Bố mẹ chồng ở quê đòi tăng tiền trợ cấp từ 5 triệu lên 10 triệu, hội chị em hăm hở hiến kế cho dâu trẻ
Bố mẹ chồng muốn tăng gấp đôi tiền trợ cấp từ 5 triệu thành 10 triệu, nàng dâu bảo rằng có thể gửi như cũ được không vì cháu phải đi học và vẫn ở nhà thuê. Nhưng bố chồng lại bảo con dâu ích kỷ, tiếc từng đồng bạc gửi về.
Từ lâu, câu chuyện gửi tiền trợ cấp cho bố mẹ chồng/bố mẹ vợ chính là vấn đề khiến cho nhiều gia đình phải đưa lên bàn cân để bàn cãi. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính mỗi gia đình sẽ có những mức đưa ra khác nhau. Có những gia đình bố mẹ không đủ sức để lao động thì đưa nhiều, có những gia đình bố mẹ vẫn đi làm được thì tùy tâm con cái và số tiền đó coi như biếu ông bà để ông bà sống vui khỏe. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng giống gia đình nào, vấn đề tài chính luôn là cái cớ để bắt nguồn mọi chuyện.
Điều đó được chứng minh qua câu chuyện của nàng dâu trẻ H.B khi bố mẹ chồng đòi tăng gấp đôi tiền trợ cấp hằng tháng.
Từ 5 triệu, bố mẹ chồng bắt vợ chồng H.B phải đưa mỗi tháng 10 triệu tiền trợ cấp. (Ảnh chụp màn hình)
Nguyên văn câu chuyện của H.B:
“Các mẹ cho mình hỏi như thế này thì có phải là con dâu ích kỷ không ạ?
Vợ chồng mình lấy nhau gần 2 năm, có 1 em bé hơn 10 tháng, đều đang làm ở Hà Nội. Lúc mới cưới, chồng mình có bảo là mỗi tháng phải gửi cho bố mẹ ở dưới quê khoảng 5 triệu để trả tiền nợ và tiền thuốc cho mẹ từng mổ não. Bố chồng mình vẫn đi làm, thu nhập 1 tháng khoảng 10 triệu, còn mẹ chồng mình thì ở nhà làm nội trợ, không có thu nhập. Mình cũng đồng ý.
Video đang HOT
Thế nhưng bây giờ lại nói gửi cho bố mẹ 10 triệu, trong khi đó mẹ chồng mình bây giờ mỗi tháng có gần 2 triệu tiền bảo hiểm khuyết tật. Thật sự mình không hiểu vì sao lại phải gửi những 10 triệu. Mình có hỏi thì chồng bảo rằng ở dưới quê bố mẹ giỗ chạp nhiều nên tiền bố làm không đủ tiêu. Mình bảo với chồng nói với bố là có thể đưa tiền như trước được không, vì giờ cháu cũng phải đi học với vợ chồng còn phải tiết kiệm để mua nhà (bọn mình vẫn đang ở nhà thuê). Thế mà bố chồng bảo là nuôi chồng cả đời rồi không tiếc, bây giờ lại tiếc bố mẹ mấy đồng bạc, ích kỷ.
Mỗi lần về quê ăn uống hay đi chơi gì đều là tiền do vợ chồng mình bỏ ra hết. Tết đều biếu ông bà 5 triệu. Tính ra bây giờ 1 tháng cả 2 ông bà có thu nhập khoảng 17 triệu (bố chồng lương 10 triệu mẹ chồng có tiền bảo hiểm 2 triệu tiền 2 vợ chồng mình gửi 5 triệu). Nếu trả nợ 5 triệu rồi thì 2 ông bà sống ở quê có tiêu đủ và tiết kiệm được không các mẹ? Hay em phải đưa thêm 5 triệu như bố mẹ chồng mong muốn?”
Có vẻ như tình huống này đã đả động đến vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm, bài viết nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Đa số mọi người đều ném đá không thương tiếc bố mẹ chồng của H.B. Mọi người cho rằng bố mẹ chồng quá đòi hỏi ở vợ chồng con trai quá nhiều và còn chê trách con dâu ích kỷ là quá sai lầm.
Vấn đề tài chính là nơi bắt nguồn những mâu thuẫn. (Ảnh minh họa)
Mẹ bỉm sữa V.K.L tỏ ra bức xúc: “Thật chẳng hiểu nổi bố mẹ chồng bạn nghĩ gì mà bắt vợ chồng con dâu gửi từng đó tiền nữa. Chắc ông bà nghĩ ở Hà Nội kiếm tiền dễ dàng lắm. Đúng là so với mức lương ở quê thì ở Hà Nội cao hơn, nhưng chi phí sinh hoạt thì cao ngất ngưởng. Cứ coi như trả nợ mất 5 triệu mỗi tháng, thì 2 ông bà một tháng tiêu 12 triệu tại sao vẫn không đủ?”
