Bố mẹ chì chiết con gái ‘ăn cơm trước kẻng’ và cái kết bi thương
Nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu bậc phụ huynh này đang yêu thương con hay chỉ vì sĩ diện hão, thỏa mãn sự ích kỷ của chính bản thân mình?
Mới đây, trên mạng xã hội có chia sẻ câu chuyện đau lòng của một chàng trai về gia đình của mình khiến cộng đồng mạng vừa thương cảm vừa bức xúc.
Theo đó, bố mẹ của anh chàng mang nặng tư tưởng truyền thống, tuyệt đối không chấp nhận chuyện con gái ‘ăn cơm trước kẻng’. Từ ngày chị gái có bầu rồi cưới, bố mẹ đã chì chiết, cay nghiệt đến mức con gái không dám về thăm nhà thường xuyên.
Sau này, cô em gái cũng mang bầu và chuẩn bị làm đám cưới. Khi bố mẹ biết chuyện liền cho em một cái tát như trời giáng cùng những lời vô cùng khó nghe. Đến trước ngày dạm ngõ, chính em gái đã quyết định kết liễu cuộc đời mình.
Nguyên văn bài chia sẻ của chàng trai như sau:
‘Bố mẹ thương con cái sai cách mất rồi…
Em gái mình mới mất vừa tròn tuần ngày hôm qua. Cả nhà mình vẫn chưa chấp nhận được sự mất mát ấy, giống như chỉ mới vừa đây nó còn cười híp cả mắt, nghịch ngợm mang rổ hoa quả của mẹ ra một góc làm trò, mà quay đi quay lại nụ cười ấy đã đóng băng lạnh lẽo trên tấm ảnh thờ ám đầy khói hương trên ban kia. Nó là con út, út nhưng không hề giống út chút nào.
Kể từ ngày mấy anh em mình vào đại học, bố mẹ đi làm xa, tất cả mọi việc trong nhà dồn hết vào tay nó, con bé khi ấy lên lớp 7. Mình còn nhớ ngày mình nhập học, nó mếu máo, ‘thế là giờ không ai chia việc nhà với em, em phải làm tất à’. Lúc ấy chỉ thấy buồn cười, giờ nghĩ lại nước mắt rơi không kìm được.
Hồi ấy, chị gái mình vừa tốt nghiệp liền có bầu, rồi cưới. Bố mẹ mình truyền thống, họ hàng cay nghiệt, đến bây giờ đã gần mười năm, mỗi lần chị về chơi đều lôi chuyện đó ra nói, chì chiết đến nỗi chị mình lần nào cũng phải gạt nước mắt bỏ đi. Mình và anh cả góp ý với bố mẹ bao nhiêu lần, nhưng chỉ nhận lại chửi mắng trứng khôn hơn vịt. Lâu dần cũng kệ, chị gái cũng không mấy khi về chơi nữa, hai ba năm mới sắp xếp về một lần. Tháng rồi em gái mình cũng chuẩn bị cưới, chị gái sắp xếp cả nhà về chơi.
Trong lúc ăn cơm, chả biết ai lại lôi chuyện chị hư hỏng, ăn cơm trước kẻng ra nói. Chị mình nước mắt chan cơm, vừa khóc vừa lẩm bẩm: ‘Mẹ cảm thấy sự tồn tại của con là nỗi nhục thì sau này con sẽ không về nữa. Tại sao cùng cảnh bầu trước khi cưới mà mẹ vui vẻ chuẩn bị đám cưới cho em, còn con thì mẹ lại xua đuổi?’.
Chị chưa dứt câu, một cái tát giáng xuống mặt em gái mình đang ngồi bên cạnh, cả nhà sững sờ nhìn mẹ. Chỉ thấy mẹ mình gằn lên: ‘Nó nói có thật không?’. Và em mình lấy tay ôm mặt ngơ ngác.
Video đang HOT
Sau đó bố mẹ còn nói nhiều lắm, toàn những lời mà chắc không phải ai cũng tưởng tượng được đâu. Mình và anh trai trầm lặng, anh nói may mà đã ra ở riêng, còn mình thầm nhủ nhất định sau này sẽ không để vợ con ở với bố mẹ, có ở gần tiện chăm sóc thì ở, nhất định không ở cùng nhà.
Sau đó cả nhà giải tán, ai về phòng nấy, chả biết đến đêm em gái mình có nói chuyện với ai nữa không, nhưng sáng hôm sau lúc mọi người chuẩn bị cỗ bàn đợi nhà trai sang dạm ngõ, thì em mình đã không còn thở nữa rồi. Nó đã tự chấm dứt cuộc sống, không có lấy một lời từ biệt, không có thư từ gì hết, 2 mạng.
