Bộ lạc Ababda làm du lịch tại nơi ẩn giấu những kho báu nổi tiếng thời Pharaoh
Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal rộng lớn bao gồm cả sa mạc và vùng bờ biển, ở phía nam thị trấn nghỉ mát Marsa Alam nổi tiếng bên bờ Biển Đỏ của Ai Cập.
Nơi đây có cộng đồng bản địa là bộ lạc Ababda rất hiếu khách và hấp dẫn bởi lối sống truyền thống đặc sắc.
Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal mà tên gọi có nghĩa là “ Thung lũng Lạc đà”, được mệnh danh là “Kỳ quan thung lũng”.
Bộ lạc Ababda – chủ nhân hiếu khách của kỳ quan “Thung lũng Lạc đà” và là nơi ẩn giấu những mỏ ngọc lục bảo lâu đời nhất thế giới
Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal lớn thứ 3 ở sa mạc Đông Arab và là 1 trong những vườn quốc gia đẹp nhất Ai Cập. Khu vực có diện tích khoảng 5.000km vuông này được công bố là Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal năm 2003, nhằm bảo tồn hệ sinh thái biển và trên cạn rất đặc biệt bởi vô cùng phong phú về cả cảnh quan và hệ động, thực vật.
Bờ biển của Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal rất cuốn hút khách du lịch với các rạn san hô bao gồm 450 loài san hô..
Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal khai trương tháng 5/2005, bao gồm một số đảo, rừng ngập mặn và cả vùng núi rộng lớn trong đất liền bao quanh 1 trong những sa mạc lớn nhất xứ sở Kim Tự Tháp.
Đây cũng là nơi có nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng. Đặc biệt trong số các ngọn núi có nơi ẩn giấu những mỏ ngọc lục bảo lâu đời nhất thế giới nổi tiếng từ thời các Pharaoh (Vua Ai Cập Cổ đại) .
Di tích thời La Mã Cổ đại ở nơi từng là mỏ ngọc lục bảo Cleopatra, tại Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal.
Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal là nơi sinh sống của cộng đồng bản địa là cư dân bộ lạc Ababda – một sắc tộc ở miền đông Ai Cập và Sudan. Bộ lạc Ababda đã sống trên sa mạc phía đông nhiều thế kỷ qua. Họ được biết đến nhiều nhất với kỹ năng đưa các đoàn lạc đà chở hàng hóa giao thương theo tuyến đường qua sông Nile và dãy núi Biển Đỏ đến bờ Biển Đỏ. Sau này là đưa các đoàn người hành hương tới Thánh địa Mecca.
Nữ Hoàng Cleopatra nổi tiếng là người chỉ ưa chuộng ngọc lục bảo.
Bộ lạc Ababda với lối sống phóng khoáng và những sản phẩm du lịch đắt khách
Giá trị cốt lõi của bộ lạc Ababda được cho là đến từ bản chất lối sống phóng khoáng, lang thang, tôn trọng thiên nhiên, tự cung tự cấp, không đặt nặng các giá trị vật chất. Họ rất đoàn kết, coi trọng hôn nhân và gia đình.
Đàn ông bộ lạc Ababda cùng uống cà phê và trò chuyện sau một ngày làm việc tại Vườn Quốc gia Wadi El-Gemal.
Một biểu hiện là đám cưới được coi là nghi lễ quan trọng nhất trong xã hội của bộ lạc Ababda. Trước đây đám cưới thường được họ chuẩn bị trong 3 năm và diễn ra rất hoành tráng: kéo dài 7 ngày, mời càng đông khách càng được coi trọng, ăn uống linh đình và ca hát, nhảy múa tưng bừng.
Đám cưới là nghi lễ quan trọng nhất trong xã hội của bộ lạc Ababda.
Bộ lạc Ababda rất hài hước, hiếu khách, luôn gìn giữ truyền thống văn hóa và các tục lệ trong cuộc sống du mục trên sa mạc “di chuyển từ giếng nước này sang giếng nước khác” . Người Ababda còn khéo tay tái tạo nên nhiều vật dụng độc đáo được ưa thích như: bát làm bằng rơm nén chặt để đựng sữa lạc đà, móc da bện treo thức ăn, thảm lông lạc đà…
Trẻ em Ababda thích thú quây quần quanh ông Marsa Alam – nhà thơ và cũng là người kể chuyện truyền thống của bộ lạc.
Ngày nay nhiều người của bộ lạc Ababda sống trong các thị trấn và làng mạc ở thung lũng sông Nile và ven bờ Biển Đỏ, thay vì cưỡi lạc đà thường lái ô tô đi đón khách du lịch. Trong khi những người Ababda khác vẫn giữ lối sống truyền thống, vẫn di chuyển trên sa mạc để chăn thả gia súc mỗi ngày.
Khách du lịch mua các loại cây thuốc và thảo mộc sa mạc tại chợ địa phương.
Để tăng thêm thu nhập họ cũng bán thêm một số sản phẩm tự sản xuất ở quy mô nhỏ. Đặc biệt “đắt khách” là các thảo mộc và cây thuốc sa mạc có đặc tính quý trị bệnh, kéo dài tuổi xuân, tăng cường sinh lực đàn ông…
Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt
Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.
Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.
Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.
Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.
Mộc An, đang làm việc tại TP Đà Lạt chia sẻ về chuyến đi hái nấm trong rừng thông của cô trên kênh YouTube Những Mùa Sương. An kể lần đầu cô đi hái nấm phải được người địa phương chỉ đường và hướng dẫn cách phân biệt các loại nấm khác nhau. Sau vài lần đi rừng thì cô ghi nhớ và dễ nhận diện các loại nấm rừng. Khu rừng thông An đi là ở Trại Mát, cách trung tâm thành phố khoảng 4 km. Nơi đây có nhiều là nấm gan bò, nấm trứng gà, nấm kaki vàng, nấm san hô...
"Những loại nấm rừng mọc dưới tán thông, tên được đặt theo hình dạng hoặc mùi vị của chúng. Mình thích nhất nấm trứng gà, trứng ngỗng, ăn ngọt béo như lòng đỏ trứng, giòn sần sật. Nấm gan bò thì mùi vị như tên của nó, đắng nhẹ, thơm và dai. Nấm san hô ngon, giòn như rong biển, xào lên vẫn giữ nguyên vị ngọt tự nhiên", An chia sẻ về những loại nấm cô thích.
Chậu nấm được làm sạch đất và rửa kỹ với nước muối, một số loại nấm có nhớt phải trụng qua nước sôi trước khi chế biến món ăn.
Dưới cánh rừng thông mát dịu, người hái nấm cũng khá điệu đà và nhẹ nhàng, như chơi trốn tìm với từng cây nấm. Họ dùng tay cầm nấm xoay theo vòng tròn, hoặc dùng 2 ngón tay nắm chắc nấm rồi đẩy nhẹ nhưng dứt khoát về hẳn một phía để lấy nấm. Nấm rừng thông đặc biệt ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến rất nhiều món ăn cho hương vị ngọt thơm, hấp dẫn như: hấp gà, xào tỏi, nhúng lẩu, nướng muối ớt, nấu canh, nấu cháo, làm bánh xèo...
Mộc An nói với những người lần đầu đi hái nấm trong rừng thông cần có người chuyên đi rừng hướng dẫn chọn nấm ngon, vừa giúp họ phân biệt các loại nấm độc để tránh nguy hiểm, vì có loại chỉ cần chạm vào chúng thì vùng da của chúng ta sẽ bị tổn thương.
"Thông thường những loại nấm nhiều màu sắc mọi người cho là có độc, tuy nhiên nếu được hướng dẫn tìm nấm thì du khách sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị, đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chẳng hạn có một số loại có thể ăn sống, chấm muối mè ăn tươi ăn rất tuyệt. Tuy nhiên, người lần đầu ăn nấm rừng chưa quen nếu ăn quá nhiều sẽ bị choáng và chóng mặt một tí", Mộc An nhắc nhở.
Điều thú vị của đi hái nấm là hôm mưa tạnh, rừng còn mùi hơi đất, nhựa thông, nắng xiên và chim ríu rít, lang thang trong rừng ôm về một rổ nấm đủ sắc màu.
Chiêm ngưỡng san hô hồi sinh trong lòng di sản Vịnh Hạ Long Không chỉ là cảnh quan tự nhiên đặc sắc kỳ thú dưới đáy biển, là môi trường sinh sống của hàng nghìn loài sinh vật biển, những rạn san hô còn là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái biển bền vững. Những nỗ lực bảo tồn đã được đền đáp, rạn sạn hô ở Vịnh Hạ Long đang hồi sinh...