Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu về việc làm khả quan hơn dự kiến
Theo Bộ Lao động Mỹ, một loạt ngành nghề như sản xuất, vận tải và kho bãi, khách sạn và giải trí đều đã tạo thêm việc làm trong tháng 10.
Quang cảnh bên ngoài một nhà hàng tại Washington DC., Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Bộ Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế nước này đã tạo thêm 531.000 việc làm trong tháng Mười và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,6%.
Đây là số liệu khả quan hơn dự kiến, đồng thời cho thấy hoạt động tuyển dụng đang hồi sinh khi số ca mắc COVID-19 giảm.
Video đang HOT
Theo Bộ trên, một loạt ngành nghề như sản xuất, vận tải và kho bãi, khách sạn và giải trí đều đã tạo thêm việc làm trong tháng 10.
Trước đó, đà tăng các ca mắc COVID-19 do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đã khiến số việc làm giảm trong tháng Tám và tháng Chín. Song, báo cáo mới của Bộ Lao động đã mang lại tin tức đáng mừng với việc điều chỉnh tăng số việc làm trong cả hai tháng thêm 235.000 việc làm so với báo cáo ban đầu.
Chuyên gia Mark Zandi của hãng phân tích Moodys Analytics đánh giá báo cáo việc làm tháng 10 đã đánh đi tín hiệu lạc quan rõ ràng với số việc làm tăng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp giảm, số giờ làm việc cũng như mức lương đều tăng.
Theo chuyên gia này, báo cáo là bằng chứng mạnh mẽ chứng tỏ làn sóng do biến thể Delta gây ra đã dịu xuống và nền kinh tế đang phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, những thiệt hại to lớn đối với lực lượng lao động Mỹ do cuộc suy thoái lịch sử bắt đầu vào tháng 3/2020 vẫn còn hiện hữu. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ người đang làm việc hoặc đang tìm việc không thay đổi và vẫn ở mức 61,6% trong tháng 10.
Đây sẽ là một số liệu mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chắc chắn sẽ lưu ý khi đánh giá liệu thị trường việc làm đã phục hồi hoàn toàn hay chưa.
Chủ tịch FED: Còn 'quá sớm' để tăng lãi suất cơ bản
Bất chấp nguy cơ lạm phát cao ở Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho rằng sẽ là "quá sớm" nếu tăng lãi suất và gây rủi ro tới các nỗ lực phục hồi nền kinh tế.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một phát biểu ngày 22/10, ông Powell thừa nhận rằng những hạn chế và thiếu hụt về nguồn cung đã khiến giá cả tăng mạnh và tình trạng này "dường như sẽ kéo dài hơn so với dự kiến trước đây, cõ lẽ là tới năm sau". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh "cần phải kiên nhẫn".
Theo Chủ tịch FED, ngân hàng này đang "đi đúng hướng" để giảm mua các khoản trái phiếu hằng tháng khổng lồ và công việc này được dự kiến sẽ hoàn tất vào giữa năm 2022. Tuy nhiên, ông khẳng định sẽ còn quá sớm nếu thực sự thắt chặt chính sách bằng cách tăng lãi suất ngay thời điểm này, vì điều đó sẽ khiến làm chậm tốc độ tăng trưởng việc làm.
Các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ thông báo việc giảm mua trái phiếu tại cuộc họp chính sách của FED vào đầu tháng tới, nhưng mức chuẩn lãi suất cho vay được dự báo sẽ vẫn ở mức 0 ít nhất cho đến cuối năm sau.
Lạm phát ở Mỹ đã tăng hơn gấp đôi so với mục tiêu 2% mà ngân hàng này đặt ra. Tuy nhiên, ông Powell cho biết các nút thắt nguồn cung có khả năng sẽ được nới lỏng dần, theo đó áp lực lạm phát và tiền lương cũng giảm theo. Chủ tịch FED khẳng định ngân hàng này sẽ có biện pháp để kiềm chế lạm phát trong trường hợp cần thiết.
Theo báo cáo được chuẩn bị trước cuộc họp chính sách tiếp theo của FED vào ngày 2-3/11 tới, ngân hàng này dự kiến công bố kế hoạch bắt đầu thu hẹp các biện pháp kích thích kinh tế trong bối cảnh lo ngại về lạm phát gia tăng. Khi lạm phát liên tục tăng từ đầu năm đến nay, FED dự báo lãi suất cơ bản tại Mỹ có thể thoát mức 0% sớm nhất là trong năm tới. Trong biên bản sau cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, công bố ngày 13/10, các quan chức FED cho rằng lạm phát có nguy cơ tiếp tục tăng vì tâm lý lo ngại gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu lao động có thể kéo dài và kéo theo những tác động lớn hơn hoặc dai dẳng hơn đến giá cả và tiền lương so với những dự tính hiện tại. Các quan chức cũng nhất trí nếu đà phục hồi kinh tế tiếp tục duy trì đúng lộ trình hiện nay, việc thu hẹp dần và tiến tới chấm dứt chương trình kích thích kinh tế vào giữa năm 2022 là hợp lý.
Theo số liệu mới được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/10, lạm phát tại nước này trong tháng 9 vẫn tiếp tục tăng khi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài đã nhiều tháng. Theo đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,4% trong tháng 9, sau khi tăng 0,3% hồi tháng 8. Trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 9, chỉ số trên đã tăng 5,4%, nhích nhẹ so với mức 5,3% ghi nhận trong 12 tháng tính đến hết tháng 8.
Tỷ giá USD, Euro ngày 14/10: Mỹ công bố lạm phát, USD tiếp tục tăng Tỷ giá ngoại tệ ngày 14/10 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác sau khi Mỹ công bố lạm phát ở mức cao hơn so với kỳ vọng. Đầu phiên giao dịch 13/10 trên thị trường Mỹ (đêm 13/10 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar...