Bộ hướng dẫn nước đôi, nỗi lo chứng chỉ hạng III vẫn lủng lẳng trên đầu thầy cô
Đọc toàn bộ văn bản, chúng tôi cảm thấy văn bản này có phần…nước đôi, chưa rõ ràng, có chỗ còn mâu thuẫn về yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Ảnh minh họa
Suốt hơn 1 tháng qua, kể từ ngày 02/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non đến trung học phổ thông công lập thì nó đã trở thành tâm điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhiều giáo viên lo lắng về chuyện giữ hạng, xuống hạng, chuyện xếp lương tới đây và cả chuyện học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Ngày 12/3/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD, về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập đã giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về việc áp dụng các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT.
Tuy nhiên, đọc toàn bộ văn bản, chúng tôi cảm thấy văn bản này hướng dẫn có phần…nước đôi, chưa rõ ràng, có chỗ còn mâu thuẫn về yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Đọc Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD, giáo viên vẫn…băn khoăn (Ảnh: Báo Vietnamnet)
Phải nói thẳng ra rằng Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD ra đời trong một thời điểm rất đặc biệt. Chúng tôi dùng từ “đặc biệt” bởi vì trong vòng 40 ngày qua- kể từ khi các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT được ban hành đã tạo ra một luồng tranh luận lớn trong đội ngũ giáo giới.
Có nhiều tiêu chí để xếp hạng khó hơn trước đây, có nhiều giáo viên đã được bổ nhiệm hạng I, hạng II thì bây giờ theo hướng dẫn của các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT thì họ lại không đủ điều kiện để giữ hạng.
Hàng trăm bài viết phân tích, phản ánh về những băn khoăn, bất cập về các Thông tư này khiến cho đội ngũ nhà giáo trên cả nước rối bời.
Và, họ chờ đợi một văn bản hướng dẫn thực hiện chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để trả lời những thắc mắc của giáo viên…
Vì thế, ngày 12/3/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD, về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Video đang HOT
Nhưng, đọc Công văn này thì chúng tôi nhận thấy mọi thứ vẫn còn rất rối và có thể là do áp lực dư luận quá lớn nên có chỗ hướng dẫn của Bộ chưa dám dùng từ khẳng định.
Chẳng hạn: ” Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III áp dụng đối với:
i) giáo viên mầm non, tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư 01,02 có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên tiểu học hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới; ii) giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông được tuyển dụng sau ngày Thông tư 03,04 có hiệu lực thi hành.
Những trường hợp không thuộc đối tượng nêu trên thì chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III theo quy định “.
Với hướng dẫn như thế này, thì giáo viên ngầm hiểu là chỉ có: ” giáo viên mầm non hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên tiểu học hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới” và những giáo viên được tuyển dụng sau ngày 20/3/2021 thì bắt buộc phải học chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III.
Những giáo viên còn lại được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệphạng III thì ” chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III”.
Như vậy, Bộ dùng từ “chưa” chứ không phải là từ “không”. Ở chỗ này, chúng tôi ngờ rằng có thể Bộ đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận nên mới dùng từ “chưa” và biết đâu khi dư luận lắng xuống thì Bộ sẽ yêu cầu “phải bổ sung” thì sao?
Bởi, thực tế thì tại điểm b, mục 3, Điều 3 của các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn các tiêu chí của giáo viên hạng III, trong đó yêu cầu:
” Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III (đối với giáo viên mới được tuyển dụng vào giáo viên hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng) “.
Tại mục 2.d, Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD, về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập cũng hướng dẫn như sau:
“Trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng cao hơn hạng hiện giữ thì sẽ được sử dụng trong việc thăng hạng sau này.
Đồng thời cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng hiện giữ (nếu còn thiếu) để được bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định mới.
Ví dụ: giáo viên trung học cơ sở hạng II chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II nhưng đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I, thì phải bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II để bảo đảm đủ điều kiện theo quy định;
Còn chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I giáo viên đã có sẽ được sử dụng để đăng kí dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I”.
Với ví dụ như vậy thì ai cũng hiểu giáo viên đã được bổ nhiệm hạng II, có chứng chỉ hạng II nhưng theo Thông tư mới thì được bổ nhiệm giáo viên hạng III thì phải bổ sung chứng chỉ hạng III. Nhưng, Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD đã “né” từ “phải” thành từ “chưa” mà thôi.