Tối hôm trước lúc rửa bát, nó chỉ cúi mặt nói với mẹ: ‘Con không được như chị đâu’. Đúng là không được như chị thật, nào có ai chịu đựng được như chị gái mình, vẫn cố chấp về thăm bố mẹ bao nhiêu lần dù lần nào cũng ôm nước mắt mà đi như thế.
Đám tang em gái, nhìn người yêu nó ngồi thẫn thờ một góc không hiểu sao thương không tả được. Hai đứa nó cũng yêu nhau mấy năm, cũng đi làm chuẩn bị nhà xe các thứ rồi mới cưới. Vậy mà…
Mẹ mình im lặng suốt từ hôm ấy đến giờ, cứ bần thần như người mất hồn vậy, còn bố thì thở dài liên tục. Có lẽ bố mẹ thật sự không có ý xấu, nhưng bố mẹ thương con cái sai cách mất rồi’.
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận về nhiều lượt tương tác của cộng đồng mạng. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự bức xúc trước tư tưởng phong kiến, cổ hủ, thậm chí là sĩ diện hão của bậc phụ huynh này. Cha mẹ đã không quan tâm đến cảm xúc của con cái để rồi nhận về cái kết đau lòng như thế này.
Một số bình luận của cộng đồng mạng:
‘Đây không phải là thương con mà là do cái tôi, cái sĩ diện của bố mẹ bạn quá cao. Đẹp mặt mình nhưng chì chiết con gái để rồi nhận lại kết cục bi thương như vậy. Mong rằng sau lần này, bố mẹ bạn tỉnh táo hơn trong cả suy nghĩ lời nói và hành động. Chia buồn với gia đình bạn!’;
‘Đầy nhà sống sĩ diện chứ yêu thương gì con cái, nhiều người họ đẻ con ra họ coi là công cụ với đồ trưng bày để đem đi khoe khoang với thiên hạ thôi, còn cảm xúc của những đứa con chả bao giờ họ quan tâm đâu. Người nhà với nhau mà không biết thông cảm cho nhau đúng là bất hạnh của gia đình bạn, nhà là nơi để về thế mà đối với con cái nó lại thành nơi đáng sợ nhất của thế giới’;
‘Không phải bố mẹ nào cũng thương con. Đấy là sự thật. Đừng nghĩ bố mẹ nào cũng yêu thương con vô điều kiện. Nhiều người họ chỉ nghĩ cho bản thân, con cái chỉ là công cụ, để nối dõi, để khoe mẽ với thiên hạ. Khi bị đi ngược lại với mong muốn, khi những con rối không theo ý mình thì tất cả khác ngay’;
‘Như này không gọi là thương, là ích kỷ mới đúng’;
‘Gần 10 năm mà chuyện cũ còn chì chiết thì chứng tỏ bố mẹ quá cố chấp rồi. Nhìn cảnh chị 2 bị chì chiết ngần ấy năm, không nghĩ quẩn cũng lạ’.
Tát con gái một cái ngay trước đám cưới vì dám 'ăn cơm trước kẻng' giống chị và cái kết khiến gia đình phải dằn vặt cả đời
Người ta thường nói gia đình là nơi để trở về, thế nhưng sự thật không phải gia đình nào người ta cũng muốn quay trở về.
Nói tới mâu thuẫn trong gia đình không chỉ giữa vợ với chồng mà còn giữa cha mẹ với con cái. Chỉ vì "cha mẹ muốn tốt cho con" mà nhiều phụ huynh đã áp đặt lên con mình rất nhiều điều mà chúng không muốn.
Thậm chí là khi con cái làm trái ý, cha mẹ còn dùng những lời lẽ cay nghiệt hay đòn roi để bắt con nghe lời mình.
Một câu chuyện thương tâm mới đây được chia sẻ trên mạng xã hội có lẽ sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về mối quan hệ và cách cư xử với người thân trong gia đình.
Tát con gái vì ăn cơm trước kẻng, cái kết khiến gia đình dằn vặt cả đời-1 Ảnh chụp bài viết
"Em gái mình mới vừa mất tròn tuần ngày hôm qua. Cả nhà mình vẫn chưa chấp nhận được sự mất mát ấy, giống như chỉ mới vừa đây nó còn cười híp cả mắt, nghịch ngợm mang rổ hoa quả của mẹ ra một góc làm trò, mà quay đi quay lại nụ cười ấy đã đóng băng lạnh lẽo trên tấm ảnh thờ ám đầy khói hương trên ban kia.
Nó là con út, út nhưng không hề giống út chút nào. Kể từ ngày mấy anh em mình vào đại học, bố mẹ đi làm xa, tất cả mọi việc trong nhà dồn hết vào tay nó, con bé khi ấy lên lớp 7.
Mình còn nhớ ngày mình nhập học, nó mếu máo: 'Thế là giờ không ai chia việc nhà với em, em phải làm tất à?'. Lúc ấy chỉ thấy buồn cười, giờ nghĩ lại nước mắt rơi không kìm được.
Hồi ấy chị gái mình vừa tốt nghiệp liền có bầu, rồi cưới. Bố mẹ mình truyền thống, dòng họ cay nghiệt, đến bây giờ đã gần mười năm, mỗi lần chị về chơi đều lôi chuyện đó ra nói, chì chiết đến nỗi chị mình lần nào cũng phải gạt nước mắt bỏ đi.
Mình và anh cả góp ý với bố mẹ bao nhiêu lần, nhưng chỉ nhận lại chửi mắng, trứng khôn hơn vịt. Lâu dần cũng kệ, chị gái cũng không mấy khi về chơi nữa, hai ba năm mới sắp xếp về một lần.
Tháng rồi em gái mình cũng chuẩn bị cưới, chị gái sắp xếp cả nhà về chơi. Trong lúc ăn cơm, chả biết ai lại lôi chuyện chị hư hỏng, ăn cơm trước kẻng ra nói.
Chị mình nước mắt chan cơm, vừa khóc vừa lẩm bẩm: 'Mẹ cảm thấy sự tồn tại của con là nỗi nhục thì sau này con sẽ không về nữa. Tại sao cùng cảnh bầu trước khi cưới mà mẹ vui vẻ chuẩn bị đám cưới cho em, còn con thì mẹ lại xua đuổi?'.
Chị chưa dứt câu, một cái tát giáng như trời xuống mặt em gái mình đang ngồi bên cạnh, cả nhà sững sờ nhìn mẹ. Chỉ thấy mẹ mình gằn lên: 'Nó nói có thật không?'. Và em mình lấy tay ôm mặt ngơ ngác.
Sau đó bố mẹ còn nói nhiều lắm, toàn những lời mà chắc không phải ai cũng tưởng tượng được đâu. Mình và anh trai trầm lặng, anh nói may mà đã ra ở riêng, còn mình thầm nhủ nhất định sau này sẽ không để vợ con ở với bố mẹ, có ở gần tiện chăm sóc thì ở, nhất định không ở cùng nhà.
Sau đó cả nhà giải tán, ai về phòng nấy. Chả biết đến đêm em gái mình có nói chuyện với ai nữa không, nhưng sáng hôm sau lúc mọi người chuẩn bị cỗ bàn đợi nhà trai sang dạm ngõ, thì em mình đã không còn thở nữa rồi.
Nó đã tự chấm dứt cuộc sống, không có lấy một lời từ biệt, không có thư từ gì hết, 2 mạng. Tối hôm trước lúc rửa bát, nó chỉ cúi mặt nói với mẹ: 'Con không được như chị đâu'.
Đúng là không được như chị thật, nào có ai chịu đựng được như chị gái mình, vẫn cố chấp về thăm bố mẹ bao nhiêu lần dù lần nào cũng ôm nước mắt mà đi như thế.
Đám tang em gái, nhìn người yêu nó ngồi thẫn thờ một góc không hiểu sao thương không tả được. Hai đứa nó cũng yêu nhau mấy năm, cũng đi làm chuẩn bị nhà xe các thứ rồi mới cưới. Vậy mà...
Mẹ mình im lặng suốt từ hôm ấy đến giờ, cứ bần thần như người mất hồn vậy, còn bố thì thở dài liên tục. Có lẽ bố mẹ thật sự không có ý xấu, nhưng bố mẹ thương con cái sai cách mất rồi!".
Câu chuyện khiến người đọc chỉ còn biết thở dài mà lòng cứ nghẹn lại. Người ta thường nói gia đình là nơi để trở về, thế nhưng sự thật không phải gia đình nào người ta cũng muốn quay trở về.
Khi những người thân máu mủ ruột rà còn chẳng thông cảm được cho nhau, mang danh nghĩa "thương cho roi cho vọt" rồi dành cho nhau những lời cay đắng thì đến lúc nào đó cũng xa lòng mà chẳng muốn gặp lại thôi.
Sơn Tùng M-TP ra ca khúc mới bắn 100% tiếng Anh, dân ngoại ngữ lại đồng loạt hỏi nhỏ: Ơ, Tùng nói tiếng nước nào thế? Nhiều netizen đã phải mở "hội bàn tròn" vì vấn đề khó nghe được Sơn Tùng đang hát Tiếng Anh trong MV mới. Tối ngày 28/4, Sơn Tùng M-TP chính thức comeback với MV There's No One At All. Trong ca khúc mới, Sơn Tùng hoá thân thành một chàng trai tuổi thơ khốn khó khi là trẻ mồ côi được nuôi lớn...