Bố mẹ chồng Hà Nội có quy tắc ‘5 không’, nàng dâu sống chung ’sướng như tiên’
Nhiều năm sống chung, nàng dâu quê Thái Nguyên luôn biết ơn bố mẹ chồng đã dành cho tổ ấm nhỏ của mình những điều tốt đẹp.
Nguyễn Thị Hồng Hà (SN 1997, quê Thái Nguyên) kết hôn năm 2023. Cô đã có 1 năm làm dâu ở Hà thành.
Hà thừa nhận, trước khi cưới, cô từng rất lo ngại chuyện sống chung với bố mẹ chồng. Nhưng cô không ngờ cuộc sống làm dâu của mình lại suôn sẻ và may mắn đến vậy. Một năm qua, cô luôn nhận được những điều tốt đẹp từ bố mẹ chồng.
Hà về Hà Nội làm dâu từ năm 2023
Hà kể, bố mẹ chồng của cô có quy tắc “5 không”: Không nhận tiền sinh hoạt từ các con; Con dâu không cần rửa bát; Không trông cháu ngày thứ 7, Chủ nhật; Con dâu không cần đóng cửa mỗi khi đi làm; Mẹ chồng chuẩn bị đồ ăn trưa cho con dâu, không cần phải ăn ngoài.
“Những điều mình chia sẻ là thật 100%. Thực ra, những điều tốt đẹp ở bố mẹ chồng mình còn nhiều hơn thế, chỉ là mình lựa chọn ra 5 điều đặc biệt hơn thôi”, Hà nói.
Sau khi cưới, vợ chồng Hà thống nhất sẽ đóng góp phí sinh hoạt hàng tháng nhưng bố mẹ chồng cô nhất quyết không nhận. Vì có lương hưu nên ông bà sẵn sàng lo liệu chi phí sinh hoạt, ăn uống của gia đình, để các con tích cóp cho tương lai.
Hà là nhân viên văn phòng, công việc khá bận rộn. Mỗi ngày cô đi làm về, đồng hồ đã điểm 18 – 19h.
Mẹ chồng Hà ở nhà trông cháu, thấy con dâu đi làm về muộn thì chủ động nấu ăn, làm việc nhà,… Ngay cả chuyện rửa bát, Hà cũng được bố mẹ chồng hỗ trợ. Sau bữa cơm tối, cô chỉ việc chơi với con.
“Hồi mới về làm dâu, mình rất ngại khi để bố mẹ nấu cơm, rửa bát. Thế nhưng, bố mẹ mình rất vui vẻ với việc này. Sau một ngày vắng bóng, ông bà muốn mình dành thời gian chơi với con”, Hà kể.
Hà luôn biết ơn những điều tốt đẹp bố mẹ chồng dành cho mình
Nhờ có mẹ chồng phụ giúp trông con, vợ chồng Hà yên tâm làm việc. Nhưng mẹ chồng chỉ trông cháu từ thứ 2 đến thứ 6, còn hai ngày cuối tuần thì giao cho Hà.
Video đang HOT
“Nhà mình ngoài mặt phố, còn nhà bà nội chồng ở trong ngõ. Mỗi cuối tuần, mẹ chồng mình sẽ vào trong đó làm vườn, chăn nuôi,… Thường hai ngày cuối tuần, mình sẽ cho cháu về ngoại chơi không làm phiền ông bà nội.
Bố mẹ chồng mình nói, mỗi khi về ngoại, mình không cần xin phép, chỉ cần thông báo để bố mẹ biết là được”, Hà chia sẻ.
Sự ấm áp của bố mẹ chồng khiến Hà cảm động
Nhà chồng Hà có hai lớp cửa. Mỗi sáng đi làm, cô phải mở cửa, đánh ô tô ra ngoài rồi xuống xe đóng cửa xong xuôi mới có thể đi làm.
Thấy vậy, cha chồng nhận luôn nhiệm vụ đóng, mở cửa cho con dâu để con tiết kiệm thời gian. Hà kể, mỗi tối đi làm về, cô chỉ cần bấm còi là cha chồng đã có mặt mở cửa cho cô lái xe vào. Từ những việc nhỏ như vậy, Hà thấy bản thân vô cùng may mắn.
“Mẹ chồng mình thường dậy từ 6h nấu đồ ăn sáng cho cả nhà. Từ ngày mình về làm dâu, mẹ chủ động chuẩn bị thêm thức ăn cho mình đem đi ăn trưa.
Đều đặn 8h mỗi ngày, hộp cơm đã được mẹ chuẩn bị sẵn, mình chỉ việc xách đi. Đồ ăn mẹ mình làm rất ngon, sạch và lành mạnh”, Hà kể.
Ngoài quy tắc “5 không”, Hà còn nhận được nhiều điều tốt đẹp khác từ bố mẹ chồng.
