Bố mẹ đã đẩy cuộc sống của chị em tôi thành “địa ngục”
Hãy yêu lấy bản thân mình, mình không yêu mình thì chẳng ai có thể yêu mình được đâu.
Hoàn cảnh của bạn P.P.L trong bài “18 tuổi – em mang trong người giọt máu của kẻ đã cưỡng hiếp mình” thật bi kịch. Nhưng bạn ơi, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Có rất nhiều người khác có hoàn cảnh như bạn, rồi thậm chí còn bi thương hơn bạn, chỉ có điều là cách suy nghĩ và cách giải quyết không giống nhau mà thôi. Tôi không phải muốn kể lể về chuyện của mình đâu, chỉ là muốn bạn đọc được rồi hãy vững tâm hơn trong cuộc sống mà thôi.
Nhà tôi hồi trước cũng có chút gọi là khá giả, nhưng có lẽ không được bằng nhà bạn. Đại loại là chị em tôi cũng được chiều chuộng, cho nhiều tiền tiêu vặt hơn. Điều này khiến cho nhiều đứa trẻ cùng tuổi hồi ấy thèm muốn và ghen tị. Bố mẹ tôi thì cũng không hề để ý gì đến chị em tôi do bận làm ăn và cuộc sống của riêng họ, nhưng tôi chẳng quan tâm điều đó. Lúc ấy, việc được cho nhiều tiền để đi chơi là đủ rồi. Dù sao thì tôi vẫn có bà và thằng em là người thân bên cạnh nên cũng không thấy có gì là cô đơn.
Hồi tôi bắt đầu vào cấp 2, bố tôi bị bắt vì buôn lậu, xong vào tù. Lúc ấy, tôi còn quá nhỏ, và lại, trước giờ cũng không ở gần bố nên tình cảm không mấy thân thiết. Tôi chẳng thấy thương xót gì thậm chí còn cảm thấy hận ông ta nữa là đằng khác, bởi vì chính ông ta đã khiến cuộc sống của chị em tôi bị đảo lộn. Tôi và thằng em bị bạn bè và những người xung quanh khinh rẻ, coi thường vì là con của một kẻ bị đi tù. Ra đường, 2 chị em tôi còn bị chỉ trỏ, xì xào và bị người ta nhìn không khác gì tội phạm.
Video đang HOT
Sau khi bố tôi bị đi tù, mẹ tôi quá chán nản với cuộc sống bị hắt hủi, bị mang tiếng là vợ của kẻ tù tội… Bà suốt ngày than thở, kêu là mệt mỏi vì 2 chị em tôi. Một thời gian sau, bà cũng bỏ nhà đi. Người ta lại đồn rằng mẹ tôi bỏ đi theo nhân tình. Vậy là chị em tôi lại có thêm “danh tiếng” trong lý lịch cuộc đời.
Vì lúc ấy chẳng còn ai lo kinh tế gia đình, tiền trong nhà ăn mãi rồi cũng hết, bà tôi thì cũng già rồi nên tôi học hết cấp 2 là bỏ. Thằng em tôi sau đó cũng chẳng thể học hết cấp 3 vì học dốt, đánh nhau, bị nhà trường đình chỉ học. Hồi ấy, 2 chị em tôi nổi danh là “đầu gấu”, phá phách… Chuyện này trong mắt nhiều người sẽ là rất xấu, không ra gì. Ai cũng tự cho mình cái quyền lớn tiếng phán xét chị em tôi thế này, thế nọ. Nói thật, các bạn có ở trong hoàn cảnh như tôi đâu mà biết. Thử hỏi, những đứa trẻ không được bố mẹ giáo dục, quan tâm, đã thế bố lại còn đi tù, rồi mẹ thì theo nhân tình mà bỏ lại con cái… thì có thành ra như chúng tôi cũng là chuyện bình thường thôi.
