Bộ mặt thật của “ông chủ xà lan”
Liên tiếp trong những ngày qua, nhiều nạn nhân gởi đơn hoặc trực tiếp đến Báo CATP tố cáo ông Đỗ Minh Khoa (có tên khác là Trần Thiện Tân, SN 1956, tạm trú P.Thới An, Q12, TPHCM) lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản. Vài người bán hàng cho ông Khoa rồi bị quỵt tiền. Số khác thì tin tưởng hùn vốn làm ăn và bị mất trắng hàng tỷ đồng.
Một số nạn nhân đến Báo CATP gửi đơn tố cáo
Hùn vốn mua xà lan
Trong số những nạn nhân ông Khoa còn nợ tiền chưa trả, có lẽ vợ chồng chị Phạm Thị Thu Thủy, anh Ngô Văn Chí (ở P8.Q.Tân Bình) là “dính” nặng nhất. Trình bày với chúng tôi, anh Chí cho biết, do tin vào những lời đường mật của ông Khoa, đầu tháng 8-2011 vợ chồng anh thống nhất đưa cho Khoa 2.010.000.000 đồng để hùn vốn mua hai chiếc xà lan cũ từ Hà Tiên, đem về Cần Thơ cắt làm phế liệu bán kiếm lời. Mọi giao dịch đều do Khoa “đạo diễn”, anh Chí không được theo cùng nên thực sự cũng chẳng biết Khoa có dùng tiền đó để mua xà lan hay không. Khoảng một tháng sau, Khoa nói với vợ chồng anh Chí rằng hai xà lan trên không rã bán phế liệu như dự định ban đầu mà bán trực tiếp cho Trần Quang Phú, bạn Khoa. Số tiền lời từ bán hai chiếc xà lan trên, theo lời Khoa là 2,4 tỷ đồng, vợ chồng anh Chí sẽ được hưởng 50%, tức 1,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, Khoa chỉ viết biên nhận chia tiền lời chứ chẳng thanh toán đồng nào. Nghe Khoa thông báo như vậy, chị Thủy không khỏi mừng thầm. Thế nên khi ông ta ngỏ lời mượn tạm 309.970.000 đồng để… giải quyết một số công việc, chị Thủy lập tức mở tủ lấy tiền đưa ngay.
Chờ đợi mỏi mòn mà chẳng thấy Khoa đưa tiền lời, cũng không hoàn vốn. Không ít lần vợ chồng anh Chí đặt thẳng vấn đề thì Khoa cứ viện đủ thứ lý do, khi thì “có mối này sộp lắm, mình sẽ mua lại xà lan của Phú rồi sang tay kiếm lời thêm”, lúc lại bảo Phú không chịu trả tiền nên chưa thanh toán được. Sau nhiều lần “hứa thật nhiều rồi cũng thất hứa thật nhiều”, Khoa bỏ nhà đi đâu chẳng rõ, điện thoại không liên lạc được nên vợ chồng anh Chí chỉ còn biết làm đơn tố cáo.
Cũng với “chiêu” hùn vốn mua xà lan cắt sắt bán phế liệu, Khoa rủ rê vợ chồng chị Nguyễn Thị Mỹ Linh, anh Phạm Đình Bảo Hân (tạm trú P.Thới An, Q12) góp vốn 450 triệu đồng. Sau khi đưa tiền, anh Hân được Khoa dẫn đến một bãi sắt phế liệu ở Long An, chỉ một con tàu cũ và bảo rằng đã mua với giá 1 tỷ 580 triệu đồng. Thế nhưng khi anh Hân đòi xem hợp đồng mua bán tàu, hóa đơn chi trả tiền thì Khoa ấm ớ không xuất trình được. Nghi ngờ, vợ chồng chị Linh không đồng ý làm ăn chung nữa và đòi lại tiền. Mặc dù đã viết biên nhận trả tiền tới 3 lần, song đến nay những điều Khoa cam kết vẫn chỉ là những lời hứa hão.
