Bố mẹ hoãn mua nhà, để dành tiền đưa con đi du lịch khắp nơi
Thay vì tích góp để mua nhà, mua xe, vợ chồng chị Lương đưa con đi du lịch xa, 5-6 chuyến mỗi năm.
“1 vợ, 2 con, 3 tầng, 4 bánh” là ước mơ của không ít gia đình trẻ hiện nay. Thế nhưng, giữa rất nhiều người lựa chọn việc tích cóp, tiết kiệm để có ngôi nhà hay siêu xe mơ ước thì chị Hiền Lương (hiện làm giáo viên ở Hà Nội) và ông xã lại có quan điểm khác. Anh chị dành tiền để làm điều quan trọng hơn, đó là đưa các con đi trải nghiệm, du lịch khắp mọi nơi.
2 em bé Soup và El đã được cùng bố mẹ khám phá nhiều vùng đất thú vị như Đà Nẵng, Hội An, Lý Sơn, TPHCM, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Bạc Liêu, Sóc Trăng… mỗi chuyến đi đều là một hành trình đặc biệt.
Vì được đi nhiều, khám phá nhiều nên cả Soup và El đều rất hoạt ngôn, hiếu động, tò mò về mọi thứ xung quanh. Bản thân chị Lương cũng muốn truyền cho con nguồn năng lượng tích cực và yêu đời nhất. Những chuyến đi của cả gia đình không đơn giản chỉ là di chuyển, mà đó là cơ hội để các con được tự do khám phá, trân trọng từng phút trong tuổi thơ của con mình.
Hoãn thời gian mua nhà, mong con nhiều trải nghiệm tuổi thơ
Hiện tại, tổ ấm nhỏ của chị Lương đang là một ngôi nhà thuê 2 phòng ngủ tại khu nhà tập thể ở Hà Nội. Các bé có sân chơi tập thể dục, thoáng và giá phải chăng. Với chị Lương, không gian sống này khá lý tưởng cho công việc, học tập, sinh hoạt của gia đình có trẻ nhỏ.
Mỗi người có một quan điểm sống riêng, có người coi có nhà có xe mới là một cuộc sống tốt cũng là cách hợp lý riêng theo hệ quy chuẩn của riêng họ. Với gia đình chị Lương thì điều đó cũng quan trọng, tuy nhiên chị cho rằng những trải nghiệm của các con cần thiết hơn.
“Bởi giai đoạn vàng hình thành gốc rễ, nhân cách nền tảng của các con chỉ từ 0-6 tuổi, con học tập thông qua trải nghiệm vui chơi, nhìn ngắm thế giới, cảm nhận thiên nhiên ở độ tuổi này rất thuần khiết và trong sáng. Tuổi thơ trải nghiệm lội suối hái quả, bơi lội ở vùng biển yên bình, đặt chân đến những điểm đến thiên nhiên cùng gia đình là điều mà tất cả những đứa bé nào cũng mong ước. Ở thời điểm hiện tại, mình vẫn quyết định ưu tiên hiện thực hóa ước mơ này của các con.
Video đang HOT
Sau này lên các cấp tiểu học, cấp 2, 3, các con đâu còn nhiều thời gian trải nghiệm ngoài học và chỉ trải nghiệm 1-2 lần năm vào mùa hè hay các kỉ nghỉ lễ. Nên tận dụng được thời điểm nào, hợp lý nhất cho con và gia đình thì mình thực hiện thôi”, chị Lương chia sẻ.
Theo chị Lương, việc để dành cho các con đi chơi, dù chơi loanh quanh hay ở xa đều là điều nên làm đối với tất cả các gia đình. Đó là khoảng thời gian chất lượng để các thành viên trong gia đình gắn kết bên nhau. Mỗi gia đình sẽ có 1 cách riêng, đi xa hay đi gần, hay thăm họ hàng đều tốt, miễn sao hợp lý với kinh tế, sở thích, quan điểm sống, cách cảm nhận cuộc sống của mỗi gia đình.
Hạnh phúc khi thấy các con ngày càng vui vẻ, tự tin
“Nhà mình vẫn có khoản riêng để tiết kiệm mua nhà. Nhưng tất nhiên sẽ lâu hơn các gia đình khác một vài năm, vì điều gia đình mình ưu tiên khác với các gia đình đó. Điều mình muốn nhắn nhủ là: tiền ít tiền nhiều vẫn có thể đưa con đi chơi được bình thường. Ít tiền đi chơi gần, công viên, thăm họ hàng, cả nhà đi dạo thể dục quanh khu phố cũng là đi chơi mà vẫn tiết kiệm.
Gốc rễ mình muốn nói là khoảng thời gian chất lượng bên nhau của cả gia đình mới là điều quan trọng. Còn gia đình có điều kiện hơn thì đi xa, khám phá biển – rừng – núi – hang động – sông – suối, những nơi thật sự là gần gũi thiên nhiên, ăn những món bản địa… Chứ không đơn thuần là chi nhiều tiền để nghỉ dưỡng, sáng trưa chiều 4 bữa loanh quanh trong khách sạn.
Mỗi chuyến đi của gia đình mình không hề tốn kém như nhiều người nghĩ, mà con thì nhận lại được nhiều trải nghiệm đáng có trong đời. Bằng chứng là Soup giờ đã 5 tuổi. Nước da rắn rỏi, ngôn từ phong phú, cảm nhận mọi thứ khá tốt, trí tưởng tượng, khả năng so sánh, đưa ra quyết định của con rất tốt… Em El thì 2 tuổi, con bé mà đi chơi suốt vì gia đình có khả năng đi và con vui khỏe hơn sau chuyến đi”, chị Lương tâm sự.
Tất nhiên, gia đình chị Lương vẫn có khoản tiết kiệm để chuẩn bị cho một tổ ấm vào những năm tới, tuy có nhưng chậm hơn so với nhiều gia đình khác vì chị muốn ưu tiên điều quan trọng hơn. Hơn nữa, có một lợi thế do 2 vợ chồng kinh doanh tự do nên thời gian có thể linh động hơn những bố mẹ làm văn phòng, tự chủ kinh tế và hợp lý hóa các khoản để sinh hoạt một các vừa phải và phù hợp với gia đình.
Mỗi gia đình sẽ có một cách chi tiêu sao cho phù hợp với cuộc sống, tính cách, quan điểm của họ. Còn với chị Lương, quyết định ưu tiên con cái vẫn luôn là điều đúng đắn.
“Soup ngày càng lớn, trộm vía ít ốm, làn da khỏe khoắn đáng yêu, nói năng có chừng mực… Ra đường con hay biết cảm nhận những thứ xung quanh và có cảm xúc rõ nét, như nhìn một đám mây, chạm vào một bông hoa… Con đều liên tưởng và cảm thấy vui vẻ, yêu thương mọi thứ xung quanh. Em El cũng rất vui vẻ, hòa vào thiên nhiên. Nhìn các con vui vẻ là điều khiến mình hạnh phúc hơn cả”, chị Lương tâm sự.
Tôi muốn mua nhà, chồng lại thích có ô tô "ra oai" khi về quê
Trong khi đang phải tiết kiệm từng đồng để mua nhà, chồng tôi đưa ra đề xuất sắm ô tô trước.
Vì việc này, chúng tôi cãi nhau khá nhiều.Tôi và chồng làm văn phòng, đồng lương không quá cao nhưng cả hai rất biết tiết kiệm.
Bố mẹ hai bên đều làm nông nên không hỗ trợ được nhiều. Khi đề cập đến chuyện mua nhà, ông bà xua tay ngay, nói hai vợ chồng phải tự lực cánh sinh.
Biết gia đình hai bên không có điều kiện, vợ chồng tôi đành cố tiết kiệm từng tháng. Đến bây giờ, cưới nhau đã 5 năm, con cũng sắp vào lớp một mà gia đình vẫn chưa thoát cảnh đi ở thuê.
Vợ chồng tôi có thời điểm lục đục chỉ vì chuyện mua ô tô hay nhà trước (Ảnh: Freepik).
Để tiết kiệm tiền, vợ chồng tôi chỉ dám thuê phòng trọ nhỏ, nội thất gần như chẳng có gì. Thú thật đi làm được bao nhiêu, chúng tôi dồn vào sổ tiết kiệm với hy vọng nhanh chóng có được căn nhà mơ ước.
Tuy vậy, cuộc sống luôn có những phát sinh. Ngoài chi tiêu hàng ngày, có lúc con ốm đau, hai bên gia đình có việc, cha mẹ đã già cũng không tránh khỏi lúc "trái gió trở trời".
