Bồ kết “cháy hàng”, tăng giá gấp đôi thời dịch Covid-19
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mỗi người đều nỗ lực để bảo vệ bản thân và gia đình bằng nhiều cách khác nhau, trong đó, mọi người đang truyền tai nhau về cách đốt tinh dầu hay xông bồ kết trong nhà để diệt khuẩn và virus gây bệnh.
Khảo sát của phóng viên Báo Công Thương tại các khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá mặt hàng bồ kết khô tăng gấp đôi so với trước Tết.
Bà Nguyễn Kim Liên, người bán hàng tại chợ Nam Trung Yên (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Trước đây, thỉnh thoảng có người hỏi mua bồ kết để gội đầu cho tóc mượt. Đợt vừa rồi, do có dịch Covid-19 nên lượng người hỏi mua bồ kết khô về đốt xông nhà nhiều hơn, có thời điểm “cháy hàng”, khách đặt hàng thì cứ đặt chứ không biết lúc nào có.
Theo bà Liên, trước Tết, giá bồ kết khô chỉ khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg, đợt này cao điểm, giá dao động khoảng 130.000 – 150.000 đồng/kg, nhiều khi không có hàng để bán. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, bà Liên còn bán bồ kết kèm nồi đất với giá dao động từ 65.000 – 90.000 đồng/nồi tùy loại to hay nhỏ.
Vào đợt cao điểm, giá bồ kết dao động khoảng 130.000 – 150.000 đồng/kg
Video đang HOT
Lo lắng cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình trước dịch bệnh, chị Nguyễn Hoàng Anh ( quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi dùng bồ kết để gội đầu từ nhiều năm nay. Vừa rồi, có chị bạn chia sẻ thông tin là bồ kết khô đốt lên để xông nhà tẩy trùng, diệt vi khuẩn nên tôi quyết định mua luôn 3 set bồ kết kèm niêu đất với giá 110.000/set để về xông nhà cho sạch mà còn thơm nữa”.
Đáp ứng nhu cầu của khách, bà Liên còn bán bồ kết kèm nồi đất để xông
Rất nhiều người đã tin rằng, với việc xông nhà bằng bồ kết sẽ có tác dụng khử trùng, đẩy lùi virus Covid-19.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc xông bồ kết trong nhà có thể tiêu diệt Covid-19. Ông Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, khẳng định: Theo y học cổ truyền, bồ kết, vỏ bưởi, dầu tràm, sả… đều là các nguyên liệu có tính diệt khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, làm sạch không khí nhưng không thể chống hay chữa được virus Covid-19 như mọi người vẫn truyền tai nhau. Virus Covid-19 là chủng đặc biệt, muốn diệt trừ loại virus này cần phải có vắc xin phòng bệnh.
Ưu điểm của nồi này là dễ dùng, chỉ cần đặt khay nến ở dưới, rồi đặt bồ kết, sả, vỏ bưởi lên ngăn trên là hương tự bay ra
Ông Siêm cho biết thêm, việc mọi người có thể dùng tinh dầu sả hay xông bồ kết khô để xịt quanh nhà làm cho không khí sạch sẽ thơm tho, nhưng không có khả năng tiêu diệt được virus Covid-19 nếu có trong không khí. Mặt khác, nếu xông bồ kết trong nhà không đúng cách, có thể gây cháy nổ.
Chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên tìm hiểu thông tin và nghe lời khuyên từ bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn trong việc phòng tránh dịch, không nên tin và làm theo những thông tin chưa có cơ sở khoa học được chia sẻ trên mạng. Để phòng ngừa dịch, mọi người nên áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học, tăng cường các thực phẩm như rau xanh, trứng, cá, các loại quả giàu vitamin C… vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thanh Huyền – Thu Trang
Theo congthuong.vn
Chưa có cơ sở đốt bồ kết ăn tỏi, bôi dầu tràm diệt được 2019-nCoV
Hiện nay, trên nhiều phương tiên thông tin, nhiều người truyền tai nhau phương pháp đốt bồ kết ở nhà, bôi dầu tràm vào khẩu trang, ngâm muối vào khẩu trang có thể diệt được virus corona.
Sáng 11/2, tại buổi tập huấn cho toàn thể cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (2019-nCoV), giáo sư Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E, khẳng định đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu và kết luận chính thức nào về việc phòng chống virus corona theo các phương pháp này.
Giáo sư Thành lý giải thêm những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm... giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona.
Tại buổi tập huấn, giáo sư Thành cho rằng bản thân là nhân viên y tế nên các bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện cần phải nắm rõ cơ chế bệnh, biện pháp phòng chống để bảo vệ bản thân và chăm sóc bệnh nhân.
Toàn dân phải chống dịch như chống giặc nhưng khi có dịch thì ngành y tế phải ra chiến trường đầu tiên. Vì vậy, các nhân viên y tế cần tích cực chống dịch, không được chủ quan nhưng không được hoang mang về dịch.
Theo lãnh đạo Bệnh viện E, để ứng phó với dịch, Bệnh viện đã chuẩn bị 40 giường bệnh để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong trường hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương quá tải.
Giáo sư Thành khẳng định những biện pháp hiện nay chỉ nhằm mục đích dự phòng. Nếu không có nguy cơ nhiễm, phơi nhiễm với người nhiễm, mọi biện pháp chỉ tăng sức đề kháng với nCoV. Nếu người dân có biểu hiện cúm mà đến từ vùng dịch, đi qua Trung Quốc, sân bay cần phải lưu ý sàng lọc cách ly.
Đối tượng thứ hai là nhóm y, bác sỹ làm việc trong môi trường bệnh viện. Cúm thông thường sẽ có triệu chứng nhẹ. Nếu có diễn biến nhanh như sốt, khó thở, rối loạn khác thì cần phải lưu ý.
Cũng trong buổi tập huấn, các bác sỹ, điều dưỡng của Bệnh viện E đã tiến hành hướng dẫn các bước rửa tay sạch bằng nước sát khuẩn và các đeo khẩu trang đúng cách./.
Theo Thùy Giang (vietnamplus.vn )
Quảng cáo "nổ" tinh dầu ức chế virus corona, chủ DN bị xử lý Một chủ doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế bị xử lý vì dán nội dung quảng cáo tinh dầu ức chế được ức chế được virus corona, H5N1 trên xe ô tô. Sáng 14/2, theo tin từ Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thanh tra Sở vừa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính vụ xe...