Bộ luật Hình sự 2015 ‘chỏi’ với Luật Đầu tư
Đó là phát biểu của TS Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ môn Luật hình sự, ĐH Luật TP.HCM) tại hội thảo góp ý sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 do khoa Luật hình sự, Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức vào ngày 15-9.
Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 190 BLHS 2015 quy định “hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối” và tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191) không đúng với quy định của Luật Đầu tư 2014.
TS Tuấn dẫn ví dụ, formol là hóa chất công nghiệp rất độc nhưng rất thông dụng. Formol có tính sát trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi khuẩn, sát trùng và là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, ướp xác… Nhưng formol bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Do đó sử dụng formol làm bánh phở là vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm theo Điều 317 BLHS 2015. Tuy nhiên, các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán formol thì không thể xem là phạm tội theo Điều 190, 191 BLHS. Lý do formol không phải là hàng hóa cấm kinh doanh tại Phụ lục số 2 Luật Đầu tư 2014.
BLHS 2015 mâu thuẫn với Luật Đầu tư rất dễ dẫn đến xử lý hình sự tùy tiện. Ảnh: NGÂN NGA
Vì vậy để tránh việc đem ra xử lý hình sự tùy tiện gây oan sai, TS Tuấn đề nghị nên sửa điểm a khoản 1 Điều 190 thành “Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng”.
Ngoài ra, theo TS Tuấn, BLHS 2015 quy định bất hợp lý về hình thức kinh doanh trên mạng. Chẳng hạn kinh doanh vàng miếng và kinh doanh đa cấp theo quy định của Luật Đầu tư là kinh doanh có điều kiện chứ không phải là thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh.
Video đang HOT
Hoặc một hoạt động khác rất phổ biến là các trang web giao dịch mua bán nhà đất, người có nhu cầu bán đăng ký vào trang web, người mua liên hệ với chủ trang web để mua nhà. Thế nhưng theo Điều 292 BLHS 2015 thì việc kinh doanh này lại bị quy thành tội “cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” vì cho rằng chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là không ổn.
Cũng tại hội thảo, ThS Lê Vũ Huy cho rằng hiện nay Nhà nước chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ nhân chứng. Vì vậy người dân ít khi chủ động khai báo, thậm chí là buộc phải từ chối khai báo để tự bảo vệ mình và gia đình khỏi sự đe dọa của người phạm tội. Do vậy cần cân nhắc có nên buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu từ chối khai báo hay không.
Điều 383 BLHS 2015 quy định chủ thể của tội phạm là người làm chứng nhưng không quy định chủ thể là người chứng kiến, người biết rõ về tội phạm tức là đã làm thu hẹp phạm vi chủ thể của tội phạm này.
ThS Huy đưa ra hai phương án: Một là loại trừ trách nhiệm hình sự của cả ba người “người làm chứng, người chứng kiến, người biết rõ về tội phạm”; hai là quy định một cách chung nhất về tất cả người có nghĩa vụ khai báo, cung cấp tài liệu là chủ thể của tội phạm để có hướng xử lý tốt nhất.
NGÂN NGA- THANH TÙNG
Theo Danviet
Bộ Công thương kiến nghị bãi bỏ hoàn toàn Thông tư 20
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khi trao đổi về bản báo cáo Bộ này gửi Thủ tướng về Thông tư 20.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thứ trưởng Khánh một lần nữa nhắc lại quan điểm của Bộ Công thương về việc bãi bỏ Thông tư 20 gây tranh cãi.
"Vấn đề còn lại là bãi bỏ khi nào, ngay lập tức hay khi Bộ GTVT đã ban hành các quy định trong nước phù hợp.
Quan điểm của Bộ Công Thương là bãi bỏ Thông tư 20
Bộ GTVT có Thông tư 19 năm 2012 quy định về trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng và triệu hồi xe của thương nhân nhập khẩu. Tuy nhiên, từ 1/7/2016, Thông tư này đã tự động hết hiệu lực theo quy định của Luật Đầu tư 2014, có nghĩa là chúng ta đang có một khoảng trống chính sách, không có bất kỳ một văn bản nào quy định về trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng và triệu hồi xe của thương nhân nhập khẩu.