Vì vậy, nói là tiết kiệm mỗi tháng 10-15 triệu đồng nhưng có tháng chẳng dư được đồng nào vì lắm khoản chi ngoài dự tính.
Chồng tôi nhiều lần bàn kế hoạch liều kinh doanh nhưng tôi vốn dĩ "ăn chắc mặc bền", sợ chẳng đi đến đâu lại hụt số tiền đã có. Tôi vẫn biết rằng, làm ăn, kinh doanh mới mong đổi đời nhưng nếu tĩnh tâm một chút nghĩ lại thì không ít người cũng nợ nần chồng chất vì buôn bán.
Hiện tại, vợ chồng tôi tiết kiệm được 600 triệu đồng. Tôi dự tính tích góp thêm, đến lúc đủ 800 triệu đồng sẽ vay ngân hàng và người quen, sau đó trả dần.
Ban đầu, chồng tôi ủng hộ phương án này. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, anh nung nấu suy nghĩ cần mua ô tô.
Anh phân tích, ô tô có giá 350-400 triệu đồng nhưng có thể giúp chạy thêm để chở khách, có đồng ra đồng vào. Anh muốn xem đó là khoản đầu tư để kiếm được nhiều tiền hơn, nhằm tăng tốc tiết kiệm, sớm mua nhà.
Tôi hiểu điều anh mong muốn, nhưng có ô tô sẽ tốn thêm khoản tiền "nuôi" xe với đủ các chi phí. Có thể anh bớt thời gian chạy ô tô kiếm thêm đồng ra đồng vào nhưng xét theo thời gian, giá trị xe sẽ giảm.
Sau này, mua nhà xong, bán xe để lấy tiền mua nhà, chắc chắn lỗ một khoản so với lúc mua.
Trong khi đó, anh cho rằng, ai cũng biết bán xe sẽ bị khấu hao một ít. Biết trước điều đó, anh sẽ chở khách nhiều hơn để kiếm bù phần nào, tránh bị lỗ nặng.
Ngoài ra, anh đưa quan điểm, làm việc ở thành phố đã lâu, nhà thì không ai thấy nhưng mỗi lần về quê, bạn bè đi bằng ô tô riêng. Vì vậy, hàng xóm láng giềng nhìn vào đó mà xì xào, đánh giá. Cho nên, có ô tô riêng, cả nhà về quê cũng đỡ ngại ngùng, mang tiếng.
Tôi không ủng hộ quan điểm này. Chuyện giàu nghèo là bản thân mỗi gia đình tự cảm nhận. Mua ô tô để cho bằng người ta, quả thực không nên. Thêm nữa, trong trường hợp hiện tại, nhà cửa chưa có không thể nghĩ đến ô tô.
Với suy nghĩ "ăn chắc mặc bền", tôi đề cao "an cư lạc nghiệp". Có căn nhà ấm cúng, con cái yên tâm học hành, vợ chồng không còn phải sống trong cảnh chật chội, lúc đó có điều kiện để nghĩ đến chuyện trả nợ, mua sắm những thứ khác.
Chồng tôi không ủng hộ, anh cho rằng "vợ không có sự đột phá". Cuộc sống chỉ trông chờ vào lương và tiết kiệm mòn mỏi từng tháng thật khó khá giả.
Vài tháng trở lại đây, câu chuyện này khiến vợ chồng tôi lục đục. Quên đi thì không sao, mỗi khi nhắc đến, hai bên cãi nhau dẫn đến có lúc "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" cả tuần.
Lúc này, tôi cần sự chia sẻ của mọi người xem phương án của tôi có phải là hợp lý? Hay liều theo chồng để gia đình không lục đục, lại tăng tốc mua nhà sớm hơn?
Mẹ chồng cho vợ chồng tôi 7 tỷ mua nhà, rồi đòi đứng tên căn nhà đó Gia đình nhà chồng tôi rất giàu có, nhưng mẹ chồng lại không ưa tôi. Mẹ chồng cho vợ chồng tôi 7 tỷ để mua nhà, với yêu cầu phải được đứng tên căn nhà đó. Mẹ chồng vốn không ưa tôi ngay từ khi tôi và chồng mình còn đang trong giai đoạn yêu đương. Chồng tôi là con nhà giàu, trong...