Bố mẹ thường vỗ lưng khi con ho mà không biết nếu làm sai cách sẽ nguy hiểm tới tính mạng
Khi trẻ bị ho hoặc mắc nghẹn, cha mẹ thường dùng cách vỗ nhẹ vào lưng con nhưng không hề biết rằng nếu xử lý sai lầm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
Nhiều cha mẹ hay dùng phương pháp vỗ vào lưng trẻ để giảm các triệu chứng khi ho hay nghẹn thức ăn. Nhưng theo các bác sĩ thì việc này rất nguy hiểm bởi nếu làm không quan sát kỹ và làm đúng cách thì rất dễ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Không nên thấy con ho là vỗ vào lưng bé, nếu làm sai cách sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Bác sĩ nói rằng nếu đứa trẻ bị ho hoặc mắc dị vật nào đó thì bạn nên đưa đến bác sĩ bởi việc vỗ nhẹ vào lưng trẻ chỉ giúp triệu chứng giảm đi tạm thời. Hiện nay phần lớn các mẹ khi thấy con ho có đờm thường vỗ vào sau lưng bé, động tác này vô tình làm đờm vào sâu hơn trong phổi.
Còn trường hợp bé bị ho do mắc dị vật, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới tính mạng. Vật cản ở trong phế quản vẫn có thể tồn tại và gây nguy hiểm cho trẻ. Một vài ngày sau đó trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như sốt, hen xuyễn và những vấn đề sức khỏe tương tự nhưng cha mẹ thường không nghĩ rằng nó là kết quả của việc ho mấy ngày trước mà mình chưa xử lý triệt để.
Vậy vỗ rung long đờm như thế nào cho đúng?
Có nhiều cách vỗ rung khác nhau tùy theo lứa tuổi của trẻ (các bác sĩ có thể hướng dẫn trực tiếp cho cha mẹ phương pháp phù hợp khi thăm khám trẻ). Thông thường vỗ rung cho trẻ có thể theo cách như sau:
- Để trẻ nằm nghiêng, trên giường cứng, đầu thấp, mông cao hơn đầu khoảng 15 độ.
- Sau đó vỗ từ giữa lưng trẻ về phía cổ, vỗ 2 bên cạnh của cột sống
Video đang HOT
- Tay khum tạo độ rung, nảy.
- Vỗ từ 3-5 phút/ lần.
- Sau đó sẽ gây ho cho trẻ.
Khi trẻ ho sẽ giúp đờm bong ra và giải phóng vào đường phế quản, rồi bằng động tác ho hữu hiệu tống đẩy ra ngoài cơ thể.
Lưu ý khi vỗ rung: Vỗ khi trẻ đói bụng, cách bữa ăn khoảng 1,5 giờ và vỗ trực tiếp vào da trẻ. Khi vỗ, tay phải thật mềm mại, nhẹ nhàng tạo một lực cơ học vừa phải để làm bong đờm dịch.
Vỗ rung từ 2 đến 3 lần/ngày. Với phương pháp vỗ rung sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, hạn chế việc sử dụng kháng sinh kéo dài.
Trường hợp ho do mắc dị vật
Khi con bạn gặp phải tình huống như vậy, thay vì dựng bé dậy và vỗ lưng như thông thường, hãy đặt nằm đầu thấp úp mặt trên cánh tay. Dùng bàn tay kia vỗ 5 cái mạnh và nhanh vào lưng giữa hai vai bé. Nếu vỗ lưng không kết quả lật ngửa trẻ lên. Đặt hai ngón tay trên nửa dưới của xương ức ấn ngực 5 lần. Có thể thực hiện từ 6-10 lần thủ thuật này đến khi thức ăn được đưa ra ngoài.
Nếu phương pháp trên không có hiệu quả thì bạn ngay lập tức phải đưa bé tới bác sĩ để có phương án giải quyết tốt nhất, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo ngoisao.vn
Sáng ngủ dậy gặp phải những dấu hiệu này thì nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe ngay
Một vài dấu hiệu bạn gặp phải vào buổi sáng cũng có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà mắt thường không thể nhận biết được.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng để phục hồi lại năng lượng hoạt động cho ngày hôm sau. Do đó, nếu sáng ngủ dậy mà bạn gặp phải một số vấn đề sức khỏe sau thì nên chủ động đi khám ngay để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Hoa mắt, chóng mặt
Khi vừa tỉnh giấc mà gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt thì có thể là các mạch máu ở đốt sống cổ của bạn đang bị đè nén và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông máu lên não. Ngay lúc này, bạn đừng nên ngồi dậy luôn mà hãy nằm thêm khoảng 1 phút và từ từ ngồi dậy. Sau đó cũng đợi khoảng 1 phút nữa mới đứng dậy sẽ giúp tránh gặp phải cơn hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu lên não.
Tim đập nhanh, bụng đói cồn cào
Nếu tầm 4 - 5 giờ sáng tỉnh giấc mà thấy có tình trạng nhịp tim đập nhanh đột ngột, hoặc bụng đói cồn cào, người mệt lả không có sức thì nhiều khả năng là bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cổ họng có nhiều đờm
Với những người khỏe mạnh thì sáng ngủ dậy, cổ họng của họ thường không có đờm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề về phổi hoặc phế quản thì trong họng sẽ có nhiều đờm. Đặc biệt, nếu đờm tiết ra máu thì hãy cẩn thận vì có thể là dấu hiệu của bệnh về phổi như lao phổi, ung thư phổi...
Người cứng đờ
Vừa tỉnh dậy mà thấy người cứng đờ, các cơ, khớp không hoạt động linh hoạt thì rất có thể là bạn đang mắc các bệnh về khớp. Ngoài ra, một số người có tiền sử bị dị ứng như viêm cơ da, phát ban đỏ, đa xơ cứng... cũng có hiện tượng người cứng đờ vào sáng sớm thức dậy.
Miệng có mùi nước tiểu
Ngủ dậy mà thấy miệng có mùi nước tiểu thì có thể là bạn đang gặp vấn đề về dạ dày và gan, hoặc còn có thể là do bệnh về răng miệng. Để tránh gặp phải tình trạng này, hãy chủ động đi khám để kiểm tra sức khỏe của mình kỹ hơn.
Theo Helino
Sốt, ho, nặng ngực suốt 6 tháng do mảnh xương nằm trong phế quản Ngày 29/7, nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: Các bác sĩ Khoa Hô hấp của bệnh viện vừa vừa gắp thành công mảnh xương trong phế quản bệnh nhân bị hóc trước đó 6 tháng. Mảnh xương hủ tiếu được lấy ra từ phế quản bệnh nhân T. Cụ thể, bệnh nhân T.V.T., (63 tuổi) ở...