Bộ lạc một chồng lấy bao nhiêu vợ tùy thích, mai táng bằng cách ăn tro cốt của người chết
Sống sâu trong rừng rậm, không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa bên ngoài, bộ lạc này có rất nhiều điều thú vị và kỳ lạ trong văn hóa, đặc biệt là tục mai táng người chết.
Bộ lạc lớn lên từ rừng
Yanomami là một bộ lạc bản địa (còn được gọi với những cái tên khác như Yanamamo, Yanomam và Sanuma) được tạo thành từ 4 nhánh của người Ấn Độ sống trong rừng mưa nhiệt đới ở nam Venezuela và bắc Brazil. Mỗi nhánh có một ngôn ngữ riêng, bao gồm Sanema sống ở khu vực phía bắc, Ninam sống ở khu vực phía nam, Yanoman sống ở đông nam và Yanomamo sống ở tây nam của khu vực Yanomami.
Người Yanomami sống phụ thuộc vào rừng mưa. Họ sử dụng cách thức làm vườn “chặt cây và đốt”, trồng chuối, hái lượm, săn động vật và bắt cá. Bộ lạc thường di chuyển để tránh những khu vực đã bị khai thác quá lâu, đất đai đã cạn kiệt không còn canh tác được nữa.
Bộ lạc Yanomami.
Yanomami được biết đến là những thợ săn, ngư dân và người làm vườn tài giỏi. Phụ nữ trong bộ lạc trồng chuối và sắn trong những khu vườn hài hòa giữa rừng. Đàn ông thường làm những công việc nặng nhọc như phát rừng để làm nương rẫy, đi săn bắt. Nguồn thực phẩm khác của người Yanomami chính là những ấu trùng. Chế độ ăn truyền thống của họ rất ít muối. Huyết áp của họ luôn thấp nhất trong các nhóm người. Vì lý do này, người Yanomami là đối tượng của những nghiên cứu tìm kiếm mối liên hệ giữa tăng huyết áp và tiêu thụ muối.
Ngày nay, khoảng 95% người Yanomami sống sâu trong rừng Amazon, 5% sống dọc những con sông lớn. So với “người rừng”, “người sông” thường ít di chuyển và sống bằng nghề đánh bắt, buôn bán hàng hóa với các làng khác. “Người rừng” sẽ làm vườn và đi săn, hái lượm. Một số cây trồng chủ yếu của người Yanomami là khoai lang, chuối, mía và thuốc lá. Tuy nhiên, những người làm vườn Yanomami lại không nhận đủ protein từ lương thực họ trồng. Do đó, họ dành đến 60% thời gian để leo núi tìm thức ăn. Đàn ông thường đi săn còn phụ nữ thì hái lượm. Họ sẽ đi săn ở xa, có khi kéo dài đến cả tuần lễ. Thực tế hầu như người Yanomami sống sâu trong rừng, và điều này có ý nghĩa sống còn đối với họ.
Người Yanomami sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng.
Hầu hết những người bên ngoài đã xâm chiếm Amazon thông qua những con sông lớn, chỉ người Yanomami có thể sống cô lập cho đến gần đây. Vì vậy, họ có thể giữ được bản sắc văn hóa mà nhiều người Ấn Độ tại Amazon đã mất đi.
Tục lệ đa thê và hôn nhân anh em họ chéo
Người Yanomami sống trong hàng trăm ngôi làng nhỏ, được tập hợp bởi các gia đình trong một ngôi nhà chung lớn gọi là Shabonos. Nhà chung có cấu trúc hình đĩa, bên ngoài có một quảng trường ở giữa là biểu tượng cho nơi ở của thần linh. Các làng được tự trị nhưng sẽ liên tục tương tác với nhau. Mỗi làng như vậy sẽ có từ 40-300 người, nằm rải rác trong rừng Amazon. Khoảng cách giữa các làng có thể cách nhau từ vài giờ cho tới 10 ngày đi bộ.
Video đang HOT
Những ngôi nhà của người Yanomami.
Shabonos được xây dựng từ nguyên liệu thô có sẵn trong rừng như lá, dây leo, cây mận, thân cây và được phân chia thành nhiều ngôi nhà nhỏ lẻ cho mỗi gia đình. Nếu gặp mưa, Shabonos sẽ thiệt hại rất nặng, vì vậy, dân làng sẽ xây dựng lại nhà chung sau 1 đến 2 năm.
Trong xã hội Yanomami, các nghi lễ hôn nhân gần như không tồn tại và không được tổ chức theo bất cứ hình thức nào. Hôn nhân đa thê là phổ biến, nghĩa là một người chồng có thể có nhiều vợ. Một cô gái có thể được hứa gả cho một người đàn ông khi mới 5-6 tuổi, tuy nhiên, họ sẽ chỉ chính thức nên vợ chồng sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên của cô ấy.
