Bộ lạc Bayei với tour Safari nước độc đáo và các loài vật hung dữ, to lớn
Bộ lạc Bayei gắn bó với vùng đồng bằng sông Okavango từ hàng trăm năm qua. Các tour Safari nước độc đáo của Botswana luôn có điểm nhấn là thuyền độc mộc Mokoro của bộ lạc Bayei chở du khách, được ví như “phiên bản thuyền Gondolier của Venice”.
Đồng bằng sông Okavango là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động vật hoang dã bao gồm nhiều loài quý hiếm, nhiều nhất là voi.
Dấu ấn bộ lạc Bayei tại Di sản Thiên nhiên Thế giới – đồng bằng sông Okavango
Đồng bằng sông Okavango nằm ở phía tây bắc Botswana – quốc gia có tới 70% diện tích là sa mạc Kalahari. Đây là vùng đồng bằng sông lớn nhất thế giới với diện tích cố định 15.000km vuông, chưa kể sẽ tăng thêm 1.200km vuông vào mùa nước lũ. Đồng bằng sông Okavango được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới từ năm 2014.
Đồng bằng sông Okavango là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất châu Phi, với địa hình độc lạ bao gồm cả sa mạc, hệ thống đầm phá biếc xanh và sông nước uốn lượn quanh co tuyệt đẹp.
Bộ lạc Bayei (còn gọi là Yeyi hoặc MaYeyi) là những người nói tiếng Bantu đầu tiên di cư khoảng năm 1750 từ quê hương cũ của họ là Diyei (hiện thuộc dải Caprivi của Angola và Namibia) tới huyện Ngamiland ở phía tây bắc Botswana.
Sau đó do thất bại trong xung đột với bộ lạc khác, nên bộ lạc Bayei di chuyển sâu vào vùng đồng bằng sông Okavango, trở thành những cư dân bản địa lâu đời nơi đây.
Thiếu nữ của bộ lạc Bayei nhảy một vũ điệu truyền thống.
Hiện nay tại Làng Văn hóa Sankoyo ở rìa phía nam của vùng đồng bằng sông Okavango có 700 cư dân, đa số là người của bộ lạc Bayei sinh sống. Cuộc sống của cộng đồng này gắn bó với vùng đồng bằng sông Okavango tới mức các phong tục và truyền thống của họ đã trở thành một phần không thể thiếu, tạo nên những vẻ đẹp khác lạ của Di sản Thiên nhiên Thế giới này.
Video đang HOT
Đoàn rước dâu (cô dâu mặc váy áo màu trắng) tại một đám cưới theo truyền thống của bộ lạc Bayei.
Bộ lạc Bayei theo chế độ mẫu hệ nên kể cả người thừa kế “vương triều” của họ cũng là con trai của người chị (em) gái của thủ lĩnh bộ lạc. Bộ lạc Bayei có đức tin vào vị Thần Sáng tạo ra thế giới, thỉnh thoảng giáng sấm sét như lời nhắc nhở con người nên sống hướng thiện, từ bỏ cái ác.
Điểm nhấn “Big Five” và thuyền độc mộc Mokoro của bộ lạc Bayei
“Big Five” là 5 loài động vật khó săn nhất ở châu Phi gồm: sư tử, voi, báo, tê giác (tại Botswana là hà mã) và trâu Cape.
Bộ lạc Bayei được đánh giá cao về nhiều kỹ năng sinh tồn, nhất là cách đánh bắt cá bởi đồng bằng sông Okavango là vùng đất ngập nước mênh mông nên cư dân luôn phải sống chung với lũ lụt.
Hình ảnh các chàng trai của bộ lạc Bayei chèo thuyền độc mộc Mokoro chở du khách, là nét chấm phá độc đáo cho các tour Safara nước hấp dẫn của vùng đồng bằng sông Okavango.
Đặc biệt bộ lạc Bayei đã tạo dấu ấn riêng bằng kỹ năng đóng thuyền độc mộc Mokoro làm từ gỗ mun châu Phi và cây Xúc xích – Kigelia Africana – truyền thống của mình, góp phần tạo thêm nét đặc sắc cho các tour Safari nước của Botswana.
Bữa trưa giữa thiên nhiên hoang dã, theo tour Safari nước độc lạ của Botswana.
Safari nước của Botswana gắn với hình ảnh hướng dẫn viên là người của bộ lạc Bayei chèo thuyền độc mộc Mokoro (hoặc họ buộc vài thuyền lại với nhau như kiểu thuyền Gondolier nổi tiếng ở Venice, Italia) đưa du khách lênh đênh trên sông nước khám phá môi trường, cảnh quan, thảm thực vật và hệ động vật phong phú.
