Bố không đợi được con đến ngày về
Họ đều đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” và chỉ còn trông vào con cái lúc xế chiều nhưng đứa con họ rứt ruột đẻ ra lại vướng vòng lao lý. Những ước muốn nhỏ nhoi của họ như được gặp con khi lìa trần hay có đứa cháu để cất tiếng ru ầu ơ giờ đã trở thành ảo vọng…
Nguyễn Văn Cường và đồng phạm tại tòa.
“Biết đâu tôi đã có cháu bế”
Sau Tết dương lịch, một bà cụ gầy guộc với mái đầu bạc trắng đi xe từ Lạng Sơn về Hà Nội để theo dõi phiên tòa xét xử con trai mình là Nguyễn Văn Cường (SN 1970). Con trai cụ bị bắt vì hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Bà ngồi thầm lặng trên ghế chờ và cho chúng tôi biết, rất mệt mỏi bởi say xe sau quãng đường dài. Thế nhưng, khi thấy con trai trong bộ quần áo tạm giam bị áp giải tới, cụ bà bật dậy khóc thổn thức. Bà cố với tay theo con nhưng không thể tiếp xúc do quy định chặt chẽ chốn pháp đình. Người con cũng ngoái cổ lại, động viên: “Mẹ đừng khóc nữa, mà xuống đây làm gì lại ốm thêm”.
Cụ bà ấy là Phạm Thị Hoa, năm nay đã 76 tuổi. Con trai cụ cùng 4 đồng phạm bị đưa ra xét xử về các tội mua bán, tàng trữ, chế tạo trái phép vũ khí quân dụng. Theo cáo trạng, tháng 2/2014, công an bắt quả tang Nguyễn Văn Cường cùng một số đối tượng đang vận chuyển 3 khẩu súng cùng hàng chục viên đạn trên taxi. Mở rộng vụ án, lực lượng công an thu giữ thêm nhiều lựu đạn, thuốc nổ… và bắt giữ các bị cáo còn lại trong đường dây sản xuất, mua bán vũ khí. Sau 3 ngày xét xử, ngày 4/1, TAND TP Hà Nội đưa ra những bản án, tương ứng với 5 bị cáo, trong đó Nguyễn Văn Cường nhận 8 năm tù.
Bà Hoa cho biết, cha Cường đã mất từ nhiều năm trước. Cả hai ông bà đều được nhận huân, huy chương do Nhà nước trao tặng vì những cố gắng trong lao động và bảo vệ Tổ quốc. Với đôi mắt vô hồn, bà nói, gia cảnh hiện tại của mình rất khó khăn khi tuổi già lại mắc nhiều bệnh. Ấy vậy mà các con của bà đều lần lượt qua đời, chỉ còn lại Cường. “Giờ tôi không còn ai nương tựa lúc ốm đau, bệnh tật. Tôi tự xoay xở rất vất vả, chỉ còn Cường để tôi trông vào lúc tuổi già. Cường cũng là lao động chính nhưng lại vướng tù tội…” – bà Hoa sụt sùi nói.
Bà Hoa cho biết thêm, bản thân già yếu, mắc bệnh nên con trai nhiều lần khuyên cụ đi viện nhưng cụ từ chối do biết hoàn cảnh nhà mình nghèo. Phần Cường, lấy vợ đã 3 năm nay nhưng chưa có con nên hai vợ chồng rất muốn có một số tiền để đi chữa hiếm muộn. Dừng lại lau nước mắt, bà Hoa tiếp lời: “Thời gian trước, nhà tôi bị dột nát quá nên tôi phải dùng sổ lương hưu thế chấp vay một khoản tiền lớn sửa nhà. Cường đi làm ăn xa về thấy vậy rất sốt ruột với số nợ. Tất cả cái đó khiến con tôi hồ đồ mà phạm tội. Giá như nó yên ổn làm ăn thì biết đâu tôi đã có cháu bế”.
Bố không đợi được con
Ngày 28/9/2016, ông Hoàng Đình Quang cùng người vợ tóc đã bạc trắng lặng lẽ đến tòa để theo dõi phiên xét xử con trai mình tên Hoàng Linh về tội mua bán trái phép chất ma túy. Hai vợ chồng ông cho biết, họ đều ở vào tuổi “thất thập” và mang nhiều bệnh trong người. Riêng ông Quang còn bị cái lưng còng lệch hẳn sang một bên và một khối u lớn ở cổ hành hạ. Vì vậy người cha ấy thi thoảng lại ra ngoài phòng xử dựa vào tường nghỉ ngơi bởi việc ngồi nghiêm chỉnh theo dõi phiên xử suốt nhiều tiếng đồng hồ là quá sức với ông.
Video đang HOT
Bị cáo Hoàng Linh và đồng phạm tại tòa.
