Bộ Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ nhất thế giới có giá bao nhiêu?
Sotheby’s cho biết bộ Kinh Thánh tiếng Do Thái ra đời vào khoảng năm 900 đã được đấu giá thành công hôm 17.5.
Bộ Kinh Thánh tiếng Do Thái gần như hoàn chỉnh cổ nhất thế giới. Ảnh THE NEW YORK TIMES
Theo báo The New York Times, bộ Kinh Thánh nói trên đã tìm được chủ nhân mới với giá bán 38,1 triệu USD trong sự kiện do nhà đấu giá Sotheby’s tổ chức. Đây là một trong những mức giá cao nhất cho một cuốn sách hoặc tư liệu lịch sử từng được đem ra đấu giá.
Được gọi là Codex Sassoon, pho sách này bao gồm toàn bộ 24 quyển Kinh thánh tiếng Do Thái, chỉ mất khoảng 8 trang, và có đủ 10 chương đầu tiên của Sáng Thế Ký (Genesis, sách đầu tiên của Kinh Cựu Ước cũng như Kinh Thánh nói chung). Các nhà nghiên cứu đã xác định tài liệu này ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 hoặc đầu thế kỷ thứ 10, khiến Codex Sassoon trở thành bộ Kinh Thánh tiếng Do Thái gần như hoàn chỉnh cổ nhất thế giới từng được biết đến.
Những lời đồn đoán đã lan truyền trong nhiều tháng về việc ai có thể có mong muốn – và hầu bao rủng rỉnh – để mua bộ Kinh Thánh này, với giá trị ước tính từ 30 triệu đến 50 triệu USD.
Video đang HOT
Ngay sau cuộc đấu giá, Sotheby’s thông báo người mua thành công là tổ chức Bạn bè Mỹ của ANU – Bảo tàng người Do Thái ở Tel Aviv, và có thể thực hiện được nhờ khoản đóng góp từ Alfred H. Moses, cựu đại sứ Mỹ tại Romania, và gia đình ông. Codex Sassoon sẽ được tặng cho bảo tàng (trước đây gọi là Bảo tàng Cộng đồng người Do Thái).
Sotheby’s cho biết mức giá trên đã vượt qua mức 30,8 triệu USD được trả vào năm 1994 cho bộ sưu tập các bài viết khoa học mang tên Codex Leicester của Leonardo da Vinci, theo Reuters. Song mức giá này thấp hơn mức dự đoán 50 triệu USD của Sotheby’s, cũng như thấp hơn mức 43,2 triệu USD được trả vào năm 2021 cho ấn bản đầu tiên của Hiến pháp Mỹ, kỷ lục thế giới đối với bất kỳ cuốn sách hoặc tài liệu nào.
Vào thời mà bộ Kinh Thánh này ra đời, đây cũng một thứ đắt tiền, phải dùng đến da của hơn 100 con vật để tạo ra khoảng 400 trang ghi chép. Toàn bộ nội dung của Codex Sassoon đã được viết bởi một người duy nhất.
Codex Sassoon được đặt theo tên của chủ sở hữu trước đó, David Solomon Sassoon, người đã mua lại pho sách vào năm 1929 và sở hữu một trong những bộ sưu tập tư nhân tập hợp tư liệu được viết bằng tiếng Do Thái và liên quan đến văn hóa Do Thái đồ sộ nhất thế kỷ 20. Kể từ năm 1989, nó thuộc sở hữu của nhà tài chính, nhà sưu tập người Thụy Sĩ Jacqui Safra, và đã được một số học giả nhìn thấy.
Mãi cho đến gần đây, ông Safra mới xác nhận rằng Codex Sassoon có tuổi đời lớn hơn Codex Aleppo và Codex Leningrad, hai bộ Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ xưa khác, theo Sotheby’s. Tài liệu Kinh Thánh cổ nhất từng được tìm thấy là Dead Sea Scrolls (Sách Biển Chết) được phát hiện trong hang động vào năm 1947.
Cộng đồng quốc tế hối thúc chấm dứt tình trạng bạo lực tại đền Al-Aqsa
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 5/4 đã lên tiếng phản đối tình trạng bạo lực tại đền thờ Al-Aqsa (mà phía Israel gọi là Núi Đền) ở Đông Jerusalem.
Cảnh sát Israel gác tại khu vực đền Al-Aqsa (mà Israel gọi là Núi Đền) ở Jerusalem ngày 5/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ Stephane Dujarric nhấn mạnh đây là thời điểm linh thiêng đối với người Do thái, các tín đồ Cơ đốc giáo và Hồi giáo và là khoảng thời gian cho hòa bình, chứ không phải bạo lực. Những địa điểm thờ phụng như thế này chỉ nên được dùng cho các hoạt động tôn giáo hòa bình. Ông Dujarric nêu rõ LHQ và các đối tác nhân đạo sẵn sàng giúp đảm bảo việc phục hồi các dịch vụ y tế sớm nhất có thể tại khu phức hợp đền Al-Aqsa. Hiện cơ sở y tế tại khu phức hợp đã phải đóng cửa do bị hư hại nghiêm trọng, sau khi lực lượng Israel sử dụng địa điểm này để tiến vào bên trong đền.
Trong khi đó, Đặc phái viên của LHQ về tiến trình hòa bình Trung Đông Tor Wennesland đã phản đối các biện pháp mạnh tay và bắt giữ quy mô lớn của lực lượng an ninh Israel, cũng như việc người Palestine tích trữ và sử dụng pháo và đá bên trong đền thờ. Ông kêu gọi các lãnh đạo chính trị, tôn giáo và cộng đồng của tất cả các bên phản đối hành vi kích động, đồng thời hối thúc các bên hành động có trách nhiệm, tránh những bước đi làm leo thang căng thẳng.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Liên đoàn Arab (AL) đã phản đối việc Israel đột kích đền Al-Aqsa. Trong tuyên bố sau cuộc họp khẩn tại Cairo (Ai Cập), AL cho rằng Israel phải chịu trách nhiệm cho hệ quả của việc gây leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh trong khu vực, đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế bảo vệ người dân Palestine và quyền tự do tín ngưỡng của họ.
Tại cuộc họp, các bên nhất trí phản đối hành vi chống lại các tín đồ tại đền Al-Aqsa, cũng như các hành vi của Israel nhằm thay đổi hiện trạng pháp lý và tính lịch sử của Jerusalem và tính linh thiêng của khu vực này.
Một số quốc gia Arab, trong đó có Ai Cập, Jordan, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Đức đã cảnh báo về những hậu quả từ cuộc đột kích của cảnh sát Israel vào đền thờ Al-Aqsa ở Jerusalem.
Phát biểu bên lề cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nêu rõ dù quá trình bình thường hóa quan hệ với Israel đã bắt đầu, song cam kết của Ankara không thể đi ngược lại với nguyên tắc của nước này cũng như quyền lợi chính đáng của người dân Palestine.
Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực tại đền Al-Aqsa, đồng thời kêu gọi giảm leo thang căng thẳng. Ông bày tỏ hy vọng Chính phủ Israel sẽ thay đổi cách tiếp cận hiện nay.
Trước đó, theo hãng tin AFP, sáng sớm 5/4, cảnh sát Israel đã bắt giữ hơn 350 người sau các cuộc đụng độ tại đền Al-Aqsa. Phần những người bị bắt tại Al-Aqsa đã được thả vào đầu giờ chiều cùng ngày. Hiện vẫn còn khoảng 50 người bị bắt giữ, trong đó đa số là đến từ Bờ Tây.
Đụng độ diễn ra ngay trước thềm lễ Quá hải của người Do Thái. Người phát ngôn cảnh sát Israel cho biết hàng chục thanh niên mang theo gậy, đá và pháo hoa đã dựng hàng rào trong ngôi đền vào tối 4/4 để gây rối. Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ của Palestine ước tính ít nhất 50 người bị thương trong các cuộc đụng độ.
Trong tuyên bố mới nhất, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định nước này đang nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng tại địa điểm linh thiêng trên.
Trong khi đó, Đại sứ Palestine tại LHQ Riyad Mansour đã lên án tình trạng bạo lực, khẳng định các tín đồ Hồi giáo Palestine có quyền cầu nguyện và thực hiện nghĩa vụ tôn giáo trong tháng lễ Ramadan, hay bất kỳ thời điểm nào khác ở Al-Aqsa.
Israel bắt giữ trên 350 người sau đụng độ tại Đông Jerusalem Theo hãng tin AFP, sáng sớm 5/4, cảnh sát Israel đã bắt giữ trên 350 người sau các cuộc đụng độ tại đền Al-Aqsa (mà Israel gọi là Núi Đền) ở Đông Jerusalem. Đụng độ diễn ra ngay trước thềm lễ Quá hải của người Do Thái. Lực lượng an ninh Israel tăng cường an ninh tại Jerusalem, sau các vụ tấn công...