Bộ KH&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ ngăn người Trung Quốc mua đất vị trí trọng yếu
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Bộ sẽ nghiên cứu, tham mưu để Chính phủ ban hành chỉ thị mới để quản lý vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất vị trí trọng yếu.
Sáng 25/5, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội liên quan việc Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị cử tri về việc người Trung Quốc mua, thuê đất vị trí trọng yếu, đắc địa ở Đà Nẵng và các tỉnh thành khác, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà khẳng định, điều này không liên quan đến nội dung Luật Đất đai quy định.
“Theo Luật đầu tư, Luật nhà ở, các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoàn toàn được làm. Còn Luật Đất đai không ai cấp giấy quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp nước ngoài”, Bộ trưởng Bộ TN&MT nói và cho rằng vấn đề này đã được Sở TN&MT Đà Nẵng thông tin.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Liên quan đến vấn đề Luật Đầu tư hiện hành có ngăn chặn việc người nước ngoài thuê, mua đất đai ở vị trí trọng yếu quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, luật hiện hành chưa có chính sách cụ thể.
Theo ông Dũng, quản lý vấn đề này hiện nay thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.
“Bộ không thể quản lý được toàn bộ ở dưới cơ sở. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài đầu tư chúng tôi đang nghiên cứu, có thể tham mưu để Chính phủ ban hành một chỉ thị mới, trong đó có cả vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Đại diện Bộ KH&ĐT cũng cho biết, việc sửa luật hiện nay không dễ. Vì thế, quy định ngăn chặn người nước ngoài thuê, mua đất ở khu vực trọng yếu quốc phòng đang gặp khó.
“Tuy nhiên, điều này có thể tích hợp trong dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Ông Dũng nhấn mạnh thêm: “Luật là bình đẳng cho tất cả mọi lĩnh vực, thành phần. Luật không phân biệt đối xử người này với người kia, nước này, nước kia. Những lĩnh vực cần nhà nước quản lý thì nhà nước dùng các công cụ bằng cách khách nhau để quản lý chặt chẽ vấn đề đó. Có những cái không thể đưa thành luật được”.
Cũng bàn về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng việc nhà đầu tư nước ngoài “núp bóng” chiếm dụng đất ở vị trí đắc địa, trọng yếu quốc phòng cần nhớ tới nguyên lý cổ điển “tiên trách kỷ hậu trách nhân”.
ĐBQH Dương Trung Quốc.
Đánh giá công tác quản lý đất đai còn lỏng lẻo, ông Quốc cho rằng, cần có cơ chế “trị” người trong nước nếu tiếp tay cho người nước ngoài.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, thực trạng này ngày càng đáng báo động do những thủ thuật mà nhà đầu tư nước ngoài “lách luật” thông qua việc sở hữu cổ phần hay nhờ thuê người trong nước đứng tên.
“Trách nhiệm và lỗi ở đây trước hết thuộc về chính quyền địa phương là người trực tiếp quản lý ở địa phương, hơn ai hết họ phải biết, nắm rõ tình hình. Vì thế, trước hết phải xử lý cơ quan quản lý ở địa phương, sau đó mới tới các cơ quan có trách nhiệm liên quan. Ở đây không phải là sơ suất trong cấp phép đầu tư của địa phương mà rõ ràng là lỗi”, đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Kiến nghị việc sửa đổi Luật Đầu tư, theo ông Dương Trung Quốc, cần có sự tỉnh táo của những người có chuyên môn, trách nhiệm để luật hoá việc ngăn chặn người nước ngoài thu gom đất khu vực quốc phòng an ninh. Điều này nhằm tránh tái diễn tình trạng nhiều địa phương chạy theo tăng trưởng, thành tích nên phê duyệt ào ạt, khiến hạ tầng quá tải, lại hạn chế đầu tư vào những cơ hội tốt.
Trong khi đó, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, người nước ngoài mua đất của Việt Nam là không được phép. Theo ông Nhưỡng, không có quy định nào cho người nước ngoài mua đất Việt Nam.
Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.
“Có thể cho họ mua nhà, không được mua đất. Nhà dính liền với đất thì đất vẫn là công thổ”, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.
Trong trường hợp này, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng cần lưu ý giữa sở hữu tài sản với sở hữu đất đai là khác nhau. Đối với người nước ngoài thì phạm vi đến đâu, theo quy định nào của pháp luật thì phải liệt kê ra, không thể nói được hay khôg được mà phải có điều khoản rõ ràng.
Ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng người nước ngoài không có quyền mua đất Việt Nam, nếu doanh nghiệp đầu tư thì có quy định về Luật Đầu tư. Cá nhân mua nhà để ở thì có quy định Luật Nhà ở và Luật Dân sự.
Bộ ngoại giao: Facebook cần tuân thủ pháp luật Việt Nam
Facebook đã cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và chính phủ cũng quan tâm đến việc Facebook thực hiện các cam kết này như thế nào.
Liên quan tới câu hỏi của phóng viên cho biết bình luận trước thông tin Facebook được hướng dẫn hạn chế quyền truy cập vào những nội dung được coi là bất hợp pháp của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng nêu rõ:
"Chủ trương của Việt Nam là thúc đẩy sự phát triển của internet và công nghệ thông tin để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, học tập và làm việc của người dân".
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng.
Ông Thắng nhấn mạnh Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hạ tầng số ở Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam được hỗ trợ đầu tư về công nghệ thông tin, truyền thông, trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về thuế và các trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh.
"Là một công ty có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, Facebook đã cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng quan tâm đến việc Facebook thực hiện các cam kết này như thế nào", phó phát ngôn viên cho hay.
SONG HY
Cách nào xác định lao động tự do để hỗ trợ? Theo các chuyên gia, việc đưa đối tượng lao động tự do vào nhóm đối tượng được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội là cần thiết. Việc xác định nhóm này cần dựa vào xác minh của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nơi người lao động sinh sống. Tuy nhiên, để thực thiện Nghị...