Trường hợp của anh Lê Vĩnh Thái (SN 1982, tạm trú P.Trường Thạnh, Q9) cũng bi đát không kém. Đúng vào ngày “cá tháng tư” năm 2012, anh Thái được Khoa chào bán hai vỏ container loại 40 feet, đã được trang bị bên trong để ở, với giá tổng cộng 65 triệu đồng. Sau ba lần giao tiền ở quán cà phê và chuyển khoản, anh Thái đã thanh toán xong tiền hàng nhưng container đợi mãi chẳng có. Sốt ruột, anh Thái năm lần bảy lượt tìm đến nhà Khoa ở số 60 đường TA 19A, P.Thới An, Q12, nhưng chỉ thấy cửa đóng then cài còn bóng dáng Khoa vẫn bặt tăm.
Trong đơn tố cáo gởi Báo CATP, anh Trần Cao Nguyên, chủ cửa hàng điện máy Cao Nguyên ở đường Nguyễn Ảnh Thủ, Q12, trình bày: ngày 27-2-2012, anh có bán cho Khoa một tivi Samsung 43 inch, một đầu karaoke Arirang 3600 cùng một amply hiệu Boston với giá tổng cộng 15.550.000 đồng. Vì tin tưởng trước đó Khoa từng mua hàng, lại có nhà cửa đàng hoàng nên anh Nguyên cho… mua thiếu. Đến nay đã hơn hai tháng mà Khoa vẫn chưa trả tiền. Đến nhà Khoa đòi nợ nhưng không gặp, anh Nguyên tá hỏa khi biết cũng có nhiều người khác bị… mắc lỡm như mình.
Video đang HOT
Đồng cảnh ngộ như Nguyên, anh Đinh Văn Trường (SN 1979, quê Cần Thơ) cũng dở khóc dở mếu. Số là trung tuần tháng 2-2012, theo đề nghị của Khoa, anh Trường ba lần chở hàng giao cho Khoa 13 tượng Phật lớn, nhỏ với giá khoảng 52 triệu đồng. Điệp khúc hứa “tuần sau trả” của Khoa kéo dài gần chục tuần lễ mà anh Trường vẫn chưa nhận được đồng nào. Điện thoại cho Khoa không được vì ông ta tắt máy nên anh Trường như đứng ngồi trên lửa. Trò chuyện với chúng tôi, giọng Trường thảm não: “Là người nghèo khổ, từ quê lên thành phố bán dạo mưu sinh, số tượng Phật trên tôi phải mua thiếu của chủ hàng, giờ ông Khoa bỏ trốn, tôi biết làm sao trả nổi số nợ trên”…
Bức xúc của các nạn nhân là hoàn toàn có cơ sở, đề nghị cơ quan điều tra sớm làm rõ để trả lại quyền lợi chính đáng cho các nạn nhân, đồng thời ngăn chặn ông Khoa không có điều kiện tiếp tục lường gạt người khác.
Theo CATP
Bộ mặt thật của những 'trùm sò' gốc Việt khét tiếng
Điều hành mạng lưới buôn bán ma túy phạm vi toàn cầu, cờ bạc "đại bịp" hay "bắt bồ" với những quan chức lớn để tiến thân... là chân dung của những "trùm" gốc Việt.
Trùm ma túy Brendan Phuong Tran
Theo hồ sơ tội phạm của cảnh sát Australia, Brendan Phuong Tran, 38 tuổi, là người đứng đầu tổ chức buôn bán ma túy xuyên quốc gia tại đất nước chuột túi; "sở hữu" đường dây vận chuyển heroin từ các nước châu Á vào Australia, sau đó phân phối ra toàn Australia thông qua mạng chân rết mà Phuong thuê, đa số là người Việt, theo đường hàng không.
Ma túy mà cảnh sát thu giữ được trong hành lý của Brendan Tran tại sân bay. Ảnh: AFP
Cảnh sát New South Wales cho biết trong năm tháng qua, Brendan Phuong Tran đã giao cho những chân rết của mình vận chuyển ma túy từ Sydney đến Perth theo phương cách vượt qua hàng rào an ninh sân bay và đưa hàng lên máy bay. Còn bản thân Phuong điều hành đường dây nhập heroin và ma túy từ các nước châu Á đến Sydney, từ đây ma túy được phân nhỏ, đóng gói và giao cho những chân rết vận chuyển đến miền Tây.
Với hình thức "buôn bán" này, các phi vụ của ông trùm ma túy gốc Việt đều lọt qua được các vòng kiểm soát an ninh. Tuy nhiên, đến ngày 26/8/2011, khi Phuong Tran đích thân quấn trên người một số lượng ma túy tổng hợp methamphetamine để chuẩn bị lên chuyến bay 6h sáng từ Sydney đi Perth thì sa lưới. Tờ The Herald Sun dẫn lời lãnh đạo lực lượng chống tội phạm châu Á là Scott Cook nhận định: "Thật không bình thường khi một ông trùm tự tay thực hiện phi vụ buôn lậu này".
Cảnh sát ngay sau đó lục soát tại căn hộ ở trung tâm Sydney của Phuong và tìm thấy một khẩu súng ngắn, một khẩu súng lục ổ quay, 258 gram ma túy và dụng cụ bào chế thuốc gây nghiện; bên cạnh đó là nhiều tiền mặt, ma túy và súng gây mê.
Các nhà chức trách cũng cho biết, họ đã mở chiến dịch từ bốn tháng trước khi tóm được ông trùm gốc Việt, nhằm điều tra đường dây cung cấp và vận chuyển liên bang lớn các chất gây nghiện bất hợp pháp như heroin và "đá". Tran bị buộc tội sở hữu ma túy và vũ khí trái phép, đang bị tạm giam vì tòa án địa phương Parramatta bác đơn xin nộp tiền tại ngoại.
Trùm cờ bạc bịp Truong Quoc Phuong
Truong Quoc Phuong, 44 tuổi, biệt hiệu Pai Gow John, là thủ lĩnh nhóm cờ bạc "bịp" Tran Organization, chủ yếu đóng tại San Diego, đã "sa bẫy" của cảnh sát cuối năm 2010.
Tờ Los Angeles Times đưa tin, băng nhóm của Phuong được tổ chức rất bài bản với những buổi huấn luyện kỹ năng xào bài, chia bài cho nhân viên sòng bạc cũng như luyện cách nhớ thứ tự bài cho các thành viên trong nhóm. "Bằng thủ đoạn này, đường dây lừa đảo đã liên tục thắng hàng nghìn USD. Bọn chúng sử dụng những cơ chế phức tạp, bao gồm cả máy phát tín hiệu bí mật và một phần mềm được tạo ra để đoán trước trật tự những con bài sẽ quay vòng trong bài xì-dách", một quan chức Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
Truong Quoc Phuong đã tổ chức mạng lưới cờ bạc bịp rất chuyên nghiệp. Ảnh minh họa.
Theo cáo trạng, Phuong từng làm việc chia bài tại sòng Sycuan Reasort and Casino tại California, nhưng đã bị đuổi việc năm 2002 vì thông đồng gian lận với con bạc. Sau đó, Phuong lập băng chuyên hối lộ nhân viên chia bài và giám sát viên ở các casino để thực hiện những "cú lừa" ngoạn mục. Tại các bàn xì-dách và bài cào, các nhân viên chia bài bị Phương mua chuộc sẽ cố tình xào bài không chạy khiến các lá bài vẫn giữ nguyên thứ tự. Đàn em của Phương ghi nhận thứ tự của các con bài và bắn tin bằng máy truyền tín hiệu giấu trong người cho đồng bọn bên ngoài dùng máy tính phân tích và tìm ra những lá bài sẽ xuất hiện tiếp theo. Sau khi nhận được dữ liệu, các can phạm sẽ đặt thêm tiền vì chắc thắng trăm phần trăm.
Hiện, Truong Quoc Phuong bị tuyên án 70 tháng tù giam do cầm đầu băng lừa đảo tinh vi, đã chiếm đoạt 7 triệu USD của 27 sòng bạc tại Mỹ và Canada. Ngoài án tù, Phuong còn phải trả 5,7 triệu USD cho các sòng bạc bị lừa đảo và nộp phạt 2,8 triệu USD. Tài sản của trùm bài bịp này cũng bị tịch thu, trong đó gồm 2 căn nhà tại San Diego (California), 1 chiếc xe Porsche Carrera 2001, 1 đồng hồ Rolex và 1 mặt dây chuyền nạm kim cương...
Trùm "tình" Li Wei
Cuối tháng 2/2011, truyền thông Trung Quốc ầm ĩ về vụ hàng loạt quan chức từ cấp tỉnh, thành đến cấp bộ của Trung Quốc vướng vào lưới tình của một nữ tỷ phú xinh đẹp gốc Việt - Li Wei.
15 quan chức là người tình "lớn" của Li Wei, bao gồm cả cựu Chủ tịch Sinopec. Họ đang sống trong khám hoặc đã bị tử hình, hoặc vẫn ngồi trên "ghế nóng".
Truyền thông Trung Quốc ầm ĩ về vụ hàng loạt quan chức "vướng" lưới tình của nữ tỷ phú gốc Việt Li Wei.
Ảnh: China Youth
Li Wei, 48 tuổi, là người Trung Quốc gốc Việt (bố là người Pháp, mẹ là người Việt) được biết đến là một phụ nữ da trắng, xinh đẹp, quyến rũ, gu ăn mặc khêu gợi. Năm 7 tuổi (1970) theo cha di dân đến châu Honghe (Vân Nam). Thiếu thời, Li đi bán thuốc lá dạo kiêm tiếp thị cho các hãng thuốc lá lớn.
Với tài ăn nói khéo léo và sắc đẹp vốn có, Li tìm cách tiếp cận và kết hôn với một lãnh đạo trong ngành thuốc lá ở châu Honghe. Lợi dụng uy thế và mối quan hệ của chồng, bà ta ra sức làm giàu và xây dựng mạng lưới xâm nhập pháo đài của hệ thống quan chưc từ địa phương đến cấp bộ, trung ương trong mọi lĩnh vực từ an ninh đến ngân hàng, dầu khí.
Trong chặng đường tới danh vọng và quyền lực, từ một dân thường trở thành tỷ phú, Li Wei "bắt bồ" lẫn môi giới gái cho các quan chức để thực hiện các phi vụ làm ăn kiếm tiền triệu và là trung tâm của một mạng lưới tội phạm bành trướng khắp Trung Quốc. "Bạn không thể đầu tư hết mọi nguồn lực và cơ hội của bạn vào một người, bạn phải xây dựng mạng lưới các mối quan hệ rộng lớn, như thể một cây dù", bà Li thổ lộ trong nhật ký.
Theo tờ China Youth, qua điều tra của nhà chức trách Trung Quốc, Li đã kiếm được tới 10 tỷ NDT từ kinh doanh thuốc lá, bất động sản, xăng dầu, chứng khoán và quảng cáo. Ước tính tài sản của Li Wei ở Bắc Kinh có 183 trạm xăng dầu, hơn 20 công ty kinh doanh thuốc lá, bất động sản và quảng cáo trải dọc Bắc Kinh, Thanh Đảo, Thâm Quyến, Hongkong và cả ở nước ngoài.
Năm 2006, Li Wei bị bắt vì tội giả mạo hồ sơ thuế nhưng chỉ bị giam 4 năm và được thả vô điều kiện đầu năm 2011. Câu chuyện Li Wei thoát nạn trở nên rất khó hiểu trong dư luận Trung Quốc. Giải thích "chuyện lạ" này, Caijing cho rằng, Li được đặc ân quá sớm vì trong nhật ký của bà ta chứa nhiều chứng cứ mới về các mối "quan hệ tình ái" với một số quan chức cấp cao khác, nếu giữ Li lâu hơn sẽ gây hậu quả khôn lường.
Theo Báo Đất Việt
Bộ mặt thật của các "phù thuỷ" gây mê Những năm 2003-2004, trên các tuyến giao thông ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam xảy ra những câu chuyện vừa thực vừa hư. Thực là có những hành khách đi xe đi tàu sức khỏe đang bình thường chỉ trong chốc loáng bỗng chìm vào một cơn mê dài bí ẩn. Khi tỉnh dậy, tàu chưa tới ga, xe chưa tới...