Bố mẹ phải làm gì khi con bắt chước những “thói hư” của người lớn?
Rất nhiều cha mẹ lâm vào cảnh “ há miệng mắc quai” và con cái không nghe lời do bởi theo lý lẽ của con là “ Sao bố được đi dép vô nhà, còn con thì không?” hoặc là “Sao mẹ có thể thức khuya còn con phải đi ngủ sớm?”. Cách tốt nhất để con cái làm đúng những điều bạn muốn là hãy làm gương cho con.
Thật vậy, việc làm gương có sức mạnh giáo dục nhiều hơn bạn tưởng do trẻ thường có xu hướng học hỏi và bắt chước người lớn khá nhiều. Khi trong những lúc bực tức, cha mẹ vẫn tỏ ra điềm tĩnh và từ tốn nói chuyện với nhau thì trẻ cũng không có cơ sở nào để bắt chước sự lì lợm, ương ngạnh mỗi khi gặp chuyện không vừa ý.
Một trong những điều mà chúng ta biết rõ nhất là trẻ em thường rập khuôn theo cách hành xử của cha mẹ hay người lớn trong nhà. Điều đó có nghĩa là thái độ và cách hành xử của trẻ thường mô phỏng lại những điều mà chúng mắt thấy tai nghe từ lời nói và hành động của cha mẹ. Các em nhỏ học một cách vô thức hay có ý thức từ những việc cha mẹ chúng làm nhiều hơn là những gì cha mẹ chúng nói.
Cha mẹ là tấm gương đầu tiên cho các con
Trẻ học cách đối đãi với cha mẹ và những người khác qua những gì mà chúng tận mắt chứng kiến từ cha mẹ. Chúng cũng lặp lại một cách vô thức cách mà cha mẹ đối xử với hàng xóm, họ hàng, đồng nghiệp, nhân viên cấp dưới và thậm chí người giúp việc. Trẻ cũng học những thói quen của cha mẹ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Video đang HOT
Cho nên, bạn không thể dạy con sống ngăn nắp khi bạn bừa bãi, bạn không thể dạy con sống chân thành khi bản thân mình làm những điều xấu sau lưng người khác. Đó là lý do tại sao những bậc cha mẹ thành công nhận ra rằng họ phải là tấm gương cho con cái noi theo. Nếu muốn con cái trở thành người lịch sự, biết điều, lạc quan, có quyết tâm cao và ý chí tiến thủ, họ phải biểu hiện những phẩm chất này rõ nét nhất.
Hãy mang đến cho con cơ hội sửa mình bằng cách làm tấm gương cho chúng. Ví dụ, nếu bạn muốn dạy con làm chủ cảm xúc, bao giờ bạn cũng phải biết kiềm chế những cơn nóng giận nhất là khi bạn ở trong một tình huống dễ dàng mất tự chủ. Một khi con bạn chứng kiến bạn làm chủ được bản thân và tình huống một cách hiệu quả thì đến khi rơi vào một tình huống tương tự, chúng có thể dựa theo khuôn mẫu đó mà xử sự.
Nếu bạn muốn con trở thành một người có kỷ cương thì trước tiên bản thân bạn phải là người giữ đúng kỷ cương. Bạn không cần suốt ngày lải nhải ca thán hay thúc giục con làm việc này hay việc kia đúng giờ trong khi bạn không thực hiệ điều đó. Thay vì quát nạt hay “thiết quân luật”, bạn chỉ cần làm và trẻ sẽ học theo.
Nếu bạn cảm thấy những thói quen của mình là xấu, dễ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ, hãy sửa mình. Bạn càng sửa mình sớm bao nhiêu thì cơ hội “sửa con” càng lớn bấy nhiêu. Trẻ lớn lên từng ngày và tiếp thu những mặt tích cực tương đương với việc tiếp thu mặt tiêu cực, vì vậy đừng chờ đến khi “mất bò mới lo làm chuồng”.
Theo GĐVN
Tiếng yêu ú ớ
Như câu chuyện cổ về con chó sói - khi thò được một chân vào để sưởi, nó tiếp tục xin đưa thêm một chân nữa vào nhà. Quang tin rằng, mình sẽ lay động được tình xưa nơi Minh.
Minh là hoa khôi một trường đại học. Con gái học khoa văn vẫn luôn đẹp nhẹ nhàng, là đích nhắm của bao chàng sinh viên. Minh phải lòng Quang - chàng trai có đôi mắt sâu, đen, thăm thẳm như biển hồ. Những dòng thơ đầy cảm xúc của Quang đã lay động trái tim cô gái Hà thành. Họ đến với nhau. Đám cưới vui như vũ hội.
Cuộc sống nghèo của đôi trẻ chưa ra đời, chưa có gì tích lũy bắt đầu phát sinh những tổn thất tình cảm. Con khóc oe oe, mẹ cạn sữa, gánh áo cơm đuổi sau lưng. Ánh mắt lãng mạn mất dần, sự khó chịu, bức bối lan tỏa...