Tuy vậy, ông Quang vẫn cố chịu đựng, đợi lúc tòa vào nghị án để tiến đến động viên đứa con trai lầm lỗi. Ông cũng gặp chút may mắn khi lực lượng cảnh sát cảm thông và cho ông tiếp xúc con mình trong chưa đầy 1 phút. Tiến sát vành móng ngựa, cụ ông thều thào với Linh: “Bố không đợi được con đến ngày về đâu. Vì thế hôm nay bố cố gắng đến đây để con được gặp bố lần cuối”. Nhìn đứa con một lát rồi cụ ông xúc động nói: “Bố dạy con không nghe lời thì để xã hội dạy con vậy”. Nghe vậy, Linh vội quỳ sụp xuống vái lạy ông Quang và dụi đi dòng nước mắt. Nhìn hai cha con nói chuyện, người mẹ già đau yếu của Linh cũng ôm mặt khóc nức nở.
Hôm đó, Hoàng Linh (SN 1980, ở Đống Đa, Hà Nội) cùng Nông Thị Hòa (SN 1972, ở Trà Lĩnh, Cao Bằng) bị đưa ra xét xử cùng về tội mua bán trái phép chất ma túy. Diễn biến tại tòa cho thấy, Linh vốn quen Hòa khi cùng thụ án trong trại giam Phú Sơn (Thái Nguyên). Ra ngoài, cả hai tìm nhau hợp tác buôn ma túy. Cuối năm 2015, Linh chuyển 480 triệu đồng cho Hòa để đặt hàng ma túy nhằm bán lại kiếm lời. Ngày 19/12/2015, Hòa gửi hơn 4kg ma túy theo xe khách xuống Hà Nội. Tuy nhiên, khi Linh đến Bến xe Giáp Bát nhận hàng thì bị công an kiểm tra, bắt giữ.
Nhận thấy hành vi của các bị cáo là nguy hiểm với xã hội, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt cả hai cùng mức án chung thân theo đúng tội danh. Những bước chân run rẩy của ông Quang lại lần theo đứa con bị áp giải ra xe đặc chủng trở lại buồng giam. Nhìn theo chiếc xe đang hòa vào dòng người đông đúc, ông Quang nói với người vợ đang khóc: “Bố mẹ đều là người lương thiện cớ gì con lại thành ra như thế?”.
____________________
*Tên một số nhân vật đã được thay đổi.
Tiến sát vành móng ngựa, cụ ông thều thào với Linh: “Bố không đợi được con đến ngày về đâu. Vì thế hôm nay bố cố gắng đến đây để con được gặp bố lần cuối”. Nhìn đứa con một lát rồi cụ ông xúc động nói: “Bố dạy con không nghe lời thì để xã hội dạy con vậy”.
Theo Xuân Ân
Tiền phong
Những phạm nhân say sưa đọc sách trong thư viện
Với những phạm nhân đang thụ án thì khoảng thời gian đọc sách chính là lúc để họ học hỏi, tích lũy kiến thức, chuẩn bị hành trang cho con đường hoàn lương. Đọc sách cũng là cách những người từng lầm lỗi này "gột rửa lại tâm hồn".
Đến thăm thư viện Trại giam Đắk P'lao (Tổng cục VIII, Bộ Công an), nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến rất nhiều phạm nhân đang mải mê, chăm chú đọc sách báo. Theo Trung tá Nguyễn Quốc Thanh, Phó Giám thị Trại giam Đắk P'lao, từ lâu, việc lên thư viện đọc sách đã trở thành thói quen, một công việc hàng ngày của các phạm nhân đang cải tạo tại trại giam này.
Sinh hoạt văn nghệ để đả thông tư tưởng cho các phạm nhân
"Việc hình thành thói quen đọc sách cho phạm nhân sẽ góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là hỗ trợ công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân. Với những người lầm lỗi thì việc đọc sách không chỉ là công việc giải trí mà còn giúp họ hiểu thêm về các chế độ, chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, qua đó có thêm động lực, hướng phấn đấu cải tạo", Trung tá Thanh nói thêm.
Vào tù được hơn 2 năm nay, chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật mà Trần Thanh Phong (SN 1995, quê Bình Phước) phải trả giá bằng tháng ngày thanh xuân phía sau song sắt. Anh tâm sự, những ngày đầu mới vào trại, tư tưởng hoang mang, tuyệt vọng nên nhiều lúc cảm thấy cuộc đời như đã chấm hết. Thế nhưng nhờ sự giúp đỡ của cán bộ trại giam, thầy cô giáo thì từ người mù chữ, bây giờ Phong đã biết đọc biết viết, tinh thần cũng phấn chấn, vui vẻ hơn.
Nam phạm nhân cho biết, sau thời gian lao động, anh lại rủ một số anh em vào thư viện đọc sách, báo. Ban đầu Phong chủ yếu đọc truyện để giải trí vì không đủ kiên nhẫn để đọc những trang sách dày đặc chữ nghĩa. Phải mấy tháng sau, anh mới tập làm quen với những cuốn sách dày cộp.
