Bỏ khung giá đất có giúp đẩy nhanh tiến độ dự án?
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và một trong những điểm đột phá được kỳ vọng nhất là quy định bỏ khung giá đất đã tồn tại nhiều năm nay. Điểm mới này liệu có tạo đột phá trong công tác GPMB?
Quá nhiều dự án không thể triển khai GPMB do vướng mắc về giá đất đền bù (Ảnh: Vũ Phường)
Nhiều dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm không thể đưa vào vận hành; thậm chí bị nhà thầu thi công đòi bồi thường hàng trăm triệu USD do chậm bàn giao mặt bằng. Đây là những bài học rất lớn đối với những dự án hạ tầng quy mô hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai trên khắp cả nước.
Từ câu chuyện gian nan… giải phóng mặt bằng
Đơn cử, tại Thái Nguyên, GPMB lâu nay cũng là vấn đề nan giải đối với nhiều dự án của địa phương này. Mặc dù, các chủ đầu tư đã chuẩn bị vốn, phương tiện thiết bị và các điều kiện cần thiết khác, nhưng việc triển khai dự án, đặc biệt là công trình giao thông, công nghiệp, đô thị vẫn… “ì ạch”.
Tại dự án khu nhà ở Cao Ngạn, TP Thái Nguyên, theo quy hoạch tổng diện tích của dự án là gần 88ha, trong đó diện tích thực hiện dự án gần 50ha thuộc địa bàn xã Cao Ngạn và phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, với tổng mức đầu tư gần 1300 tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành khu đô thị kiểu mẫu, tạo đà thúc đẩy phát triển KTXH, tạo cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại cho TP Thái Nguyên nói riêng và cả tỉnh nói chung.
Tuy nhiên, đến nay tiến độ triển khai dự án bị chậm do vẫn còn 70 hộ dân chưa phối hợp trong công tác thống kê đất đai, tài sản, chưa lập hoặc chưa hoàn thiện được hồ sơ bồi thường, GPMB, chưa có đất tái định cư có đủ hạ tầng kỹ thuật để bố trí cho các hộ dân bị thu hồi đất ở.
Một số dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn TP Thái Nguyên cũng đang vướng GPMB (Ảnh: Vũ Phường)
Bà Triệu Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Thái Nguyên cho biết, hiện nay dự án còn khoảng 6ha chưa thực hiện được công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB. Các hộ dân đồng thuận chưa cao với lý do đơn giá bồi thường đất và tài sản còn thấp. Sau nhiều lần tuyên truyền, vận động mà các hộ không ủng hộ sẽ báo cáo UBND TP để thực hiện cưỡng chế theo Điều 69 Luật Đất đai 2013.
Không chỉ khu dự án nhà ở Cao Ngạn, hiện một số dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn TP Thái Nguyên cũng đang vướng GPMB như đường đô thị Động Lực, đường Việt Bắc kéo dài, các khu dân cư đường Việt Bắc,… Trong đó, có những dự án được phê duyệt cách đây 2-3 năm nhưng triển khai chậm hoặc chưa triển khai được. Bên cạnh đó, nhiều dự án thu hút đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách, trong đó có cả những dự án trọng điểm vẫn gặp khó khăn về GPMB.
Dự án này “chờ” dự án kia
Video đang HOT
Để GPMB, nhiều công trình, dự án phải thực hiện dự án tái định cư nên mất rất nhiều thời gian. Đơn cử như dự án nhà ở Cao Ngạn, để giải phóng được mặt bằng còn lại, TP Thái Nguyên phải chờ xây dựng được các khu tái định cư để chuyển các hộ dân đến sinh sống. Trong khi đó, 2 khu tái định cư này đến nay mới phê duyệt dự án và quy hoạch sử dụng đất, chưa được xây dựng hoàn chỉnh.
Ông Lê Ngọc Thắng, Phó TGĐ Tập đoàn Danko cho biết, tiến độ triển khai các dự án tái định cư rất chậm. Hiện tại, những phần đất doanh nghiệp đã được bàn giao GPMB thì đã triển khai, phần còn lại phải chờ trung tâm phát triển quỹ đất. Mong muốn của doanh nghiệp là được cung cấp quỹ đất tái định cư tương xứng với quỹ đất hiện tại của người dân đang sinh sống, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất.
Do không tách bạch được dự án tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công trình nên dự án này phải “chờ” dự án kia xong thì mới GPMB được (Ảnh: Vũ Phường)
Theo thống kê của Sở KHĐT tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn tỉnh hiện nay có hàng trăm dự án đầu tư công và đầu tư ngoài ngân sách với diện tích sử dụng đất lên đến hàng nghìn ha. Nhưng một trong những vấn đề khó hiện nay là GPMB.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu, PGĐ Sở KHĐT Thái Nguyên thông tin, mặc dù đã có chuyển biến trong GPMB nhưng vướng mắc lớn nhất ở Thái Nguyên là các công trình, dự án thuộc diện thỏa thuận GPMB và phải tái định cư. Những dự án này liên quan đến hàng trăm hộ, chỉ cần một vài hộ không đồng ý là cả dự án bị tắc nghẽn mà chưa có giải pháp khả thi để tháo gỡ. Ngoài ra, do không tách bạch được dự án tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công trình nên phải chờ 1-2 năm xây dựng dự án tái định cư xong thì mới GPMB được.
