Bo mạch chủ H570 và B560 được nâng cấp ép xung bộ nhớ tốt hơn
Cuối cùng thì các bo mạch chủ không phải dòng Z cũng đã được hỗ trợ ép xung bộ nhớ kể từ 500-series, cụ thể là dải sản phẩm H570 và B560.
Những game thủ sử dụng các hệ thống phổ thông và tầm trung với bo mạch chủ H570 và B560 đã có thể tăng tốc cho các cặp RAM của mình lên mức cao hơn tốc độ mà nhà sản xuất cho phép, nhằm cải thiện hiệu năng hệ thống.
Intel trước đây chỉ hỗ trợ ép xung bộ nhớ trên các bo mạch chủ dòng Z. Điều này khiến cho người dùng không có nhiều lựa chọn khi xây dựng hệ thống mới. Ở nền tảng Comet Lake-S, các vi xử lý từ i7 đến i9 hỗ trợ bộ nhớ DDR-2933MHz, nhưng từ i5 trở xuống, hệ thống chỉ hỗ trợ DDR4-2666MHz. Vì thiếu sự hỗ trợ ép xung bộ nhớ, các bo mạch chủ H470 và B460 chỉ hoạt động tối đa ở mức DDR4-2933MHz. Trên H570 và B560, Intel đã thay đổi điều này.
Người dùng @momomo_us đã đăng tải trên Tom’s Hardware, cho thấy Rocket Lake-S sẽ hỗ trợ DDR4-3200MHz trên Core i5, i7 và i9, trong khi Core i3 và Pentium sẽ hỗ trợ tối đa DDR4-2666MHz ở cả H570 lẫn B560, bên cạnh Z590.
Việc hỗ trợ các mức xung nhịp RAM khác nhau cho thấy những vi xử lý Intel thế hệ 11 có thể sẽ là sản phẩm hoàn toàn mới Rocket Lake-S kết hợp với Comet Lake-S được làm mới.
Video đang HOT
Nếu người dùng cần có tốc độ RAM nhanh hơn khi sử dụng cùng Core i 5 trên các bo mạch chủ 500-series nay đã yên tâm khi dải sản phẩm này hỗ trợ DDR4-3200MHz. Ngoài ra, các bo mạch chủ H570 và B560 cũng sẽ hỗ trợ khả năng ép xung RAM khi kết hợp cùng các vi xử lý Core i5, i7 và i9.
Đang chơi game thì máy liên tục khởi động lại, lỗi do đâu?
Khi bạn đang chinh phục các tựa game yêu thích thì hỡi ôi, máy tính gặp lỗi và liên tục khởi động lại... vô cùng bực tức phải không nào, vậy guyên nhân tình trạng này do đâu?
Lý do đầu tiên: nguồn điện nhà bạn
Nguồn điện thiếu ổn định là một trong những lí do gây hại cực lớn tới các thiết bị điện tử không chỉ riêng gì máy tính. Với kỹ thuật viên có kinh nghiệm họ sẽ chú ý tới các nguồn điện tổng thể trong phòng trước khi xem xét vấn để ở máy tính. Nói cách sơ lược có thể các thiết bị như UPS, ổn áp, lưới điện khu vực không ổn định có thể dẫn tới khởi động lại máy liên tục.
Cách xử lý cho vấn đề này, là bạn hãy thử cấp nguồn cho máy tính bằng một ổ điện khác trong phòng. Trường hợp tương tự là lỗi do phích cắm điện bị hỏng, hay lỏng lẻo so với ổ cắm, thì bạn tiến hành làm lại phích cắm, hay thay bằng một dây cáp nguồn mới.
Cách xử lý khi nguồn điện khu vực không ổn định thì là đổi đường dây nếu có thể, hoặc tìm các thiết bị ổn định điện áp tốt hơn.
Lỗi do bộ nguồn
Một lỗi khác, cũng liên quan đến nguồn điện, nhưng không phải ở bên ngoài, mà ở bên trong máy tính. Bạn sẽ dễ dàng phát hiện nguyên nhân này, vì máy tính sẽ xảy ra hiện tương tự khởi động liên tục vào lúc mới bật nguồn.
Có hai nguyên nhân phụ riêng biệt ảnh hưởng đến việc này. Một là do bạn lắp thêm phần cứng mới (phổ biến là card đồ họa) làm quá công suất của nguồn. Hai là nguồn của bạn đã hỏng. Nói chung trong cả 2 trường hợp này thì cách tốt nhất là thay nguồn mới có công suất tốt hơn.
Lỗi do bộ nhớ
Bộ nhớ được xem là một trong các nguyên nhân chính yếu gây ra hiện tượng tự khởi động lại máy. Lỗi do bộ nhớ có thể làm máy tính khởi động lại ngay lúc mới được bật lên, lẫn trong lúc người dùng đang sử dụng máy.
Đó là khi các thanh RAM đang được gắn trong máy tính bị hỏng một phần, hoặc bị lỏng khỏi khe cắm. Tắt máy tính và kiểm tra lại toàn bộ các thanh RAM. Nếu thanh nào được cắm chập chờn, tốt hơn hết là bạn hãy tháo nó ra khỏi máy tính, rồi gắn trở lại, để hệ thống ổn định hơn, thay vì cứ cố sử dụng chúng.
Cách làm sạch là sau khi tắt nguồn, tháo các thanh RAM ra khỏi khe cắm, bạn dùng bình xịt khí nén thổi mạnh vào các khe RAM. Để làm sạch các thanh RAM, bạn dùng khăn khô lau sạch bụi bẩn trên các mạch tiếp xúc. Nếu có hiện tượng rỉ đồng trên bản mạch tiếp xúc, bạn có thể dùng một cục tẩy học sinh để tẩy sạch lớp rỉ đó đi.
Sau đó bạn gắn các thanh RAM trở lại máy tính, bằng cách đặt thanh RAM vuông góc và đúng vị trí với khe cắm, sau đó bạn dùng hai ngón tay cái nhấn nhẹ từ từ xuống. Sau khi thanh RAM đã được gắn chặt vào khe, đừng quên kiểm tra lại hai chốt cài giữ ở hai cạnh thanh RAM đã được đóng hai chưa. Hai chốt này sẽ giữ chặt thanh RAM trong khe cắm trong quá trình bạn sử dụng máy tính.
Lỗi do bo mạch chủ
Rất khó phát hiện xem lỗi tự khởi động lại máy tính có phải do bo mạch chủ hay không. Vì bạn chỉ có cách duy nhất là thay thế bo mạch chủ hiện tại bằng một cái khác mà thôi. Do đó, ngoài thao tác vệ sinh, thì một số lỗi trên bo mạch chủ là do BIOS. Và như thế thì việc tiến hành cập nhât phiên bản mới nhất của bo mạch sẽ giải quyết được các lỗi không mong muốn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rắng những sai sót trong việc cập nhật BIOS có thể làm bo mạch chủ không còn hoạt động được nữa.
Cũng không thể thiếu sự góp mặt của CPU trong việc gây ra lỗi khởi động lại máy tính.
Lỗi CPU quá nóng
Điều này xảy ra do 2 thứ nguyên: CPU đã bị hỏng nhẹ, CPU bị quá nóng. Nếu là CPU bị hỏng do chân cắm bị lỏng, cong vênh thì bạn lên đi sửa chữa và bảo hành. Còn hiện tượng CPU quá nóng do keo tản nhiệt đã kém hoặc thiết bị tản nhiệt có vấn đề thì cần vệ sinh lại và thay thế nếu cần.
Trong vài trường hợp khác, card màn hình hay đĩa cứng bị hỏng cũng làm máy tính khởi động lại. Nếu card màn hình là nguyên nhân gây lỗi khởi động lại máy tính, thì quá trình khởi động sẽ xảy ra khi bạn đang thực hiện các ứng dụng đồ họa, như xử lý ảnh hoặc chơi game 3D. Còn nếu lỗi do ổ đĩa cứng thì hiện tượng khởi động lại sẽ xảy ra khi bạn đang sao chép nhiều dữ liệu từ vùng đĩa này sang đĩa cứng khác.
GIGABYTE ra mắt bo mạch chủ Z590 AORUS và VGA GeForce RTX 3060 GIGABYTE vừa trình làng bo mạch chủ Z590 AORUS mới hỗ trợ bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 11 cùng dải VGA GeForce RTX 3060. Các bo mạch chủ mới có thiết kế VRM công suất kỹ thuật số 20 pha và thiết kế tản nhiệt Fins-Array II cũng được cải tiến. Dòng sản phẩm GIGABYTE Z590 AORUS ra đời với...