Du khách có thể kết hợp vừa đi thuyền độc mộc Mokoro, vừa cưỡi voi ngoạn cảnh.
Còn Safari thông thường là tour đường bộ đưa du khách đi xem và đôi khi cả săn bắt các loài động vật hoang dã, với điểm nhấn là “Big Five”, tức là 5 loài động vật hung dữ và mạnh mẽ, to lớn nhất trong các loài động vật gồm: Hổ, Voi, Hà Mã, Trâu rừng, Sư Tử
Du khách tham gia tour Safari nước cũng có thể lái xe lội nước quan sát động vật hoang dã.
Nét đặc sắc nhất trong di sản văn hóa của bộ lạc Bayei là nghi thức trình diễn các vũ điệu truyền thống nhằm thể hiện tinh thần dân tộc, thái độ sống lạc quan… qua đó tăng cường gắn kết cộng đồng.
Vũ đoàn Sekgantshwane với thành viên của bộ lạc Bayei và một số bộ lạc khác, trình diễn các vũ điệu truyền thống chào đón du khách.
Độc đáo hệ thống tượng đồng tại quần thể tâm linh trên đỉnh Ba Đèo
Mang kiến trúc chùa cổ Việt Nam thế kỷ 17 - 18, quần thể tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự cũng sở hữu hệ thống tượng đồng đồ sộ mà giới chuyên gia nhận định là hiếm ngôi chùa nào ở nước ta có được.
Tái tạo nghệ thuật Phật giáo thế kỷ 17 - 18
Tạo tác tượng Phật là một nghệ thuật Phật giáo. Và nghệ thuật đó qua các thời kỳ cũng có sự khác biệt rõ rệt, từ chất liệu tới cách thức tạo hình thể hiện nhân tướng của tượng. Theo các nhà sử học, Thời Lý tượng thường được chạm khắc bằng đá với kích thước lớn. Thời Trần, chất liệu đồng được ưa chuộng. Giai đoạn này Phật giáo được xem là quốc giáo, nên việc dựng chùa, tạo tượng thường do triều đình bỏ tiền ra hưng công. Do đó, chất liệu sử dụng cũng là chất liệu bền vững, trau chuốt, tỉ mỉ. Từ sau thời Mạc, với sự thay đổi của hình thức kiến trúc ngôi chùa Việt, truyền thống tượng đá vẫn tiếp tục nhưng điêu khắc gỗ bắt đầu phát triển mạnh hơn. Kỹ thuật chạm khắc gỗ và sơn thếp tượng Phật cũng đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ 17 - 18.
Chọn kế thừa và chắt lọc những thành tựu trong nghệ thuật tạo tác tượng Phật ở thời kỳ đỉnh cao nhất là thế kỷ 17 - 18, các nghệ nhân đúc tượng danh tiếng đã tạo nên một hệ thống tượng Phật đồ sộ với 110 pho tại Bảo Hải Linh Thông Tự trên đỉnh Ba Đèo, TP. Hạ Long, Quảng Ninh, thuộc tổ hợp Sun World Halong Complex. Các bức tượng đều được chế tác trên hai chất liệu chủ đạo là gỗ mít và đồng, trong đó có 66 bức tượng đồng tạo tác vô cùng công phu, theo công nghệ đúc đồng khuôn vỏ mỏng hiện đại nhất hiện nay.
"Trước khi tiến hành tạo hình, chúng tôi đã tham khảo các mẫu tượng thờ tại nhiều chùa cổ Việt Nam ở Bắc Bộ như: Chùa Bà Đá, chùa Lý Quốc Sư, chùa Hoà Mã, chùa Chân Tiên, chùa Vua, chùa Mía, chùa Tây Phương (Hà Nội) và chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Tiêu biểu và ấn tượng nhất trong hệ thống tượng Phật tại Bảo Hải Linh Thông Tự là 2 pho Hộ Pháp và Tam Tổ Trúc Lâm lấy mẫu ở chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), tượng Quan Âm tọa sơn lấy mẫu từ chùa Hương, Thập Bát La Hán lấy mẫu từ chùa Tây Phương, Bát Bộ Kim Cương lấy mẫu tại chùa Mía...", nghệ nhân Nguyễn Bá Đua chia sẻ.
Tuy nhiên, tác giả không sao chép y nguyên các mẫu tượng tại những ngôi chùa cổ nói trên mà có sự kế thừa, chắt lọc hoa văn, kiến trúc trên từng hình mẫu
"Thời xa xưa, các mẫu tượng tại nhiều ngôi chùa cổ Việt Nam là do nhân dân tạo tác nên. Đôi khi họ có thể tạo hình trên bản thể gỗ, đá. Tuy nhiên, những chất liệu này tồn tại điểm hạn chế là tiết diện không đủ lớn để chế tác được nguyên bức tượng. Khi đó, ông cha ta sẽ tự điều chỉnh, khiến bức tượng đôi khi chưa hài hòa. Có một thực tế là rất nhiều bức tượng cổ ở các ngôi chùa chân tay không cân đối. Tay quá dài mà chân lại rất ngắn. Do đó, chúng tôi sẽ tự cân đối lại tỷ lệ để tạo nên chỉnh thể nghệ thuật hoàn mỹ hơn", nghệ nhân Nguyễn Bá Đua cho biết thêm.