Sửa Luật cần đảm bảo hài hòa lợi ích các bên
Trên thực tế, không chỉ Thái Nguyên mà còn nhiều địa phương khác cũng đang gặp phải tình trạng này; trong đó, mức đền bù khiến người dân không hài lòng, việc đền bù của chủ đầu tư cũng không thỏa đáng, thậm chí Nhà nước phải bỏ tiền ra để đền bù vẫn không đạt được thỏa thuận với dân. Chính vì vậy, có hiện tượng Nhà nước và chủ đầu tư cho rằng, đã định giá theo giá thị trường nhưng người dân không đồng thuận với giá đó; quan niệm của người dân là giá thị trường là giá đang giao dịch. Đây cũng là vấn đề mấu chốt được nhiều ý kiến đưa ra khi sửa đổi Luật Đất đai 2013.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong thực tế nhiều vụ việc tranh chấp không thống nhất được tài sản gắn liền với đất giữa người đang sử dụng đất bị thu hồi với hội đồng bồi thường GPMB. Do đó, người xác định giá đất phải công tâm, khách quan, minh bạch; bởi, dù pháp luật có quy định tách giá cụ thể đi chăng nữa nhưng xác định giá đất không khách quan thì những điều sửa đổi của Luật Đất đai cũng không phát huy tác dụng.
Bỏ khung giá đất liệu có tạo đột phá cho giải phóng mặt bằng? (Ảnh Vũ Phường)
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Thanh Khuyến, sau 8 năm thực thi, Luật Đất đai 2013 chưa giải quyết được hàng loạt vấn đề. Nổi cộm như giá đất chưa phản ánh đúng thực tế thị trường; thu hồi đất, bồi thường tái định cư chưa đảm bảo hài hòa lợi ích các bên; tài chính đất đai chưa thực sự khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả,… Chính vì vậy, tại bản dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã đề xuất bỏ khung giá đất cũng như sửa đổi nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể,..
Theo ông Khuyến, dự thảo này đảm bảo quyền lợi tối đa cho Nhà nước, của người sử dụng đất và quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Bộ TNMT sẽ xây dựng khung giá đất phù hợp với giá thị trường. Đồng thời, hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất đảm bảo khách quan, minh bạch; giá đất được tính đúng, tính đủ các giá trị tăng thêm từ các yếu tố lợi thế về vị trí địa lý, lợi thế do quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư kết cấu hạ tầng.
“Định giá đất sát với thị trường là một quan điểm lớn, quan trọng, ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội. Do đó, cần có cách thức triển khai quyết liệt nhưng hài hòa, phù hợp để quy định đi vào cuộc sống, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – Người dân – Doanh nghiệp” – ông Khuyến nhận định.
Du lịch phục hồi, mặt bằng cho thuê tại Đà Nẵng hút khách trở lại
Du lịch phục hồi mạnh, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú hoạt động trở lại khiến thị trường mặt bằng cho thuê ở Đà Nẵng hút khách.
Sau 2 năm trả mặt bằng tại Khu phố du lịch An Thượng, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, những ngày qua, vợ chồng anh Lê Cường (1983, trú Hải Châu, Đà Nẵng) đang liên hệ nhiều nơi tìm thuê mặt bằng để kinh doanh trở lại nhưng chưa được vì nơi ưng ý thì giá quá cao, nơi giá "mềm" thì địa thế không thuận lợi.
Theo anh Cường, trước đây vợ chồng anh mở cửa hàng ăn uống tại phố du lịch An Thương, kinh doanh rất tốt nhưng khi bùng phát dịch COVID-19, buôn bán ế ẩm, thua lỗ buộc anh phải trả mặt bằng, thu hẹp quy mô kinh doanh, chỉ duy trì hoạt động 1 cơ sở tại nhà.
Du lịch phục hồi, hầu hết các cơ sở kinh doanh tại Khu phố du lịch An Thượng đã hoạt động trở lại từ nhiều tháng nay.
" Bây giờ tìm được mặt bằng ưng ý, giá cả phù hợp khá khó khăn vì các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, phục vụ khách du lịch như chúng tôi đã hoạt động trở lại. Nhu cầu cao, nguồn cung cũng nhiều nhưng để chọn được địa điểm thuận lợi là không hề đơn giản. Tôi vẫn đang cố tìm mặt bằng ở khu vực ven biển để kinh doanh thuận lợi dù giá cho thuê không hề thấp chút nào", anh Dũng cho biết.
Không chỉ những người kinh doanh dịch vụ ăn uống có nhu cầu thuê mặt bằng tăng, những người kinh doanh dịch vụ lưu trú, khách sạn tại Đà Nẵng cũng bắt đầu "vào guồng" khi du lịch phục hồi mạnh.
Từ tháng 3/2022, chị Nguyễn Diễm cùng chồng quyết định trở lại với ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên, sau nhiều ngày liên hệ, đăng thông tin trên trang mạng xã hội, chị vẫn chưa tìm được khách sạn vừa với số tiền đầu tư mức dưới 30 triệu đồng/tháng.
Theo chị Diễm, trước đây gia đình chị kinh doanh dịch vụ lưu trú là khách sạn mini nên bây giờ du lịch phục hồi, chị quay lại với nghề nhưng rất khó tìm được khách sạn và vị trí phù hợp.
Chị Diễm chia sẻ: " Tôi tìm khách sạn mini ở khu vực phố du lịch An Thượng hoặc khu vực gần biển thuộc quận Sơn Trà nhưng tìm mãi chưa được. Với mức tài chính khoảng 30 triệu đồng/tháng, nếu ở các quận khác thì rất dễ tìm, nhưng đó không phải là các phố du lịch nên nếu chấp nhận thuê sẽ nắm chắc phần lỗ vì không có khách. Chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm ở khu vực ven biển Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn".
Đại nhạc hội "Take me to the Sun" và màn trình diễn nghệ thuật pháo hoa thu hút 20.000 khán giả là sự kiện đánh dấu cho mùa hè hồi sinh mạnh mẽ của du lịch Đà Nẵng, kéo theo các ngành kinh doanh dịch vụ, lưu trú hoạt động trở lại.
Tương tự, nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, anh Phạm Văn Hải cũng đang tìm những căn hộ cho thuê để thuê lại nhưng hiện tại giá khá cao, khó kiếm lời.
" Tôi chuyên thuê căn hộ rồi cho khách Hàn Quốc thuê lại để kiếm lời. Bây giờ là thời điểm khách Hàn đang đến Đà Nẵng nên nhu cầu tăng. Hơn 1 tuần nay tôi cũng liên hệ, gặp gỡ một số chủ nhà nhưng họ hô giá khá cao. Tôi chỉ mới đặt cọc 1 căn hộ, còn lại đang tiếp tục thương lượng, nếu phù hợp sẽ quyết sớm để đón khách", anh Hải cho biết.
Giá cho thuê tăng hàng ngày
Theo ghi nhận của PV, hiện số hộ kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu thuê mặt bằng, văn phòng tăng. Tuy nhiên, những cửa hàng trước đây đóng cửa, treo bảng cho thuê thì nay đã mở cửa hoạt động trở lại nên nguồn cung có phần thấp hơn so với nhu cầu, giá cả cũng được nâng lên.
Tại những tuyến đường ở khu vực du lịch trọng điểm như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hồ Nghinh, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Thoại, Bạch Đằng, Khu phố du lịch An Thượng... từng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 kéo theo giá thuê mặt bằng xuống thấp thì nay bắt đầu tăng giá trở lại.
Anh Văn (chủ nhà cho thuê mặt bằng đường Nguyễn Văn Thoại, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) cho biết, hơn năm qua, mặt bằng kinh doanh của anh bỏ trống. Tuy nhiên, từ cuối tháng 3/2022 năm nay, nhiều người đến hỏi thuê mặt bằng và hiện gia đình anh đã cho thuê mặt bằng nhà phố với giá 40 triệu đồng/tháng.
" Trước dịch COVID-19, mặt bằng này tôi cho thuê 30 triệu/tháng nhưng vừa rồi nhiều người đến hỏi thuê, có người trả 35 triệu, có người trả 37 triệu. Mới tuần trước, có người trả 40 triệu đồng/tháng nên tôi cho người ta thuê", anh Văn chia sẻ.
Nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh tại Đà Nẵng tăng trở lại.
Tương tự, giá cho thuê mặt bằng tại các tuyến đường khác cũng tăng đáng kể từ 5-10 triệu đồng/tháng so với trước thời điểm đầu năm 2022.
Cụ thể, mặt bằng trên đường Võ Nguyên Giáp có diện tích khoảng trên dưới 200m2, có giá cho thuê giao động 30-45 triệu/tháng. Mặt bằng kinh doanh đường Lê Duẩn (nhà 3 tầng, diện tích khoảng 120m2) có giá thuê khoảng 120 triệu đồng/tháng.
Anh Nguyên Vũ, người chuyên môi giới cho thuê mặt bằng kinh doanh tại Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay có khá nhiều người liên hệ anh hỏi tìm mặt bằng tại các tuyến đường lớn để kinh doanh.
" Hiện giá cho thuê đang tăng trở lại, nhất là sau nhiều lần xăng dầu tăng giá liên tục. Không những vậy, nhiều chủ hộ cho thuê cũng ràng buộc các điều kiện trong hợp đồng, yêu cầu khách phải thuê dài hạn, từ 1-5 năm, giá tăng mỗi năm 2-3%. Vì vậy, dù nhiều người có nhu cầu nhưng chưa dám xuống tiền cọc vì trải qua mấy đợt dịch, họ cũng phải thận trọng", anh Vũ cho biết.
Tháng Ngâu có ảnh hưởng đến thị trường bất động sản? Năm nay, thị trường bất động sản trong tháng Ngâu có diễn biến khá lạ, trái chiều giữa các phân khúc. Chung cư nội đô bỗng nóng trở lại Tháng Bảy Âm lịch, hay dân gian còn gọi là tháng Ngâu , khiến nhiều người có tâm lý e dè, kiêng mua bán nhà đất. Chính vì vậy, đây thường được xem là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Hiện trường ngổn ngang sau trận lũ quét làm 4 người tử vong ở Bắc Kạn

