Bố mẹ sợ chết khiếp khi thấy con trai 2 tuổi nôn ra máu vì căn bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ
Khi bệnh nhi đang nằm trên giường bệnh thì bất ngờ em nôn ra máu khiến bố mẹ hoảng sợ.
Tiểu Đồng (2 tuổi) sống tại Đài Loan, có dấu hiệu đau bụng sốt cao trong khoảng thời gian dài nên được bố mẹ đưa vào phòng cấp cứu.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng, Khoa Cấp cứu nhi, Bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, tiến hành xét nghiệm máu và chụp X-quang cho bệnh nhi nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi bệnh nhi đang nằm trên giường bệnh thì bất ngờ em nôn ra máu khiến bố mẹ hoảng sợ.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cho biết, thông qua kiểm tra nội soi phát hiện tá tràng của bệnh nhi có nhiều vết loét, được xác định là viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời, bệnh nhi còn mắc thêm bệnh viêm gan B. Sau khi điều trị, tình trạng của bệnh nhi đã ổn định.
Tiểu Đồng mới 2 tuổi, nhưng đã mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ Ngô Xương Đằng gọi đây là trường hợp hiếm gặp, đồng thời cảnh báo 4 nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:
Video đang HOT
1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (H. Pylori).
2. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
3. Trẻ vị thành niên hút thuốc hoặc uống rượu đều có nguy cơ mắc bệnh.
4. Thường xuyên stress, căng thẳng, ăn uống không khoa học hoặc rượu chè ăn uống quá độ khiến dịch vị gia tăng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, trong nhà có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý khi thấy trẻ có biểu hiện đau bụng, ợ nóng. Sau khi trẻ ăn cơm khoảng 2 – 3 tiếng hoặc vào nửa đêm lúc bụng rỗng, trẻ có dấu hiệu đau bụng thì cần đặc biệt quan tâm và theo dõi tình trạng của trẻ.
Nếu trẻ đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu thì có khả năng trẻ đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, khi trẻ sụt cân đột ngột, chán ăn, nôn ói thì nên bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị.
Theo Ettoday/Helino
Bé 1 tuổi suy giảm nhận thức, nguy kịch tính mạng vì sự chủ quan của cha mẹ và cảnh báo của bác sĩ
Tiểu Hoa (1 tuổi) được bố mẹ đưa vào bệnh viện trong tình trạng tiêu chảy kéo dài 3 ngày, mắt lơ mơ, suy giảm nhận thức.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng, khoa nhi, bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp bệnh nhi là Tiểu Hoa (1 tuổi) được bố mẹ đưa vào bệnh viện trong tình trạng tiêu chảy kéo dài 3 ngày, mắt lơ mơ, suy giảm nhận thức, được chẩn đoán mất nước nghiêm trọng.
Thông qua tìm hiểu, bác sĩ Ngô Xương Đằng được biết, 2 ngày trước bố mẹ đưa Tiểu Hoa đi tiêm phòng. Sau 1 ngày, bé Tiểu Hoa bắt đầu có biểu hiện sốt, tiêu chảy. Bố mẹ đã đưa bé đến phòng khám địa phương và cho bé uống thuốc, nhưng tiêu chảy vẫn không thuyên giảm, mỗi ngày bé Tiểu Hoa đi ngoài 4-5 lần và ngủ chập chờn.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng đã chất vấn bố mẹ bé tại sao bây giờ mới đưa đến bệnh viện chuyên khoa. Bố mẹ bé đã trả lời rằng, họ nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ tại phòng khám địa phương là cho bé uống thuốc và uống sữa. Cho đến sáng nay, khi bảo mẫu chăm sóc bé nhận thấy tình trạng mắt lơ mơ, giảm nhận thức liền thông báo cha mẹ đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa khám.
Nhận thấy tình trạng của bệnh nhi nguy kịch, bác sĩ Ngô Xương Đằng đã tiến hành truyền dịch tĩnh mạch cho bệnh nhi.
Bác sĩ Ngô Xương Đằng cảm thán: "Dạo gần đây, tôi hiếm khi thấy trường hợp bệnh nhi mất nước nghiêm trọng như vậy, điều đáng nói bố mẹ của bé đều là nhân viên trong ngành y tế nhưng không nhận thức được tính nguy cấp của sự việc.
Nhận biết trẻ nhỏ mất nước nghiêm trọng sẽ căn cứ vào tinh thần của bé không ổn định, bé khóc không có nước mắt, hốc mắt lõm sâu, bụng rỗng có dịch đặc quánh, miệng lưỡi khô nứt, hô hấp khó khăn. Chân tay lạnh, ngủ lơ mơ hoặc ngủ không ngon. Bé tiểu ít hoặc không có nước tiểu hơn 6 tiếng, nước tiểu màu vàng đậm và có mùi nồng.
Đối với trẻ sơ sinh mất nước và tiêu chảy, lời khuyên dành cho mẹ là cần tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Nếu bé uống sữa công thức, mẹ nên tạm ngừng sử dụng sữa công thức có chứa đường cho trẻ. Đối với trẻ lớn, mẹ có thể cho trẻ uống nước gạo, cháo đặc giúp cải thiện tiêu chảy. Mẹ có thể tuân theo khẩu phần BRAT gồm chuối, gạo, táo, bánh mỳ lát giúp trẻ dễ dàng hấp thu và giảm tổn thương đường ruột".
Theo Ettoday/Helino
Có trường hợp mất mạng vì ăn thức ăn để qua đêm, bác sĩ cảnh báo 7 loại thực phẩm không để qua đêm Mùa hè đến, nhiệt độ tăng cao, vi khuẩn hoạt động tương đối mạnh, và các bệnh đường ruột đã dần bước vào mùa cao điểm. Các loại thức ăn để qua đêm, chính là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, cảnh báo mọi người phải chú ý. Nhiều trường hợp mất mạng chỉ vì ăn thức ăn để qua đêm...