Bộ lạc này theo chế độ đa thê.
Sau khi cô gái Yanomami trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên, cô sẽ được bố hoặc mẹ gả cho một người đàn ông khác, thường là họ hàng. Anh chị em họ lấy nhau chính là hình thức hôn nhân phổ biến tại bộ lạc. Hầu hết họ đều muốn kết hôn bên trong bộ lạc bởi sợ sự chia rẽ dữ dội giữa các bộ lạc khác nhau. Người phụ nữ sẽ đến sống cùng chồng của mình và phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ mà cô từng làm khi ở với mẹ đẻ.
Bạo lực và lạm dụng giữa các cặp vợ chồng trong văn hóa Yanomami rất phổ biến. Nếu phụ nữ cảm thấy mình không thể sống với chồng, cô có thể bỏ trốn đến sống với anh em mình.
Phụ nữ Yanomami chấp nhận chế độ đa thê. Người vợ lớn tuổi trong một cuộc hôn nhân thường được ưu tiên hơn những người khác và có thể đóng vai trò như người chủ hoặc cấp trên đối với những cô vợ còn lại. Vợ cả thường không còn sinh hoạt chăn gối với chồng, tuy nhiên cô có thể đưa ra những công việc khó chịu nhất cho người vợ lẽ mà cô chọn. Người chồng không được thể hiện sự yêu thích để tránh sự ghen tuông giữa các bà vợ.
Trẻ em phải xỏ que gỗ qua mũi và miệng.
Ăn thịt người chết để linh hồn được bất tử
Truyền thống của người Yanomami được hình thành bởi niềm tin rằng thế giới tự nhiên và tâm linh là một lực lượng thống nhất, thiên nhiên tạo ra mọi thứ và rất thiêng liêng. Họ tin rằng số phận của họ và của tất cả mọi người đều liên kết với số phận của môi trường một cách chắc chắn. Hủy diệt môi trường tức là loài người đang tự sát. Thủ lĩnh tinh thần của họ là một pháp sư.
Nghi lễ là một phần rất quan trọng trong văn hóa Yanomami. Bộ lạc ăn mừng một vụ mùa bội thu bằng một bữa tiệc lớn và mời những làng gần đó tới dự. Các thành viên trong làng Yanomami thu thập lượng thực phẩm khổng lồ để giúp duy trì mối quan hệ tốt với hàng xóm của họ. Họ cũng trang trí cơ thể bằng lông vũ và hoa lá. Trong bữa tiệc, người Yanomami ăn rất nhiều, phụ nữ sẽ nhảy múa và ca hát đến tận đêm khuya.
Người Yanomami đang tiến hành tục mai táng người chết.
Người Yanomami còn có truyền thống mai táng người đã khuất vô cùng kỳ lạ và đáng sợ. Trong truyền thống này, người Yanomami ăn tro cốt của người thân quá cố. Thi thể bị đốt và xương được trộn với thức ăn. Người Yanomami tin rằng truyền thống này sẽ giúp cho họ được củng cố sức mạnh, linh hồn được bất tử, đồng thời việc này cũng giúp linh hồn người chết được ổn định vĩnh viễn.
Tuy nhiên, trong trường hợp người chết do bị kẻ thù tấn công, chỉ có phụ nữ ăn tro cốt mà thôi. Sau nghi thức mai táng, người Yanomami sẽ thực hiện một cuộc đột kích để báo thù.
Đau lưng khi đến kỳ "đèn đỏ": Chuyên gia giải đáp lý do vì sao
Không chỉ gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi, thời kỳ kinh nguyệt còn có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải những cơn đau lưng dai dẳng.
Theo ước tính có khoảng 40-50% phụ nữ phải đối mặt với những cơn đau lưng trong ngày "đèn đỏ". Stacey Missmer, bác sĩ kiêm giáo sư sản phụ khoa và sinh học tại Đại học Y Michigan cho biết, tỷ lệ này trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Tuy đây là hiện tượng khá bình thường mỗi tháng, đau lưng trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có khả năng liên quan đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.
Nếu bạn gặp phải những cơn đau lưng dai dẳng, khó chịu và bất thường, đừng ngại ngần đến gặp các chuyên gia phụ khoa để được tư vấn điều trị.
Đau lưng trong ngày "đèn đỏ" do đâu?
Thông thường, theo bác sĩ Missmer, những cơn đau này thường xuất hiện trong vòng 6 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Đau lưng có liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát, một thuật ngữ y học dùng để mô tả chứng đau bụng hoặc đau vùng chậu trong ngày "đèn đỏ" mỗi tháng. Trên thực tế, hơn 80% phụ nữ có khả năng phải đối mặt với những cơn đau bụng kinh nguyên phát.
Đau lưng và đau bụng kinh nói chung có thể liên quan đến những thay đổi của prostaglandin, loại hormone khiến tử cung co thắt nhằm làm giảm lớp lót trong khu vực này. Lisa Masterson, chuyên gia y khoa, bác sĩ phụ khoa kiêm người sáng lập Trung tâm Ocean Oasis Day Spa ở Santa Monica, California đã chỉ ra, đau bụng kinh có thể được giải quyết bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
Thông thường, theo bác sĩ Missmer, những cơn đau này thường xuất hiện trong vòng 6 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau lưng sẽ xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt. Điều này cũng đi kèm với nhiều dấu hiệu khác như đau vú, đầy hơi, khó chịu và đau đầu. Bác sĩ Masterson giải thích, các triệu chứng rối loạn hoảng loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) khiến cơ thể mệt mỏi, gây chuột rút và đau lưng. Nếu xảy ra thường xuyên, tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tâm lý, dẫn tới trầm cảm, thay đổi tâm trạng và hội chứng sương mù não.
Nguyên nhân khác gây đau lưng trong chu kỳ là gì?
Một nguyên nhân tiềm năng khác dẫn tới đau lưng trong ngày "đèn đỏ" là đau bụng kinh thứ phát, những cơn đau liên quan đến các vấn đề sức khỏe, trong đó có lạc nội mạc tử cung. Bệnh này khiến các mô từ niêm mạc tử cung xuất hiện ngoài tử cung, từ đó tạo điều kiện cho u nang phát triển ở trên hoặc xung quanh buồng trứng. Theo bác sĩ Masterson, cấy ghép mô nội mạc tử cung trong khung chậu cũng có thể gây đau vùng chậu và đau lưng.
Một nguyên nhân tiềm năng khác dẫn tới đau lưng trong ngày "đèn đỏ" là đau bụng kinh thứ phát, những cơn đau liên quan đến các vấn đề sức khỏe, trong đó có lạc nội mạc tử cung.
Đối với những người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, cơn đau có thể xuất hiện liên tục, không chỉ trong những ngày đầu của chu kỳ. Bác sĩ Missmer đã chỉ ra, lạc nội mạc trong tử cung, bệnh khiến mô nội mạc tử cung phát triển trong cơ tử cung, cũng góp phần khiến cơn đau lưng và vùng chậu trở nên trầm trọng hơn.
Nhìn chung, mọi vấn đề sức khỏe gây viêm đau mãn tính cho vùng xương chậu đều có thể dẫn tới đau thắt lưng. Nhiễm trùng ống dẫn trứng hoặc áp xe buồng trứng cũng có khả năng gây nên tình trạng này.
Ngoài ra, u xơ tử cung là một nguyên nhân phổ biến khác gây đau lưng và đau bụng. Về cơ bản, sự xuất hiện của một khối u trong tử cung, dù lành tính hay không đều ảnh hưởng tới khu vực này. Bác sĩ Masterson giải thích, nhiều người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường phải đối mặt với những cơn đau thắt lưng, đau bụng trong chu kỳ vì tắc nghẽn máu.
Phương pháp điều trị đau lưng
Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát và prostaglandin tăng đột biến trong đầu chu kỳ, bạn có thể dùng thuốc như ibuprofen. Trong trường hợp mắc lạc nội mạc tử cung, PCOS hay rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ kê thuốc ức chế nội tiết tố hoặc đề nghị người bệnh tiêm thuốc chứa hormone progesterone. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản các chuyên gia khuyến nghị nhằm làm dịu cơn đau lưng trong ngày "đèn đỏ" hàng tháng:
Nếu bị đau bụng kinh nguyên phát và prostaglandin tăng đột biến trong đầu chu kỳ, bạn có thể dùng thuốc như ibuprofen.
Chườm nóng: Tắm nước nóng và dùng đệm sưởi có thể giúp giảm đau, thư giãn các cơ bắp.
Tập luyện: Yoga có hiệu quả cao trong việc kiểm soát các cơn đau lưng mãn tính do chu kỳ kinh nguyệt gây ra.
Áp dụng chế độ ăn phù hợp: Ăn uống lành mạnh bao giờ cũng tốt cho sức khỏe. Một chế độ ăn giàu protein, ít đường có thể góp phần giảm viêm gây đau vùng chậu và thắt lưng. Mọi người nên bổ sung vitamin, axit folic, vitamin B, vitamin E và canxi để bù lại lượng máu bị mất đi trong ngày "đèn đỏ".
Nhung Mai
QHTD trong "ngày đèn đỏ" nguy hiểm thế nào? Rất nhiều cặp đôi mạo hiểm khi quan hệ trong "ngày đèn đỏ" mà không lường trước được những hậu quả khó lường về sức khỏe. Mắc ung thư cổ tử cung vì thường xuyên quan hệ trong ngày "đèn đỏ" Mới đây, một nữ sinh 20 tuổi sống tại Dương Châu, Trung Quốc đã được phát hiện bị ung thư cổ tử...