Thông tư 20 lúc này là văn bản duy nhất đặt ra yêu cầu đó với thương nhân nhập khẩu với tư cách là người được chính hãng sản xuất hoặc chính hãng kinh doanh ủy quyền. Vì vậy, chúng tôi đề xuất tạm thời duy trì Thông tư 20 cho đến khi Bộ GTVT thiết lập lại các quy định về nghĩa vụ bảo hành, bảo dưỡng và triệu hồi xe đối với thương nhân nhập khẩu", ông nói.
Lãnh đạo Bộ Công thương nhấn mạnh, Bộ này đề xuất Bộ GTVT ban hành các quy định trong nước (áp dụng ở khâu đăng ký lưu hành) để mang lại "tác dụng tương đương như Thông tư 20" chứ không đề xuất ban hành "các điều kiện tương đương Thông tư 20".
"Theo mô hình mà chúng tôi đề xuất thì ai cũng được quyền nhập khẩu, phân phối ô tô mà không cần phải sở hữu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu, đó là khi anh bán chiếc xe cho người tiêu dùng thì anh phải đưa ra cam kết của anh về chế độ bảo hành, bảo dưỡng và triệu hồi xe. Khi anh có các cam kết đó thì xe mới được đăng ký lưu hành.
Về phía mình, người tiêu dùng không bắt buộc phải đưa xe đến đúng địa chỉ bảo dưỡng do nhà phân phối cam kết. Họ có thể sử dụng dịch vụ bảo dưỡng của các cơ sở khác, miễn là phải bảo dưỡng đúng cách để xe vượt qua được các tiêu chuẩn an toàn của cơ quan đăng kiểm.
Dư luận đang rất băn khoăn vì cho rằng, theo đề xuất của Bộ Công thương, tất cả các cơ sở sửa chữa nhỏ lẻ sẽ phải đóng cửa do không đáp ứng được các điều kiện của Bộ GTVT.
Tôi xin khẳng định Bộ Công thương không đề xuất như vậy. Các cơ sở nhỏ lẻ vẫn có thể sửa chữa những hỏng hóc nhỏ lẻ. Chỉ khi động đến những bộ phận quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới độ an toàn của xe và của người tham gia giao thông như động cơ, kết cấu khung gầm, hệ thống lái, truyền động v..v thì mới phải đáp ứng điều kiện. Thông tư 19 trước đây của Bộ GTVT cũng quy định như vậy.", ông Khánh nói thêm.
Thứ trưởng Khánh cho rằng nên dừng cuộc tranh luận này ở đây bởi suy cho cùng, xử lý Thông tư 20 thế nào mới là quan trọng.
Liên quan đến Thông tư 20, trước đó có rất nhiều ý kiến từ phía doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước đề nghị Bộ Công thương bãi bỏ Thông tư này.
Tổng cục Hải quan từng có văn bản gửi Bộ Công thương, trong đó khẳng định nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 20 không phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư. Trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư, việc nhập khẩu xe ô tô chở người loại 9 chỗ trở xuống không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cũng cho biết Bộ này đã phản đối nội dung của Thông tư 20. Nguyên nhân mà Bộ Tư pháp chỉ ra là do vi phạm Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ.
Được biết, trong quá trình xây dựng các dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh, Văn phòng Chính phủ cũng không đồng tình với việc Bộ Công thương đề nghị nâng cấp quy định trong Thông 20 lên thành Nghị định.
Minh Thái
Theo_Báo Đất Việt
Bộ Công Thương cố níu Thông tư 20 Cách đặt vấn đề lập lờ trong việc giữ hay bỏ Thông tư 20 cho thấy Bộ Công Thương vẫn cố giữ những điều kiện ràng buộc gây khó cho doanh nghiệp Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Công Thương cho biết mục đích ban hành Thông tư 20 là "nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...