“Bạn đưa như vậy là quá tốt luôn rồi đó. Hai vợ chồng mình chẳng đưa được đồng nào cho bố mẹ chồng cả, thậm chí mỗi tháng ông bà còn gửi đồ ăn ra cho nữa cơ. Gửi 5 triệu mỗi tháng mà còn bảo là ích kỷ, tội nghiệp bạn quá!”, thành viên có nickname là T.L chia sẻ.
Bên cạnh đó, hội chị em cũng đưa ra nhiều cách giải quyết giúp H.B tiện cả đôi đường mà không gây mất lòng bố mẹ chồng.
“Bây giờ, bạn hãy bảo chồng là nếu muốn đưa cho bố mẹ chồng 10 triệu thì nhà ngoại cũng vậy. Để xem anh chồng phản ứng như thế nào. Còn lại cứ để cho anh chồng tự suy nghĩ.”, A.P.Đ hiến kế.
Tuy nhiên, cũng có một số chị em bảo rằng chắc là ông bà bảo hai vợ chồng gửi thêm để ông bà cất hộ ấy mà. Nên bạn H.B phải thật sự bình tĩnh trong trường hợp này, nếu sơ sẩy một chút tình cảm cũng sẽ rạn nứt ngay. Hi vọng H.B sẽ có hướng giải quyết phù hợp nhất có thể.
Theo Helino
Uất nghẹn vì vợ chồng vẫn còn ở nhà thuê, bố mẹ chồng bắt góp 200 triệu cho em chồng mua nhà
Huyền nhìn con trai ngủ say trên giường, uất nghẹn dâng đầy trong cổ họng. Cô nghẹn ngào thốt lên: "Anh lo nhà cửa cho em gái anh, sau đó lo xây nhà cho em trai anh có nơi ăn chốn ở khang trang, rồi anh để con trai anh cả đời này đi ở nhà thuê phải không?"
Huyền và Thiện đều là người tỉnh lẻ lên thành phố học tập rồi ở lại làm việc. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng vẫn phải đi thuê nhà. Hai người vẫn đùa nhau, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất sẽ là thêm cho gia đình một thành viên nhỏ, còn chắc phải đợi đến kế hoạch 5 năm lần thứ hai mới có thể tậu được một nơi để an cư. Nhà đất ở thành phố đông dân này quả thực đắt đỏ, mà lương của hai người cũng chẳng nhiều nhặn gì cho cam, trong khi lại có hàng ti tỉ thứ cần chi tiêu.
Bố mẹ Thiện ở dưới quê, vì Thiện là con trai trưởng trong gia đình nên dù bố anh có lương hưu, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của ông bà không đến nỗi thiếu thốn, nhưng vợ chồng cô vẫn dành một khoản nhỏ biếu ông bà hàng tháng. Ông bà cũng hay gọi điện lên, nói thích món này món kia, Huyền đều lưu tâm thỏa mãn yêu cầu của hai người. Đôi lúc cũng cảm thấy hơi mệt mỏi, nhưng rồi Huyền nghĩ bố mẹ cũng già cả rồi, còn sống với con cháu được bao lâu nữa, tính toán với các cụ làm gì.
Nhưng mới đây, bố chồng Huyền điện lên, nói em gái Thiện đang muốn mua nhà ra riêng vì bất hòa với bố mẹ chồng của em ấy. Đằng kia không chịu cho khoản tiền nào, mặc vợ chồng em tự xoay sở. Theo ý bố chồng cô là vì thế cho nên vợ chồng cô em chỉ còn trông đợi vào đằng nhà ngoại. Mẹ chồng Huyền nói chêm vào, bảo ông bà đã bàn bạc kĩ lưỡng. Căn nhà em định mua có 400 triệu thôi, nhà ở quê không cao lắm, mà vợ chồng em ấy có 100 triệu rồi. Ông bà đi vay mượn cho 100 triệu nữa, còn lại 200 triệu thì nhờ cả vào vợ chồng anh cả, tức cũng chính là vợ chồng cô!
Huyền ở bên cạnh nghe mà như sét đánh ngang tai. Thiện chưa kịp nói gì thì bố chồng cô đã chặn đứng tất cả: "Con là con trưởng, trách nhiệm của con là phải chăm lo, đùm bọc các em của con. Bố mẹ già rồi, giờ không làm lụng, lo lắng được gì nữa, trông cậu hết vào con đấy!". 200 triệu? Huyền chán nản nghĩ. Ông bà tưởng đó là 2 triệu à, cứ thế thẳng tay áp đặt mà không biết vợ chồng cô có hay không? Tất nhiên nếu vợ chồng cô giàu có dư dả thì giúp đỡ, kể cả cho không em gái Thiện cũng không phải không thể, chẳng qua... Huyền nhìn căn phòng trọ chẳng lấy gì làm rộng rãi của mình, lại nghĩ đến số tiền tiết kiệm ít ỏi, lòng nặng như đeo đá.