Hệ thống tượng đồng độc đáo hiếm có tại Việt Nam
Quá trình tạo tác 66 pho tượng đồng tại Bảo Hải Linh Thông Tự là cả một sự kỳ công, khi các nghệ nhân chuyển thể mẫu tượng từ chất liệu gỗ sang đồng đỏ giả cổ nhưng vẫn phải đảm bảo giữ nguyên bản thể của mẫu cũng như thần thái, cốt cách của từng pho tượng. Theo nghệ nhân Phạm Bá Đua, việc tạo tác mới các bức tượng cũng giúp khắc phục được những tồn tại ở tượng mẫu. Trước đây, các nghệ nhân chế tác tượng gỗ phải lựa theo thế gỗ, dẫn đến tỷ lệ các bộ phận trên thân tượng không cân đối. Do đó, khi làm tượng mới bằng chất liệu đồng, các nghệ nhân đã điều chỉnh tỷ lệ, đảm bảo sự hài hòa, cân đối.
Trong số 66 bức tượng đồng, riêng 2 pho tượng Hộ Pháp trừ ác và Hộ Pháp khuyến thiện là khó làm hơn cả. Trước hết, khi chép nguyên mẫu tượng cổ từ chất liệu gỗ chuyển sang đúc đồng đòi hỏi đường nét trên tượng đồng giả cổ phải mềm mại hơn song vẫn giữ nguyên được dáng hình và thần thái của tượng gỗ cổ. Bên cạnh đó, công nghệ đúc đồng được sử dụng là khuôn vỏ mỏng, một công nghệ cao bậc nhất hiện nay. Do công suất của lò nung và lò nấu đồng không đáp ứng được thể tích của pho tượng Hộ Pháp nên các nghệ nhận phải đúc từng phần, sau đó ráp lại thành khối tượng theo mẫu. Việc đúc từng phần đòi hỏi phải được thực hiện thật tinh xảo, để khi hàn ráp lại các khối không có sự lệch lạc dù là nhỏ nhất. Do đó, công đoạn ráp các khối tượng cũng phải được làm thật chính xác đến từng li mới giữ được thần thái và hình khối của tượng mẫu.
Để tạo màu giả cổ cho các tượng đồng, nghệ nhân phải điều chỉnh màu bằng hóa chất trên chính chất liệu đồng, tại các vị trí khác nhau, mức độ oxy hóa khác nhau. Việc điều chỉnh màu cũng đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cực kỳ vững, bởi chỉ cần sai lệch nhỏ trong liều lượng hóa chất sử dụng để chỉnh màu, rất có thể bức tượng sẽ chuyển sang một sắc màu đồng không như mong muốn.
"Tượng đúc theo công nghệ mới này thể hiện được đầy đủ, rõ ràng từng chi tiết nhỏ. Hàm lượng đồng sử dụng cao, không bị pha lẫn các hợp chất dẫn chảy, nhờ đó hạn chế được quá trình oxy hóa", ông Nguyễn Bá Đua cho biết thêm.
Được tạo tác kỳ công, bằng cả tâm huyết và sự tỉ mẩn đến từng chi tiết của những nghệ nhân lành nghề còn sót lại trong giới chế tác tượng Phật, hệ thống tượng tại quần thể tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự được giới chuyên môn đánh giá cao, coi đây là một trong những hệ thống tượng Phật đặc sắc và độc đáo hiếm có ngôi chùa nào có được. Và việc khám phá, chiêm bái quần thể tâm linh trên đỉnh Ba Đèo để tìm hiểu, chiêm ngưỡng những tạo tác này cũng là một trải nghiệm đắt giá, trong hành trình du ngoạn Hạ Long của du khách và Phật tử bốn phương.
Bên trong nhà máy chế tác bản sao cổ vật ở Ai Cập Tại nhà máy Konouz, nhiều cổ vật lịch sử của Ai Cập được "nhân bản" tạo nên món đồ lưu niệm độc đáo. Những bản sao này được sản xuất với chất lượng cao nhằm mục đích hồi sinh ngành du lịch. Nhà máy Konouz (có nghĩa là "Kho báu" trong tiếng Ả Rập) của Chính phủ Ai Cập nằm ở Obour, phía...