuyện tình đáng yêu, khôi hài của bố mẹ T.M vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của người dùng mạng.
Thi tốt nghiệp xong, sĩ tử giật mình với khối lượng sách vở mình đã học: Cao hơn cả núi, dài hơn cả sông
12 năm học, bạn đã sử dụng hết bao nhiêu lượng sách vở?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 vừa kết thúc, các sĩ tử sinh năm 2002 cũng vừa khép lại hành trình 12 năm đi học dài đằng đẵng. Nhất là với 3 năm cấp 3, áp lực thi cử, học hành luôn bủa vây các bạn vì đây là khoảng thời gian nước rút mà ai cũng cần tập trung nếu muốn hướng cho mình đến một trường đại học tốt.
Khi kỳ thi kết thúc, sĩ tử lại cùng nhau dọn dẹp lại sách vở để nhường chỗ chuẩn bị cho 4 năm đại học phía trước. Nhiều bạn bỗng chốc giật mình vì chỉ có 3 năm thôi nhưng sao sách vở lại nhiều đến thế, tài liệu lại có thể chất thành đống dày cộm như này sao? Nhiều người quay sang tự hỏi là suốt 3 năm, làm thế nào mình có thể vác hết vài chục ký đủ thứ thể loại sách vở, tài liệu trên lưng để đến trường, đến trung tâm luyện thi,...?
Ảnh: Trường Người Ta.
Ảnh: Trường Người Ta.
Ảnh: Trường Người Ta.
Nhìn lại đống giấy ngổn ngang như thế này mới thấy mình đã đầu tư công sức cho việc học nhiều đến thế nào. Những bộ môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh với hàng tá công thức, định nghĩa, thuật ngữ,... hàng loạt những phương pháp, cách giải bài, dạng đề cần học sinh học và ôn để có thể xử lý được nhiều câu hỏi hơn khi bước vào kỳ thi chính thức.
Còn Văn, Sử, Địa, GDCD, những môn học với lượng kiến thức, chữ nghĩa khổng lồ mà có bao nhiêu cuốn sách vẫn chưa đủ chứa hết. Thế nên, một quyển sách sẽ có thêm một lượng kiến thức mới. Cứ như thế mà 3 năm cấp 3 số sách vở mỗi học sinh đã đọc và tìm hiểu có thể lên tới con số hàng chục.
Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet.
Nhiều bạn sau khi thi xong đã thử "đo lường" lại khối kiến thức mình đã ngốn vào đầu. Có người đo được số chồng sách cao ngang ngửa mình, có người cân được lượng tài liệu lên tới vài chục ký. Quả thực, nhiều bạn sẽ bất ngờ về các con số này nhưng nếu nhìn kỹ lại khoảng thời gian đi học, thì những con số ấy lại trở nên rất thức tế. Nhiều tài khoản mạng xã hội sau khi xem qua các bức ảnh được đăng tải đã chia sẻ nhiệt tình:
Bạn T.T.Q bình luận: "Kiến thức chỉ có vài chục cân giấy chứ nhiêu, chưa kể sách giáo khoa rồi đi học thêm nữa!"
Bạn H.H thì hài hước chia sẻ: "Trọng lượng kiến thức đọng lại trong não tỉ lệ nghịch với trọng lượng kiến thức sách vở!"
Bạn H.N đồng cảm : "2 năm trước đem ra cân hình như gần 20kg thì phải, hóa ra năm 12 mình lại học nhiều đến như vậy!"
Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet.
Sĩ tử khiến dân mạng tò mò khi chuẩn bị cả lược và muỗng để đi thi Kỳ thi THPT Quốc gia đang tới gần và các sĩ tử giờ không chỉ nỗ lực ôn luyện mà còn chuẩn bị đồ đạc đầy đủ để đi thi. Tuy nhiên, mỗi thí sinh có một nỗi niềm riêng khi họ ngoài mang bút, thước, đồ dùng cần thiết còn kèm theo cả những thứ khá khó hiểu khiến dân mạng cũng...