Cha chồng cô yêu con, thương cháu, không nề hà bất cứ công việc gì kể cả lau nhà, dọn rác. Mẹ chồng cô là người tâm lý, tình cảm, đặc biệt tôn trọng con dâu trong việc nuôi dạy cháu.
“Một điều nữa khiến mình cảm động, là bố mẹ chồng mình rất công bằng, không bao giờ bênh con trai. Thậm chí, trong một vài lần vợ chồng mình mâu thuẫn, bố mẹ còn đứng về phía mình nhiều hơn”, Hà tâm sự.
Nàng dâu nói vui, hậu phương vững chắc của cô là bố mẹ chồng. Nhờ có ông bà làm chỗ dựa, cuộc sống của cô mỗi ngày đều trôi qua trong sự bình yên.
Mẹ chồng chăm cháu lúc đỏ hỏn, khi về già nàng dâu không muốn ở cùng
Người ta thường nói "sinh con mới biết lòng cha mẹ" nhưng không ít người dù đã sinh con vẫn chưa thể thấu hiểu hết tấm lòng mẹ cha. Hay "cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày". Đa số các cặp vợ chồng trẻ hiện nay đều muốn ở riêng, không muốn sống chung cùng bố mẹ. Thậm chí khi con dâu mới sinh con mẹ chồng sẵn sàng lên chăm cháu nhưng chỉ cần con lớn, vợ chồng đều không cần đến mẹ nữa.
Khi cháu nhỏ mẹ chồng giúp đỡ con dâu chăm, lúc bà về già nàng dâu lại chẳng muốn ở cùng.
Khi con dâu sinh, mẹ chồng chăm sóc hết mình
Đối với các cặp vợ chồng bám trụ lại thành phố lập nghiệp khi sinh con thường nhờ vả bố mẹ ở quê lên chăm sóc cháu. Nhất là giai đoạn cháu còn nhỏ chưa đi nhà trẻ hay mẫu giáo được bà thường ở lại thành phố trông nom để bố mẹ yên tâm đi làm. Ở quê tôi cứ lâu lâu không gặp các bác ra sân kho buôn chuyện là y như rằng đã lên thành phố trông cháu.
Bác Thanh năm nay đã ngoài 60 tuổi, đây là lần thứ 2 bác lên Hà Nội giúp vợ chồng cậu con trai thứ 2 trông cháu. Lần đầu bác đi cách đây 3 năm từ lúc con dâu cách ngày dự sinh 1 tháng. Thế rồi bác ở lại chăm con dâu và cháu 6 tháng mới về quê. Thu xếp công việc 2, 3 ngày, bác lại tất tả lên thành phố để kịp trông cháu cho con dâu đi làm. Cháu khi cháu trai 2 tuổi, đủ tuổi đi nhà trẻ thì bác mới về quê.
Rất nhiều gia đình bà nội chính là người chăm sóc cháu từ lúc còn đỏ hỏn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Lần này lại tiếp tục như vậy, vì bác chỉ ở quê một mình nên nhiều người cũng động viên sao không lên ở hẳn với vợ chồng con cái luôn. Lúc này bác chỉ cười trừ rồi bảo "ở trên đó không quen cũng không có hàng xóm láng giềng để nói chuyện buồn lắm". Cũng vì có cháu nên bà mới cố lên để các con đỡ phải thuê giúp việc cho yên tâm. Tuy nhiên, có bố mẹ nào chỉ còn một mình lại không muốn ở cùng con cháu cơ chứ?
Bác Hồng (57 tuổi, ở Thái Bình) cũng luân phiên lên thành phố chăm cháu cho 2 cậu con trai. Hết chăm cháu lớn lại đến cháu bé. Đến nay bác đã là bà nội của 5 nhóc tỳ nhưng đứa cháu nào bác cũng chỉ chăm đến đủ tuổi đi mẫu giáo là lại về quê. Nhiều lúc nhớ con nhớ cháu bác cũng chỉ lên chơi 2, 3 ngày. Thực ra người già mà, ai chẳng muốn được ở gần con gần cháu nhưng đôi khi khoảng cách thế hệ khó mà dung hòa.
Mẹ chồng nàng dâu sống chung sẽ rất khó tránh khỏi các mâu thuẫn. (Ảnh minh họa: Sohu)
Bác tâm sự có lần bác lên chơi mà quên báo trước, lúc đến nơi gọi điện thì vợ chồng con cháu đã đi ăn hàng không có nhà. Bác phải chờ tới 2 tiếng đồng hồ họ mới về. Tuy nhiên, lúc về thì cô con dâu lại vùng vằng khó chịu vì tại bà lên chơi mà họ phải về sớm. Một lần khác vào dịp nghỉ lễ, vợ chồng con trai dự định không về quê, bác thì nhớ con nhớ cháu nên tất tả bắt xe lên thăm. Tuy nhiên lên đến nơi chỉ kịp ăn xong bữa cơm đã thấy con dâu nói khéo bảo mẹ về vì vợ chồng đã đặt vé đi du lịch, cho bà đi cùng cũng không tiện. Mặc dù rất giận nhưng lần sau con dâu chuẩn bị sinh cháu bà lại vất vả ngược xuôi lên chăm.
Con vừa lớn đã không muốn ở cùng mẹ chồng
Trên thực tế hiếm có cô con dâu nào muốn ở chung với mẹ chồng dù bà có dễ tính hay thoải mái đến đâu. Tôi có một cô bạn suốt ngày than thở stress từ khi mẹ chồng lên chăm ở cữ. Nào là bắt ăn hết món nọ đến món kia, nào là áp dụng các mẹo dân gian lên chăm cháu. Điều đó khiến nó vô cùng khó chịu nhưng chẳng biết làm gì. Chính bản thân nó khẳng định: "Kể mà dư dả một chút thì thuê luôn giúp việc cho thoải mái còn được theo ý mình, sai gì họ phải nghe, đằng này mẹ chồng toàn bắt làm mấy cái đâu đâu".
Mẹ chồng và nàng dâu rất dễ xích mích trong vấn đề chăm cháu.
Có đứa lại bảo: "Biết là có bà thì nhàn hơn nhưng mà nhiều lúc cũng đau đầu lắm, tao cũng chỉ cố đến khi con đi được nhà trẻ rồi nói khéo cho bà về". Chị đồng nghiệp ở chỗ tôi làm cũng tâm sự đang đau đầu không biết giải quyết như thế nào khi mẹ chồng lên chăm cháu 2 năm nay rồi vẫn chưa chịu về quê. Lúc đầu vì vất quá mà bà ngoại cũng bận chăm cháu ở quê nên chị đành nhờ bà nội lên chăm. Hai vợ chồng cũng dự định nhờ bà một năm đến khi cháu cứng cáp thì thôi.
Nhưng đến nay đã 2 năm bà vẫn chưa về, cả hai cũng không biết mở lời nhắc bà về như thế nào. Có vẻ như bà đã quen với cuộc sống trên này còn thấy thích thú. Buổi sáng đưa cháu đi học xong là xuống sân chơi buôn chuyện với các bà hàng xóm. Tối thì đi bộ tập thể dục với các bà trong khu quên cả đón cháu. Nhiều khi chị đi làm về muộn mà cơm nước cũng chưa nấu lại phải lao vào bếp nấu cơm.
Có hôm ở quê có giỗ mẹ chồng phải về, chị đã mừng thầm, cũng chủ động nói khéo: "Mẹ bận việc ở quê thì cứ về lo ạ, cháu cũng lớn rồi vợ chồng con tự túc được". Cứ tưởng sau lần đó thì bà ở quê luôn nhưng được một tuần bà lại lên mà chẳng báo trước câu nào.
Nhiều người chỉ cố chờ tới lúc con có thể đi nhà trẻ để không phải sống chung với mẹ chồng. (Ảnh minh họa: Sina)
Một chị khác thì lại đang đau đầu vì chồng đòi đón bà nội ở quê lên sống cùng. Chị không đồng ý vì cho rằng mẹ chồng nàng dâu ở với nhau sẽ khó mà hòa hợp. Hơn nữa cuối tuần họ vẫn thường xuyên về quê thăm bà, không nhất thiết phải đón bà lên. Chị cũng nói với chồng ở quê bà còn có hàng xóm láng giềng vui vẻ, lên đây sao mà bà chịu nổi. Tuy nhiên, chồng chị lại cho rằng chị là con dâu khác máu tanh lòng, không muốn phụ dưỡng mẹ chồng.
Anh thẳng thừng nói vợ: "Sao lúc mẹ chồng lên chăm con cho cô cô không nói như vậy đi. Lúc đó cũng có hàng xóm láng giềng đâu, bà cũng ở đây hơn 1 năm có sao đâu. Giờ 2 đứa con lớn rồi, mẹ chồng già yếu cô lại phủi đi à?". Cũng vì thế mà suốt cả tuần vợ chồng chị căng thẳng với nhau. Chị cũng khẳng định mẹ chồng khá dễ tính nhưng để lâu lâu về thăm bà hay bà lên chơi một vài ngày thì được chứ ở chung hẳn thì chị không thích.
Chỉ có bà mới toàn tâm toàn ý chăm sóc cháu vô điều kiện. (Ảnh minh họa: Sohu)
Tự do hạnh phúc hay vô ơn?
Khi con cái còn nhỏ hầu hết các cặp vợ chồng đều phải nhờ đến bố mẹ hỗ trợ trông nom. Nhưng ngược lại khi bố mẹ về già nhiều người lại không muốn ở cùng ông bà. Có rất nhiều lý do được đưa ra nào là "xa thơm gần thối", nào là"tự do muôn năm" , nào là "khoảng cách thế hệ". Trên thực tế mọi vấn đề đều có thể dung hòa nếu chúng ta thực sự muốn. Bởi vậy người ta mới nói " nếu muốn họ sẽ tìm cách còn không muốn sẽ tìm lý do".
Bố mẹ giúp con cái chăm sóc cháu khi còn nhỏ nhưng khi bố mẹ về già con cái lại không muốn ở cùng đó là tự do hạnh phúc hay vô ơn? Nếu nhà bố mẹ và con cái ở gần nhau thì cả hai có thể ở riêng sau đó chạy qua chạy lại cũng dễ dàng. Tuy nhiên nếu bố mẹ và con cái ở hai thành phố khác nhau thì chỉ có dịp cuối tuần hoặc lễ tết mới về thăm được bố mẹ. Chưa kể, bố mẹ tuổi cao sức yếu nếu ở quê chỉ còn bố hoặc mẹ ở một mình sẽ rất nguy hiểm.
Ông bà già yếu chỉ mong muốn có thể quây quần bên con cháu. (Ảnh minh họa: Zhihu)
Mặc dù nhiều khi mẹ vẫn nói ở quê có họ hàng làng xóm, không khí trong lành nhưng có ai không muốn ở gần con gần cháu? Thay vì ở gần họ hàng làng xóm thì ở với con cháu ruột thịt không phải tốt hơn sao? Hơn nữa khi các cháu có ông bà ở cùng chắc chắn cũng sẽ rất vui bởi ông bà là người bế ẵm, chăm lo cho chúng từ lúc còn đỏ hỏn. Cũng chỉ có ông bà là người gần gũi, yêu thương và chăm sóc cháu khiến bố mẹ yên tâm nhất.
Chị đồng nghiệp của tôi sau thời gian dài vợ chồng mâu thuẫn vì việc có đón mẹ lên thành phố ở hay không cuối cùng cũng đã có lựa chọn. Chị quyết định xuống nước sau khi nghe cậu con trai và cô con gái thủ thỉ muốn ở với bà, mỗi lần về quê được bà kể chuyện cho nghe, bà dẫn đi hái trái cây trong vườn đều rất thích. Chị cũng nhận ra nhiều lúc vợ chồng bận phải mang con đi gửi hàng xóm, nếu có mẹ chồng ở cùng thì mọi việc sẽ được giải quyết.
Sau hơn 1 tháng ở cùng với bà chị cũng cảm thấy việc ở chung với mẹ chồng không phải cơn ác mộng như chị vẫn tưởng. Hơn nữa, mẹ chồng bây giờ cũng có suy nghĩ rất thoáng, hiện đại không khác gì con dâu. Chính mẹ chồng tôi cũng từng "xui" con dâu, khi nào thấy chồng đi chơi, đi du lịch với hội bạn mà không có vợ đi cùng thì cũng tự giác nghỉ làm mà đi chơi riêng, việc gì phải đi làm rồi để chồng thoải mái bay nhảy. Nghe bà nói mà tôi cứ tâm đắc mãi và cũng làm theo y như vậy. Cũng nhờ đó mà tôi cảm thấy rất thoải mái khi sống chung cùng mẹ chồng.
Ở chung với nhà chồng không phải điều gì đó quá đáng sợ.
Trên thực tế để hai thế hệ sống chung với nhau mà không có bất đồng quan điểm thì khó hơn lên trời. Người ta vẫn nói "bát đũa còn có lúc xô", ngay cả vợ chồng tình cảm mặn nồng, vì yêu mà đến đôi khi còn cãi nhau lên cãi nhau xuống thì huống hồ là mẹ chồng ở thế hệ khác. Chính vì thế, để gia đình hòa thuận mỗi người nên đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu và thông cảm. Khi bố mẹ chồng còn trẻ thì vợ chồng có thể ở riêng nhưng khi ông bà đã già thì nên ở gần cận để tiện bề chăm sóc. Bởi dù ông bà có khó tính, càm ràm cũng chỉ là hết lòng thương con, thương cháu mà thôi.
Lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà, cha bị anh em ruột từ mặt Thương mẹ, cha tôi quyết định lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà để tiện bề hương khói. Thế nhưng, việc làm của ông bị các em ruột kịch liệt phản đối, thậm chí đòi từ mặt. Mấy tháng nay, tình cảm gia đình tôi rơi vào cảnh hỗn loạn. Bố tôi không chỉ mâu thuẫn với các em ruột mà còn...