Bộ KH&ĐT lập Ban soạn thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng
Ngày 13/1, Sở KH&ĐT Đà Nẵng cho hay, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT vừa ký Quyết định 02/QĐ-BKHĐT thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 29/10/2019 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã ký Quyết định số 02/QĐ-BKHĐT thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đà Nẵng sẽ có Nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ảnh: HC)
Theo đó, Ban soạn thảo gồm 11 thành viên, do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng làm Trưởng ban; Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương làm Phó trưởng ban. Thành viên Ban soạn thảo gồm Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần An Tuấn; Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ; Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh và Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh. Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ (Bộ KH-ĐT) làm Thư ký Ban soạn thảo.
Tổ biên tập gồm 24 thành viên, do Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và Lãnh thổ (Bộ KH-ĐT) Trần Duy Đông làm Tổ trưởng; Vụ phó Hoàng Văn Vịnh làm Tổ phó, cùng sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Vụ hữu quan thuộc các Bộ Nội vụ, Ngoại giao, Tài chính, KH-ĐT, Xây dựng, Tư pháp, LĐ-TB&XH, Văn phòng Chính phủ…
Video đang HOT
Tham gia Tổ biên tập, về phía TP Đà Nẵng có Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Phước Sơn; Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND TP Đoàn Ngọc Hùng Anh; Giám đốc Sở Nội vụ Võ Ngọc Đồng; Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Phụng; Giám đốc Sở Tư pháp Võ Thị Như Hoa…
Ban soạn thảo và Tổ biên tập có trách nhiệm chủ trì xây dựng nội dung, tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan, hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gửi Bộ Tư pháp để thẩm định, hoàn thiện trình Chính phủ cho ý kiến và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV theo quy trình một kỳ họp.
Ban soạn thảo và Tổ biên tập tự giải thể sau khi Nghị quyết của Quốc hội về phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Quốc hội ban hành.
HẢI CHÂU
Theo Infornet
Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền pháp luật
"Các cơ quan chức năng, lực lượng tuyên truyền viên pháp luật cũng cần chủ động cần tham gia, sử dụng không gian mạng xã hội, internet, truyền thông một cách sâu, rộng để thực hiện nhiệm vụ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân".
Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân diễn ra ngày 19-12.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, trình độ dân trí từng bước được nâng cao thì việc PBGDPL cũng cần được đổi mới về hình thức và nội dung cho phù hợp và hiệu quả với từng đối tượng, vùng miền cụ thể. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển như vũ bão của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì với sự ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin của các mạng xã hội, bên cạnh những thông tin tốt, hướng đến chân thiện mỹ, những tấm gương người tốt việc tốt thì có cả những thông tin xấu, độc hại, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.
Do đó, theo Phó Thủ tướng, các cơ quan chức năng, lực lượng tuyên truyền viên pháp luật cũng cần chủ động cần tham gia, sử dụng không gian mạng xã hội, internet, truyền thông một cách sâu, rộng. Hướng đến các đối tượng cụ thể, các giới, các ngành, các lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Trong đó, chú ý khu vực trường học, khu công nghiệp, người công nhân, người lao động...
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, báo chí phải thực sự trở thành diễn đàn thể hiện tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của người dân đối với pháp luật; nêu gương người tốt, việc tốt trong tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phản ánh, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật.
Tại Hội nghị, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: An Như
Trước đó, báo cáo tóm tắt về kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay.
Đáng chú ý, thời gian qua, tình hình vi phạm do không hiểu biết pháp luật có chiều hướng ngày càng giảm. Nhờ việc triển khai tốt công tác PBGDPL, nhiều xã trên toàn quốc đã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Tính đến cuối năm 2018, đã có 8.805 xã/11.147 đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chiếm 79%.
Thanh Hải
Theo PL&XH
Khởi đầu hỗ trợ hải quan chính thức giữa Việt Nam-Hoa Kỳ Lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan đã được tổ chức cuối chiều 6/12, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đại diện một số bộ, ngành. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chứng kiến lễ ký kết Hiệp định -...