Ám ảnh tiếng kêu cứu trong vụ cháy nhà có nhiều trẻ nhỏ, 1 người tử vong

Xử lý nhóm người hành hung hội đồng du khách nước ngoài ở phố Tây TPHCM

Lũ quét ở Bắc Kạn: Đất đá ầm ầm đổ về sau tiếng nổ lớn

"Cấm quảng cáo quá mức về sản phẩm với tuyên bố chữa bách bệnh"

Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông

Điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong treo trên dây điện

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác
Có thể bạn quan tâm

Bố chồng nằng nặc đòi cho cháu trai đích tôn thừa kế ngôi nhà 3 tầng, dù cháu mới 11 tuổi, khiến vợ chồng tôi chấn động
Góc tâm tình
21:27:00 18/05/2025
"Chém gió" là kế toán thuế, lừa đảo nhiều nạn nhân chuyển tiền làm thủ tục hoàn thuế
Pháp luật
21:20:11 18/05/2025
Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào
Thế giới
21:15:43 18/05/2025
Bạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen Z
Nhạc việt
20:46:55 18/05/2025
TikTok tích hợp tính năng AI mới đầy 'ma thuật'
Thế giới số
20:41:41 18/05/2025
Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?
Sao châu á
20:38:38 18/05/2025
Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31
Sao âu mỹ
20:30:58 18/05/2025
Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8
Sao việt
20:25:14 18/05/2025
Guardiola tức giận với Henderson
Sao thể thao
19:17:52 18/05/2025
Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?
Phim châu á
19:15:57 18/05/2025