Những kẻ như chúng tôi, những đứa trẻ bị chính gia đình ruồng bỏ luôn phải tìm đến những thứ như bar, như thuốc lắc hay những trò nghịch ngợm để lấp đầy sự thiếu thốn tình cảm bố mẹ. Tôi yêu một người cùng nhóm bạn ăn chơi đó. Chúng tôi giống nhau quá nhiều: hoàn cảnh, tính cách… nên đã quyết định đến với nhau. Đối với hoàn cảnh của tôi bây giờ thì thật sự là chẳng còn gì để mất cả. Lúc tôi có bầu, anh ta vẫn bên cạnh, quan tâm, chăm sóc. Thế mà không ngờ là 3 tháng sau, anh ta biến đi đâu mất hút, cắt đứt mọi liên lạc. Lúc ấy, tôi mới cay đắng nhận ra, một người có bố mẹ như tôi thì chẳng có cơ hội gặp được người tử tế. Tất cả là do họ. Chính họ đã khiến cuộc đời tôi trở nên như bây giờ. Một lần nữa, tôi lại phải ghi thêm chữ “hận” vào lòng. Hận bố, hận mẹ, hận tên khốn nạn kia…
Sau đó, tôi đã quyết định bỏ đứa bé. Hoàn cảnh của tôi như bây giờ không thể sinh và nuôi con một mình. Và lại, sinh nó ra chẳng khác nào ban cho nó một cuộc đời tăm tối như chính bố mẹ tôi đã ban cho 2 chị em tôi. Tôi không biết bạn bây giờ ra sao, bạn có giữ lại đứa bé hay đã bỏ nó? Nhưng dù thế nào, tôi chỉ muốn khuyên bạn một điều: Hãy yêu lấy bản thân mình, mình không yêu mình thì chẳng ai có thể yêu mình được đâu. Chúng ta đã sinh ra và rơi vào những gia đình có bố mẹ không ra gì nên hãy nhìn đó mà rút kinh nghiệm cho chính cuộc đời mình. Dù sao thì cũng chúc bạn sẽ vững tâm hơn trong cuộc sống.
Theo VNE
Nể cách dạy con của vợ
Giờ thì anh thấy em hoàn toàn có lý khi đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình. Em luôn dạy các con đi đâu, làm gì, ăn uống bất cứ thứ gì cũng phải nhớ đến ông bà, cha mẹ.
Có một cái bánh, em cũng cắt ra bảo con để phần cho ba dù chỉ là một miếng nhỏ. Lên bàn ăn, trước khi gắp thức ăn cho con, bao giờ em cũng gắp bỏ vào chén anh trước.
Em bảo phải dạy con thảo ăn, biết nghĩ tới người khác. Song, anh thì lại hay cằn nhằn: "Có một chút xíu, ăn không dính kẽ răng mà để phần làm chi?". Anh nói như vậy là vì thương con, muốn nhịn miệng cho con. Hồi đó nhà nghèo, bữa ăn có gì đâu mà phải chừa, phải để, phải nhường nhịn qua lại cho mất công?
Thế nhưng, em vẫn không cho phép con đụng đến phần ăn đã để dành cho ba hay ông bà nội. Đôi khi anh rất bực mình vì sự máy móc đó nhưng em vẫn kiên trì thuyết phục: "Phải dạy con biết chừa, biết để từ nhỏ anh à. Nếu không, sau này con cái lớn lên, chúng sẽ rất ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân chứ không nghĩ đến những người xung quanh".
Em đi đâu về, có cái bánh ngon vẫn bảo con mang lên cho ông bà mặc chúng thòm thèm. Lên bàn ăn, miếng ngon nhất vẫn là để cho ông bà và ba. Con lớn lên một tí, có dịp tụ tập bạn bè vui chơi, bày chuyện nấu nướng, em vẫn dặn dò nấu xong phải lấy riêng phần cho ba rồi mới được ăn uống... Em đúng là bảo thủ!
Cho đến khi anh sang nhà bà con, bạn bè và tận mắt chứng kiến cảnh con cháu ăn hỗn, không biết chừa, biết để, lên bàn ăn có miếng ngon chẳng biết nhường nhịn, anh mới nghĩ là em có lý. Nghe bạn bè than phiền về con cái của họ, anh càng nể em hơn. Trong chuyện này, em đã đúng hoàn toàn. Anh rất tự hào về con cái của mình khi chúng hiếu thuận, biết kính trên nhường dưới. Trái ngọt này, anh xin nhường cả cho em...
Theo VNE
Vợ chồng lục đục vì phong thủy nhà xấu Một ngôi nhà không hợp phong thủy có thể khiến gia chủ bất hòa, tranh cãi liên miên. Tôi cảm thấy rằng từ khi chuyển đến ngôi nhà mới, vợ chồng tôi liên tục xảy ra cãi vã, trong khi trước đây chúng tôi rất hòa hợp. Chúng tôi tranh luận về mọi chuyện và mọi lúc. Tôi lo sợ quan hệ vợ...