"Do thiếu hiểu biết mới vướng vào chốn lao tù nên tôi chọn mấy cuốn sách pháp luật để đọc. Đối với những người như tôi, thực sự để hiểu hết cuốn sách nói gì thì không thể, phải cố gắng đọc đi đọc lại mới hiểu được một vài phần. Đọc rồi mới biết, pháp luật nước mình chặt chẽ, nghiêm minh nhưng cũng rất khoan hồng, nhân đạo", Phong chia sẻ.
Trại giam Đắk P'Lao còn hình thành thói quen đọc sách, giúp các phạm nhân chuẩn bị hành trang hoàn lương
Qua những trang sách, có lẽ để lại ấn tượng nhiều nhất trong phạm nhân Trần Văn An (SN 1976, quê Nam Định) là điều chân thật, giản dị đến từ cuộc sống đời thường, là những tấm gương biết làm lại cuộc đời sau khi lầm lỡ. Mấy năm nay, khát khao tự do, làm lại cuộc đời càng thôi thúc phạm nhân này đọc sách mỗi ngày.
Ông An tự nhắc nhở bản thân: "Hơn nửa đời người, phần lớn là những ngày tháng quay cuồng bên ma túy, rồi vào tù ra tội, nhưng đến khi đọc sách biết được nhiều tấm gương từng lầm lỗi vươn lên làm giàu chính đáng, mình cũng ham lắm. Bây giờ ngày nào tôi cũng tìm đọc mấy sách hướng nghiệp, liên quan đến trồng trọt, nuôi ước mơ có một mảnh đất trồng cam, quýt sau khi mãn hạn tù".
Khác với hai phạm nhân trên, biết đến thư viện trong thời gian cải tạo tại trại giam, phạm nhân Đỗ Minh Trung (SN 1984, quê Quảng Bình) lại có thói quen đọc sách từ những ngày tự do. Khi vào tù, biết trong này có thư viện để phạm nhân đọc sách báo, anh Trung rất vui mừng vì tìm được thứ để "giết thời gian".
Theo chia sẻ của phạm nhân này, lúc trước anh chỉ đọc sách chuyên môn nhưng khi vào đây, được tiếp cận với nhiều loại sách khác nhau, anh mới thực sự được mở mang đầu óc. Thầy giáo dạy toán cho biết: "Lần đầu đọc những cuốn sách văn học, đó chỉ là cách để giải trí, nhưng càng đọc lại càng thấy ẩn sâu trong đó những giá trị nhân văn, những triết lý từ cuộc sống đời thường. Có lẽ mấy năm nữa khi mãn hạn tù, tôi cũng đọc được hết số sách văn học trong trại giam này".
Ở Trại giam Đắk P'lao, để đáp ứng nhu cầu đọc của phạm nhân, ngoài việc giáo dục, dạy chữ Ban giám thị Trại giam còn trang bị hàng ngàn đầu sách khác nhau, trong đó phần lớn là sách hướng nghiệp, giáo dục đạo đức, pháp luật, rèn luyện kỹ năng sống và sách tiểu thuyết, văn học. Sau những giờ lao động, tất cả phạm nhân đều được tạo điều kiện đến thư viện đọc sách, báo.
Trung tá Nguyễn Quốc Thanh cho hay, Đảng và Nhà nước luôn có chủ trương khoan hồng, quan tâm, tạo điều kiện cho những người lầm lỗi được sửa chữa sai phạm, thay đổi nhận thức để hoàn lương trở về với cuộc sống đời thường. Vì vậy, việc hoàn thiện tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh thông qua những trang sách, bài báo là việc làm hết sức ý nghĩa đối với mỗi phạm nhân.
Được biết, đều đặn mỗi quý, đơn vị này đều phối hợp với Thư viện tỉnh Đắk Nông luân chuyển, bổ sung các đầu sách mới như sách tuyên truyền, sách chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sách hướng nghiệp, dạy nghề... Trại giam cũng luôn khuyến khích gia đình gửi những cuốn sách, báo phù hợp, có ý nghĩa để phạm nhân đọc, nâng cao hiểu biết.
Đại tá Nguyễn Xuân Trường, Giám thị Trại giam Đắk P'Lao khẳng định thêm: "Ngoài việc tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ thì việc hình thành thói quen đọc sách cho phạm nhân còn là cánh cửa mở lối tương lai, định hướng nghề nghiệp cho họ ngay khi mãn hạn tù. Khi trở về tái hòa nhập cộng đồng, họ sẽ hành động, ứng xử chuẩn mực, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội".
Dương Phong
Theo Dantri
Đi nhờ xe rồi chở cô gái trẻ vào nghĩa trang hiếp dâm "Yêu râu xanh" giả vờ xin đi nhờ xe rồi chở cô gái trẻ vào nghĩa trang sàm sỡ, hiếp dâm nhưng bị công an phát hiện bắt giữ. Ngày 12-12, Công an quận Thủ Đức, TP HCM cho biết đang tạm giữ Nguyễn Văn Cường (40 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) để điều tra, xử lý về hành vi hiếp dâm. Theo...