Huyền ở bên cạnh nghe mà như sét đánh ngang tai (ảnh minh họa).
Cô vẫn nghe tiếng bố chồng trong điện thoại: "Bố mẹ chỉ có 3 đứa con thôi. Con là con trai trưởng, là đứa bố mẹ tin tưởng và đặt nhiều kì vọng nhất. Em gái con giờ ra riêng được, coi như cũng an ổn, bố mẹ đỡ lo. Còn em trai con, 1,2 năm nữa cưới vợ thì bố mẹ cũng muốn xây sửa cái nhà hiện tại này cho đàng hoàng khang trang một tí. Chắc cũng mất dăm trăm triệu. Lúc ấy xem thằng út tiết kiệm được bao nhiêu, còn lại đều nhờ vợ chồng con đấy. Bố mẹ còn đang cõng món nợ 100 triệu cho em gái con rồi, chắc cũng bất lực không lo được gì nữa...".
Nghe đến đây, Huyền không còn gì để nói. Cô không thấy chán chường và buồn bã nữa, chỉ thấy nực cười. Trần đời cô chưa từng thấy người bố người mẹ nào lại vô tâm với con mình đến như thế. Thừa biết Thiện cũng kết hôn được 4 năm, con nhỏ mới 1 tuổi, nhà vẫn đi thuê, mà ông bà nói về những món tiền trăm triệu nhẹ bẫng như vài trăm nghìn vậy.
Thấy Thiện ậm ừ với bố mẹ rồi cúp máy, Huyền nhìn chồng hỏi: "Anh định thế nào? Sổ tiết kiệm nhà mình giờ chưa nổi 50 triệu đâu". Thiện nhíu mày: "Bố mẹ đã mở lời, chẳng lẽ mình lại không nể mặt. Hơn nữa, em gái có công việc trọng đại, chẳng lẽ mình làm anh lại bàng quan đứng nhìn không giúp đỡ gì. Anh sẽ đi vay mượn thêm vài nơi xem sao, trước mắt cứ lo cho xong việc nhà cửa của em ấy đã, rồi từ từ tính sau".
Huyền nhìn con trai ngủ say trên giường, uất nghẹn dâng đầy trong cổ họng. Cô nghẹn ngào thốt lên: "Anh lo nhà cửa cho em gái anh, sau đó lo xây nhà cho em trai anh có nơi ăn chốn ở khang trang, rồi anh để con trai anh cả đời này đi ở nhà thuê phải không?". Nước mắt cô chực rơi xuống. Càng nghĩ, cô càng thấy bố mẹ chồng mình bất công và vô lí. Em gái hay em trai Thiện cũng đều là người trưởng thành, đang và sẽ có gia đình riêng, Thiện cũng vậy, tại sao lại bắt Thiện hi sinh thân mình và quyền lợi của vợ con để lo cho gia đình họ? Anh em giúp đỡ nhau là điều nên làm, nhưng cũng phải hợp lí một chút chứ, đằng này...
Thấy Thiện sắc mặt tối sầm, tỏ vẻ không hài lòng với mình, Huyền càng ấm ức. Cô lớn giọng: "Anh muốn quên mình vì anh em thì sao không ở vậy mà lo cho anh em, lấy vợ làm gì? Hoặc sao không cố phấn đấu làm giàu, thành đại gia, lúc ấy tha hồ lo cho anh em, chẳng ai nói câu nào. Đằng này, lương anh có bao nhiêu, anh muốn để con trai anh không có tiền đi học nữa à? Anh có trách nhiệm với người thân, thế anh không có cần có trách nhiệm với vợ con anh à?". Thiện nghe xong thì tức giận bỏ ra ngoài.
Huyền bật khóc nức nở. Cô biết, cô có phần nặng lời với chồng. Nhưng cô thực sự không biết phải làm thế nào bây giờ. Thiện chắc chắn khó lòng từ chối bố mẹ anh, cũng như sẽ không làm ngơ để mặc em gái mình xoay xở tiền nong mua nhà. Anh sẽ tìm cách vay mượn đâu đó, rồi kéo cày trả nợ, cô có muốn ngăn cũng chả được. Vô hình chung những ngày tháng tới chi tiêu cả nhà sẽ trông vào lương cô. Và rồi đến tiền thuê nhà hàng tháng có khi còn chật vật, nói chi đến giấc mơ xa vời có nhà riêng...
Theo Phunutoday
Thấy chúng tôi hạnh phúc kinh tế dư giả, vợ cũ của chồng tôi ghen tỵ và tìm cách phá hoại Chồng nói tất cả là vì anh muốn làm tròn nghĩa vụ của một người cha đối với đứa con trai mà thôi, còn vợ cũ anh đã hết tình cảm lâu rồi. Tôi năm nay 27 tuổi, đã kết hôn được hơn 2 năm và có một cô con gái nhỏ. Trước khi đến với tôi thì chồng tôi đã trải qua...