Thế rồi, một sự ngọt ngào ngoài luồng đã đến với người đàn ông. Trên bàn cân: một bên êm ái, nhung lụa; bên kia nhếch nhác, khó chịu. Kết quả dễ đoán: nhung lụa dịu dàng đã ôm cổ Quang, từ từ kéo tình yêu của anh xa khỏi Minh và kéo anh đi xa mãi. Minh đơn độc bên đứa con đêm đêm vẫn nằm khóc gọi bố. Hai mẹ con sống qua ngày bằng nghị lực của mẹ. Cuộc sống "vì con" luôn là động lực mạnh mẽ đưa phụ nữ vượt lên. Khi cậu con trai trở thành chàng trai của mẹ là lúc dinh cơ của Minh đủ để mọi người nể phục.
Người chồng ra đi có thêm một con trai. Tiếc thay, cuộc đời không mơn man, tình tứ như anh muốn. Nhung lụa, ngọt ngào thuở nào bắt đầu mỏi mệt sau những bươn chải mưu sinh và những màn tiêu pha vô tội vạ. Một ngày, người đàn bà rời đi, trong lặng lẽ. Quang hiểu, nhưng cũng không còn con đường nào khác. Quang đành lì, gửi thằng em qua nhà thằng anh nghỉ ngơi, ăn ngủ. Thằng bé Hai hồn nhiên, vô tư khi biết mình có một ông anh. Minh không từ chối được tình cảm của con trai dành cho cậu em côi cút. Cô cũng không tiếc thằng bé không nơi bấu víu, dù mỗi khi nhìn nó là tim cô lại nhói đau.
Quang mở lời xin Minh tha thứ. Tất nhiên, người đàn bà đủ sức sống và nuôi con một mình sẽ không còn dại dột tin vào lời hứa "anh sẽ thay đổi". Bị Minh từ chối, Quang đánh vào tình cảm của đứa con trai lâu nay thiếu vắng bóng hình cha. Dù con trai làm dữ, đòi mẹ phải tha thứ cho cha và "con muốn cha mẹ về với nhau", tình yêu của Minh dành cho Quang đã không còn nữa.
Minh cố tìm giải pháp để ổn định tâm lý cho con và cũng để chính mình khỏi áy náy, xót xa. Cô mua một căn hộ nhỏ để hai cha con có chỗ ở ổn định, như thể một phần con trai trả ơn sinh thành cho cha vừa giúp Quang có chỗ ở. Hai mẹ con Minh tiếp tục tích lũy cho cuộc sống bền vững. Quang rất buồn, nhưng chẳng thể trách Minh không mở lòng.
Đời lắm trớ trêu, khi hai cha con Quang bắt đầu yên ổn thì người đàn bà nhung lụa khi xưa xuất hiện, mang con ra đi. Còn lại một mình, Quang thả trôi bản thân vào những thói hư, tật xấu. Những cuộc nhậu nhẹt, bù khú với bạn bè, tiếng là để bàn chuyện làm ăn, thực ra chỉ để khỏa lấp nỗi chán ngán, trống trải trong anh. Chưa hết, Quang bị tai biến mạch máu não. Người mẹ già và cô em gái đón anh về quê trong buồn tủi. Minh bán căn hộ chung cư, đưa tiền cho mẹ chồng và em chồng, để xây lại ngôi nhà cũ nát mà bao lần anh đã hứa sẽ xây lại cho mẹ.
Quang bây giờ như đứa trẻ mới bi bô tập nói, cuộc sống chỉ quanh quẩn trên chiếc xe lăn và phải đợi mọi người phục vụ. Anh kết nối với thế giới bên ngoài bằng những câu thơ cũ. Khi chỉ còn một mình với sự cô quạnh, đọc lại câu thơ xưa, chút tình cũ như le lói bắt nhịp. Đôi lần, không kiềm chế nổi, anh gọi điện cho Minh, ú ớ: "Em ơi, anh yêu em". Đầu dây bên kia là sự im lặng.
Mẹ chồng già đến ngày kiệt sức. Minh tất tả đón xe về quê. Hai mẹ con nhìn nhau mừng tủi, như đã bao lần mẹ khóc với Minh: "Con trai mẹ hư với con, mẹ biết. Mẹ vẫn coi con là con gái". Minh ôm mẹ chồng "thì con đã thành con gái mẹ rồi". Bà vẫn khoe với lối xóm: "Trời thương mới cho tui cô con dâu như vậy". Hằng năm, Minh vẫn cùng con trai về thăm bà nội, giúp đỡ cô Út. Mẹ gặp Minh, cứ lấy vạt áo chấm nước mắt. Tuổi xuân con dâu theo mùa đi mãi. Bây giờ, mẹ là cánh hạc gầy, không biết về trời ngày nào, Minh xót lòng. Mỗi lần về, Minh đều tránh không xuống phòng của Quang. Cô không muốn nghe tiếng yêu ú ớ. Tình yêu bị hất đổ như bát nước, làm sao hốt lại cho đầy.
Theo Báo Phụ Nữ
Những dòng tin nhắn định mệnh ấy đã khiến tôi khóc ròng và giờ lại lung lạc khi sắp cưới Đọc hết những dòng chữ trên màn hình, tôi bàng hoàng, đánh rơi điện thoại xuống đất. Trong vô thức, tôi chạy ra ngoài lan can phòng, khóc ròng cả đêm. (Ảnh minh họa) Tôi không phải là cô gái xinh đẹp rạng ngời hay giàu có nhưng luôn tự tin về bản thân. Công việc của tôi là phụ trách nội dung...