Rõ ràng, đọc điểm b, mục 3, Điều 3 của các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT và Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3 của Cục Nhà giáo và Quản lý cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì tất cả giáo viên đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Thậm chí không chỉ 1 mà có thể là 2, 3 chứng chỉ cho mỗi hạng tương ứng. Bởi, mỗi hạng đều có một loại chứng chỉ tương ứng với chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
Cho dù, phần đầu Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD nói rằng: ” Những trường hợp không thuộc đối tượng nêu trên thì chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III theo quy định ” nhưng phần cuối Công văn lại hướng dẫn: ” cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng hiện giữ (nếu còn thiếu) để được bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định mới”.
Chỉ cần nhìn vào ví dụ mà Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD minh họa và cụm từ ” chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III” cũng đủ cho giáo viên hạng III liên tưởng đến chứng chỉ mà mình phải bồi dưỡng.
Còn đối với giáo viên hạng II, hạng I thì đương nhiên các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT và Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD đã quy định cụ thể, rõ ràng về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp rồi.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bộ GD-ĐT 'quán triệt' việc bổ nhiệm và xếp hạng giáo viên
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập
Ảnh minh họa
Theo Bộ GD-ĐT, ngày 2/2/2021, Bộ đã ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN (chức danh nghề nghiệp) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Việc ban hành các Thông tư nêu trên nhằm triển khai thực hiện Luật Viên chức và cập nhật các yêu cầu mới của Luật Giáo dục 2019, Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.
Bộ GD-ĐT chỉ đạo về việc bổ nhiệm và xếp lương giáo viên
Ưu tiên các giáo viên còn ít năm công tác
Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT chủ động tham mưu với UBND tỉnh để phối hợp với Sở Nội vụ và UBND huyện/thành phố xây dựng phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ.
Đồng thời, chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tăng cường truyền thông, phổ biến, tập huấn để các đơn vị, cá nhân có liên quan nắm vững và thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn CDNN giáo viên; triển khai hướng dẫn thực hiện các nội dung trong phương án bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương để giáo viên yên tâm, không tạo ra tâm lý lo lắng khi chưa được bổ nhiệm và xếp lương theo quy định mới; giải đáp kịp thời các thắc mắc của giáo viên (nếu có);
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp số lượng giáo viên cần phải bổ sung các tiêu chuẩn còn thiếu của hạng CDNN tương ứng (trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN); hướng dẫn và đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện tiêu chuẩn còn thiếu (nên ưu tiên bố trí những giáo viên còn ít năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tham gia trước).
Lưu ý cụ thể
Bộ GD-ĐT lưu ý, việc bổ nhiệm vào các hạng CDNN giáo viên ở từng cơ sở giáo dục phải đúng người đúng việc, bảo đảm đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn CDNN ở từng hạng.
Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên hạng III áp dụng đối với: giáo viên mầm non, tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư số 01,02 có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên tiểu học hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới; giáo viên THCS, THPT được tuyển dụng sau ngày Thông tư 03,04 có hiệu lực thi hành. Những trường hợp không thuộc đối tượng nêu trên thì chưa yêu cầu bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên hạng III theo quy định.
Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN có giá trị thay thế trong trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập thay đổi CDNN ở cùng hạng (giáo viên ở cấp học này chuyển sang cấp học khác cùng hạng CDNN).
Theo quy định tại các Thông tư số 01,02,03,04, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu CDNN giáo viên mầm non hạng II, hạng III, giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng III quy định tại các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23 được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hạng tương ứng quy định tại các Thông tư số 01,02,03,04.
Do đó, trường hợp giáo viên mầm non, phổ thông công lập đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN của hạng cao hơn hạng hiện giữ thì sẽ được sử dụng trong việc thăng hạng sau này, đồng thời cần bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN của hạng hiện giữ (nếu còn thiếu) để được bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định mới.
Ví dụ: giáo viên trung học cơ sở hạng II chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hạng II nhưng đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN hạng I, thì phải bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hạng II để bảo đảm đủ điều kiện theo quy định; còn chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN hạng I giáo viên đã có sẽ được sử dụng để đăng kí dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I.
Bộ GD-ĐT yêu cầu, các Sở GD-ĐT báo cáo về Bộ phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các CSGD mầm non, phổ thông công lập trước ngày 30/6/2021 và kết quả bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12/2021.
Bỏ chứng chỉ chức danh, Bộ Giáo dục cần có chính kiến rõ ràng với Bộ Nội vụ? Chỉ một loại chứng chỉ mà hình như cả hai Bộ... lấn cấn, đẩy trách nhiệm cho nhau thì giáo viên biết kêu ai, hỏi ai bây giờ? Ngày 02/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong...